Són tiểu là tình trạng đi tiểu không tự chủ khiến người bệnh cảm thấy tự ti, xấu hổ vì “mùi cơ thể”. Bên cạnh việc điều trị bằng phương pháp Tây y, rất nhiều người có xu hướng tìm đến những mẹo chữa són tiểu bằng các thảo dược hoặc các phương pháp điều trị tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn những mẹo chữa bệnh cực đơn giản, giúp bạn có thể đối phó lại chứng tiểu són, tiểu dắt, tiểu đêm nhiều lần một cách hiệu quả.
9 mẹo chữa són tiểu tại nhà hiệu quả nhất
Tiểu són là tình trạng đi tiểu mất kiểm soát. Người bị bệnh này có thể đi tiểu hàng chục lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu lại rất ít, thậm chí còn rò rỉ nước tiểu ra quần ngay cả khi hắt hơi, khi ho và chưa kịp vào nhà vệ sinh. Điều này khiến người bệnh cảm thấy vô cùng tự ti, xấu hổ, gây phiền toái tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bất kỳ ai cũng gặp phải tình trạng són tiểu này. Tuy nhiên bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trung niên nhiều hơn so với những nhóm đối tượng khác.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng són tiểu bao gồm:
- Người mắc bệnh nhiễm trùng tại đường tiết niệu.
- Táo bón lâu ngày.
- Do uống nhiều rượu và đồ chứa caffeine.
- Do một số loại thuốc lợi tiểu gây ra tác dụng phụ.
- Bàng quang tăng hoạt khiến người bệnh đi tiểu không kiểm soát.
- Nam giới đang bị chứng phì đại tiền liệt tuyến.
- Đường tiểu bị tắc nghẽn do khối u hoặc sỏi.
- Người bệnh bị rối loạn thần kinh do biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh đa xơ cứng, parkinson,…
- Phụ nữ đang mang thai.
- Thời kỳ mãn kinh ở nữ giới.
Bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp y khoa như sử dụng thuốc Tây y, đặt ống thông và phẫu thuật để điều trị tình trạng són tiểu, người bệnh có thể kết hợp với những mẹo chữa són tiểu tại nhà để giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh nhất.
Dưới đây là những mẹo chữa bệnh đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể thực hiện để hỗ trợ điều trị bệnh són tiểu tại nhà:
Mẹo chữa són tiểu bằng đảng sâm
Dân gian thường truyền tai nhau bài thuốc chữa bệnh són tiểu từ cây đảng sâm. Loại dược liệu này có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác động vào các kinh Tỳ, Vị, Phế, giúp ích khí, trừ phiền khát, sinh tân,… Sử dụng đảng sâm kết hợp với các loại thảo dược khác sẽ giúp điều trị chứng đau lưng, mỏi gối, suy thận, đái dắt, tiểu són, bồi bổ cơ thể hiệu quả.
Xem thêm: Điểm Danh Một Số Mẹo Chữa Rết Cắn Cực Đơn Giản, Hiệu Quả
Nguyên liệu chuẩn bị: 20g hoàng kỳ, 20g sơn dược, 15g đảng sâm, 10g ích trí nhân, 10g bạch truật, 10g thỏ ty tử, 10g khiếm thực, 9g đương quy, 9g trần bì, 6g thăng ma, 6g ô dược, 6g sài hồ.
Cách thực hiện:
- Cho các nguyên liệu trên vào nồi, đổ nước vào sắc cùng.
- Đun sôi lửa nhỏ đến khi nước cạn còn khoảng 1/3 thì tắt bếp.
- Uống nước này vào buổi sáng và trưa, không nên uống vào buổi tối.
- Sử dụng liên tục trong vòng ít nhất 3 tháng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Trị són tiểu bằng cây cẩu tích
Cẩu tích là một loại dương xỉ thường mọc ở tầng thấp nhất của thảm thực vật. Khu vực phân bố chính của loại cây này chỉ yếu ở các tỉnh vùng núi Tây Bắc như Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La,… Loại dược liệu này có vị đắng, tính ôn, tác động vào kinh Can, Thận. Do đó dân gian thường dùng cây cẩu tích để trị chứng phong tê thấp, cầm máu, tiểu són và bồi bổ thận.
Nguyên liệu chuẩn bị: 15g cẩu tích, 12g tục đoạn, 12g cốt toái bổ, 10g đương quy, 4g xuyên khung, 4g bạch chỉ.
Cách thực hiện:
- Cho các nguyên liệu trên vào nồi đất, sắc cùng với 800ml nước.
- Đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn 400ml thì tắt bếp.
- Uống thuốc vào buổi sáng và trưa, tránh uống vào buổi tối.
- Kiên trì thực hiện trong vòng ít nhất 2 tháng để bệnh tình được cải thiện.
