Nôn trớ thực chất là biểu hiện thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản rồi trào ra miệng. Hiện tượng này xuất hiện nhiều ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Bài viết dưới đây chuyên gia của Bệnh viện Favina sẽ chia sẻ các mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả, mời mẹ bỉm tham khảo!
Mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng cách dùng các loại thảo dược
Áp dụng các loại thảo dược dân gian để trị nôn trớ ở bé được dùng khá phổ biến. Phương pháp này đã được ông cha ta áp dụng từ xa xưa, cho hiệu quả tốt và đảm bảo an toàn.
Một số mẹo phổ biến các mẹ có thể áp dụng như:
Sử dụng gừng tươi trị nôn trớ
Gừng tươi được xem là “thần dược” giúp loại bỏ tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh nhờ có vị cay và tính ấm. Hai đặc điểm này cũng đồng thời mang đến khả năng chữa cảm mạo, nôn trớ và buồn nôn rất tốt.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Gừng tươi chuẩn bị 1 củ, sau đó rửa sạch, cạo vỏ và cắt thành lát mỏng.
- Bước 2: Mẹ ngậm từng lát gừng tươi vào miệng, sau đó hà hơi vào vùng cổ, ngực, bụng của bé.
- Bước 3: Bố cũng ngậm gừng tươi và hà hơi vào phần lưng, gáy.
- Bước 4: Bố mẹ thay phiên nhau thực hiện các bước trên liên tục trong 3 ngày, mỗi lần làm 36 cái.
- Xem Thêm: cách chữa viêm họng ở trẻ nhỏ cực đơn giản mà hiệu quả
Tinh dầu bạc hà chữa nôn trớ
Ngoài công dụng kháng khuẩn, chống viêm, kích thích lưu thông máu và giảm đau nhanh,…. tinh dầu bạc hà còn có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa. Vì vậy, loại thảo dược này cũng được ứng dụng để ngăn ngừa tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cha mẹ hãy dùng vài giọt tinh dầu bạc hà (2 – 3 giọt) thoa vào bụng bé.
- Bước 2: Tiến hành massage nhẹ nhàng ở bụng của con, thực hiện đều đặn 2 lần/ngày.
Mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng gạo lứt
Nếu trẻ gặp tình trạngnôn trớ liên tục khi uống sữa và ăn bột, ba mẹ có thể áp dụng gạo lứt để cải thiện tình trạng này. Bởi người xưa quan niệm rằng, 7 hạt gạo lứt cho bé trai và 9 hạt cho bé gái sẽ giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn rất nhiều.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy gạo lứt đem rang vàng.
- Bước 2: Đem phần gạo này cho vào đun cùng sữa ở lửa nhỏ, sắc đến khi còn phân nửa lượng nước thì ngưng.
- Bước 3: Cho trẻ uống sữa.
Hạt thì là chữa nôn trớ hiệu quả
Hạt thì là – một trong những biện pháp điều trị nôn trớ, trẻ quấy khóc liên tục hiệu quả. Loại thảo dược này không chỉ giúp tăng cường bài tiết enzym tuyến tụy mà còn làm dịu dạ dày, cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đun sôi một cốc nước, sau đó thêm ½ thìa hạt thì là.
- Bước 2: Cho thêm 1 thìa mật ong, khuấy đều.
- Bước 3: Cho bé sử dụng liên tục trong vài ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Cải thiện nôn trớ ở bé theo quan điểm khoa học
Một số mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh với các loại thảo dược trên khá hiệu quả nhưng không áp dụng được cho nhiều đối tượng. Bởi vậy, nếu bé có cơ địa nhạy cảm, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:
Biện pháp xử lý khi bé nôn trớ
Khi trẻ nôn trớ, các bậc phụ huynh ngay lập tức nên xử lý bằng cách thực hiện các hành động sau:
- Đọc Thêm: Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em tại nhà đơn giản
- Thay đổi tư thế: Mẹ hãy để đầu bé nghiêng sang một bên để hạn chế sặc sữa/bột. Sau đó dùng khăn ấm làm sạch chất nôn trong và xung quanh miệng.
- Vỗ lưng: Thao tác vỗ lưng cần tiến hành nhẹ nhàng bằng cách khum lòng bàn tay lại để trẻ bật hết chất nôn ra. Đây cũng là cách giúp trấn an trẻ hiệu quả.
- Hạn chế thực phẩm kích ứng: Nếu trẻ thường xuyên bị nôn trớ, ba mẹ cần tránh cho con sử dụng các loại thực phẩm gây khó chịu cho hệ tiêu hóa (đồ ăn dầu mỡ, đồ cay nóng,…).
Mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh theo khoa học
Để cải thiện hiệu quả tình trạng nôn trớ ở sơ sinh theo quan điểm khoa học, bạn cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Thay đổi thói quen ăn uống: Các bậc phụ huynh chỉ nên cho trẻ ăn khi đói, chia thành nhiều cữ nhỏ trong ngày và tuyệt đối không ép trẻ ăn quá nó. Sau khi ăn xong cần để bé ngồi yên, không nên nằm hoặc vận động mạnh.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa. Để giảm tình trạng nôn trớ, mẹ cần lựa chọn thức ăn dễ tiêu hóa mà vẫn phải đảm bảo giàu dinh dưỡng (lòng đỏ trứng gà, rau chân vịt, rau mồng tơi,…). Ngoài ra, cũng cần hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm giàu lipid và chất béo (đồ chiên, rán, tôm, cua,…).
- Tăng cường lợi khuẩn: Thói quen bổ sung lợi khuẩn đều đặn sẽ giúp hỗ trợ đường ruột của trẻ khỏe mạnh hơn, trẻ ăn uống ngon miệng hơn. Đặc biệt, thức ăn được tiêu hóa dễ dàng và cơ thể sẽ có điều kiện hấp thụ hầu hết các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
Biện pháp y khoa xử lý tình trạng nôn trớ
Nếu áp dụng các mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh kể trên mà vẫn không hiệu quả, bạn nên cân nhắc các biện pháp nha khoa sau:
- Thuốc chống buồn nôn: Bản chất của thuốc chống buồn nôn là giảm co bóp cơ trơn dạ dày, hạn chế tình trạng nôn trớ. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu sử dụng, các bậc phụ huynh cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc kháng sinh: Trẻ sơ sinh bị nôn trớ liên tục có thể là do vi khuẩn tấn công hoặc bé bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đường hô hấp trên. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh giúp bỏ hiệu quả các tác nhân này.
- Truyền dịch tĩnh mạch: Nếu rơi vào tình trạng mệt lả, không thể bù nước bằng đường uống, không chịu uống, trẻ sẽ cần truyền dịch tĩnh mạch. Thông thường với những trường hợp chuyển nặng như thế này, ba mẹ nên đưa bé đến các trung tâm y tế/bệnh viện để được hỗ trợ, xử lý kịp thời.
Trên đây là những mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên, các bậc phụ huynh đã biết mình cần làm gì để cải thiện vấn đề ăn uống, tiêu hóa của con yêu!
Có Thể Bạn Quan Tâm:
- mẹo điều trị trẻ hay quấy khóc không chịu ngủ
- cách chữa trị táo bón cho trẻ 7 tháng tuổi tại nhà