Lạc nội mạc tử cung là một trong những bệnh lý gây nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở chị em. Tuy nhiên không nhiều chị em hiểu rõ về căn bệnh này. Hãy cùng theo dõi thông tin dưới đây để sớm phát hiện, chăm sóc, chữa trị đúng cách.
Định nghĩa lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung có tên tiếng anh là Endometriosis, tình trạng rối loạn khiến lớp nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung hoặc các cơ quan khác như khoang bụng, khung chậu.
Bình thường lớp niêm mạc sẽ bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt và ngay khi kết thúc chu kỳ lại được sinh ra tiếp. Do một số nguyên nhân mà lớp niêm mạc sau khi bong không thoát ra ngoài theo máu kinh mà ở lại tử cung hoặc ngược lên buồng trứng.
Bệnh thường diễn tiến âm thầm và khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Khi lớp niêm mạc đi lạc càng dày sẽ gây ra các biểu hiện rõ rệt hơn.
Nguyên nhân lạc nội mạc tử cung
Tính đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung do đâu. Tuy nhiên các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đã được xác định là do:
- Sự trào ngược của kinh nguyệt: Khi hành kinh mô máu kinh bị chảy ngược qua ống dẫn trứng lắng đọng vào trong xoang chậu, thành khung xương chậu và dẫn dày lên.
- Sự tăng trưởng của tế bào phôi thai: Sự tăng trưởng quá mức của tế bào phôi thai khiến số lượng tế bào lót ở vùng chậu, khoang bụng tăng dễ gây khối u lạc nội mạc.
- Từng giải phẫu ở tử cung: Vết sẹo sau phẫu thuật buồng trứng, tử cung, mổ lấy thai... dễ bị lớp nội mạc tử cung bám vào và hình thành bệnh.
Đối tượng mắc lạc nội mạc tử cung
Chị em thuộc nhóm đối tượng sau dễ mắc bệnh hơn bình thường:
- Nhóm nữ giới chưa từng sinh con.
- Người có bà, mẹ, chị em có tiền sử mắc bệnh lạc nội mạc tử cung.
- Chị em có chu kỳ kinh nguyệt dưới 27 ngày; kỳ kinh dài hơn 7 ngày, người mãn kinh muộn...
- Những người sử dụng hormone estrogen thời gian dài, nồng độ trong máu cao...
Triệu chứng lạc nội mạc tử cung
Khi bị lạc nội mạc tử cung chị em thường gặp các biểu hiện sau:
- Đau bụng dưới: Hiện tượng đau vùng bụng dưới có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau thường dữ dội hơn những người không mắc bệnh.
- Ê mỏi vùng chậu: Chị em thường bị mỏi, tê bì như thời kỳ hành kinh.
- Đau khi giao hợp: Tình trạng đau khi quan hệ, đau bụng sau mỗi lần quan hệ.
- Các triệu chứng khác: Chướng/to bụng dưới bất thường, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, khó khăn khi đi, đứng do đau.
Biến chứng lạc nội mạc tử cung
Tuy không phải là căn bệnh đe dọa đến tính mạng nhưng việc phát hiện muộn sẽ để lại những hậu quả nặng nề ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe và đặc biệt là khả năng sinh sản.
- Làm tắc ống dẫn trứng, tổn thương buồng trứng. Trường hợp lớp nội mạc bị dính lại ở buồng trứng dễ hình thành u nang.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung.
- Hình thành mô sẹo khiến người bệnh khó thụ thai.
- Có thể hình thành ung thư nếu không được chữa trị.
Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung
Việc chẩn đoán bệnh thường dựa vào các đánh giá, thăm khám cụ thể.
Lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, triệu chứng, vị trí và thời điểm đau đồng thời khai thác tiền sử gia đình, thói quen sinh hoạt...
Cận lâm sàng:
- Siêu âm: Siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm đầu dò.
- Khám vùng chậu: Bác sĩ sử dụng tay để kiểm tra các bất thường ở vùng chậu, khối u ở cơ quan sinh dục...
- Nội soi kết hợp sinh thiết để chẩn đoán vị trí.
- Chụp MRI
Điều trị lạc nội mạc tử cung
Những phương pháp chữa lạc nội mạc tử cung được áp dụng phổ biến hiện nay gồm:
Chữa lạc nội mạc tử cung bằng Tây y
Đây là phương pháp cho hiệu quả nhanh, được bác sĩ chỉ định khi khám chữa tại cơ sở y tế hiện đại. Thuốc được chia cho 2 nhóm đối tượng cụ thể.
Nữ giới mong có con, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin.
- Thuốc giảm đau opioid: Tramadol, hydrocodone.
- Thuốc kháng viêm không steroid: Meloxicam, Diclofenac, Ibuprofen.
Cũng như nhiều bệnh lý phụ khoa khác, lạc nội mạc tử cung có nhiều cách điều trị. Tùy theo mức độ, triệu chứng bệnh mà người bệnh áp dụng một trong những phương pháp phổ biến sau:
Nữ giới chưa quan hệ, chưa muốn có con ngoài các loại thuốc kể trên bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc như:
- Thuốc ngừa thai dạng phối hợp.
- Nhóm thuốc chủ vận GnRH.
- Nhóm thuốc ức chế enzyme Aromatase.
- Thuốc Danazol có tác dụng tương tự nhóm thuốc chủ vận GnRH.
Phương pháp phẫu thuật
Trường hợp không đáp ứng với thuốc bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Hiện có 2 phương pháp là nội soi bảo tồn và cắt bỏ tử cung.
- Phẫu thuật nội soi bảo tồn: Chị em trong độ tuổi sinh sản, muốn làm mẹ.
- Phẫu thuật cắt bỏ: Áp dụng cho chị em không có nhu cầu mang thai.
Thuốc Đông y
Thuốc Đông y sẽ giúp cân bằng âm dương, hoạt huyết hóa ứ, điều hòa kinh nguyệt, điều trị các triệu chứng bệnh, tăng khả năng mang thai và bảo vệ sức khỏe tổng thể.
Các bài thuốc được áp dụng phổ biến hiện nay gồm:
- Thuốc huyết phủ trục ứ thang gia vị: Gồm các thành phần xuyên khung, sài hồ, hồng hoa, đào nhân, chỉ xác, sinh địa, ngưu tất, xích thược...
- Thuốc hạ trục ứ thang: Nguyên hồ, hồng hoa, đan bì, đương quy, chích cam thảo,linh chi, ô dược, đào nhân, hương phụ, xuyên khung...
- Thuốc quy thận hoàn hợp đào hồng tứ vật thang: Thỏ ty tử, sơn dược, đỗ trọng, phục linh, câu kỷ tử, hồng hoa, xuyên khung, sơn thù dù...
Phòng tránh lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý không thể phòng ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên chị em vẫn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh từ trẻ bằng cách:
- Ăn uống khoa học: Bổ sung đầy đủ các loại vitamin, chất dinh dưỡng cần thiết đặc biệt trong độ tuổi sinh sản nên bổ sung thực phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt. Đồng thời hạn chế các đồ uống có cồn, cafein, các chất kích thích có hại.
- Tập luyện đều đặn: Tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, phòng tránh các bệnh về xương khớp mà tập luyện còn giúp khí huyết lưu thông tốt, cơ thể được điều hòa giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
- Thăm khám định kỳ: Việc thăm khám sức khỏe sinh sản định kỳ ít nhất 1 lần/năm luôn được khuyến khích. Việc thăm khám sẽ giúp phát hiện bất thường, mầm mống bệnh từ đó có lời khuyên giúp mọi người điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, ngừa bệnh.
Lạc nội mạc tử cung sẽ được phát hiện và điều trị hiệu quả nếu chị em sớm phát hiện và chữa trị. Chị em nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.