Mẹo chữa són tiểu bằng thảo dược ích trí nhân
Ích trí nhân là một loại dược liệu được chế biến từ quả và hạt của cây ích trí. Loại cây này thường mọc rải rác tại các khu vực vùng núi phía Bắc nước ta. Theo các tài liệu Y học cổ truyền, dược liệu ích trí nhân có tính ôn, vị cay, đắng, không độc, có tác động vào các kinh Tỳ, Vị, Thận, giúp trị chứng tiểu dắt, tiểu đêm nhiều lần, đái dầm, tiêu chảy, di tinh, băng lậu,… hiệu quả.
Nguyên liệu chuẩn bị: 10g tích trí nhân, 6g ô dược, 6g diếp đắng, 6g hoài sơn.
Cách thực hiện:
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ ngập nước rồi đem đun sôi lửa nhỏ.
- Đến khi nước cạn còn khoảng 2 bát nước thì tắt bếp.
- Chia thành 2 lần và uống vào buổi sáng và trưa.
- Kiên trì thực hiện trong vòng 2-3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Mẹo chữa són tiểu dân gian bằng tang phiêu tiêu
Tang phiêu tiêu hay còn được gọi là tổ bọ ngựa, thường được tìm thấy trên thân cây dâu tằm. Khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm là thời điểm bọ ngựa vào mùa sinh sản. Khi đó, người dân sẽ đi thu hoạch tang phiêu diêu để làm dược liệu chữa bệnh. Theo Đông y, tang phiêu tiêu có vị ngọt, mặn, tính bình, có tác động vào 2 kinh Can và Thận. Các vị lương y thường dùng nguyên liệu này để điều trị các bệnh như: Đái dắt, đái dầm ban đêm, di tinh, mộng tinh, liệt dương, đau lưng, khí hư, kinh nguyệt bế,…
Nguyên liệu chuẩn bị: 10 tổ bọ ngựa, 15g tơ hồng, 15g sơn thù du, 15g ích trí nhân cùng 15g phúc bồn tử.
Cách thực hiện:
- Tất cả các vị thuốc trên đem tán nhỏ rồi sắc với 400 ml nước.
- Cho thêm 100g đường trắng vào khuấy đều tay.
- Khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ và đun đến khi cạn còn 300ml thì tắt bếp.
- Chia làm 3 lần vào buổi sáng, trưa, chiều và uống hết trong ngày.
Rèn luyện cơ sàn chậu được khỏe mạnh
Tập luyện cơ sàn chậu tại nhà là một mẹo chữa són tiểu mà bạn nên thực hiện bởi nó mang lại hiệu quả vô cùng cao. Bởi việc tập luyện này sẽ giúp cơ các cơ bao quanh bàng quang và niệu đạo hoạt động tốt hơn, giúp nâng đỡ bàng quang và kiểm soát dòng chảy của nước tiểu. Ngược lại, nếu cơ sàn chậu bị yếu đi sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiểu tiện của người bệnh, gây ra các hiện tượng như tiểu dắt, tiểu són, rò rỉ nước tiểu,…
Không nên bỏ lỡ: Hướng Dẫn 10 Mẹo Giúp Sinh Sớm Tự Nhiên, An Toàn Cho Mẹ Bầu
Lúc này, các bài tập sẽ mang đến sự dẻo dai và tăng sức mạnh cho cơ sàn chậu. Từ đó cải thiện được khả năng nâng đỡ và kiểm soát hoạt động của bàng quang. Bài tập chữa són tiểu này được coi là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả cho cả nam và nữ, thậm chí là cả mẹ bầu. Đặc biệt, nó còn giúp cho cơ thể bạn được dẻo dai, linh hoạt hơn và không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.
Việc thực hiện bài tập tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu được diễn ra như sau:
- Nằm ngửa, đẩy hông và lưng về phía trước, tay duỗi thẳng dưới sàn, dùng bàn chân và lưng để làm 2 điểm tựa.
- Thắt chặt các cơ sàn chậu trong khoảng tối đa 10 giây.
- Từ từ thả lỏng cơ thể và tiếp tục lặp lại động tác trên 5 lần.
- Thực hiện bài tập này mỗi ngày 3 lần vào buổi sáng, chiều và tối.
Khi thực hiện bài tập, người bệnh cần duy trì nhịp thở đều đặn, chỉ siết cơ sàn chậu, không siết chặt bụng, đùi hay mông. Kiên trì thực hiện đều đặn trong vòng ít nhất 3 tháng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Rèn luyện hoạt động bàng quang
Rèn luyện lại hoạt động của bàng quang cũng là một mẹo chữa són tiểu được rất nhiều bác sĩ khuyên người bệnh nên thực hiện tại nhà. Đặc biệt việc rèn luyện này nên kết hợp với các bài tập cơ sàn chậu để giúp khắc phục bệnh hiệu quả nhất.
Việc rèn luyện bàng quang chỉ đơn giản là thực hiện và ghi lại một số hành vi tiểu tiện hàng ngày để giúp bạn điều chỉnh được thời gian đi tiểu và cần đi tiểu, cụ thể như sau:
- Lên lịch đi tiểu: Hãy xác định những thời điểm mà bạn cần phải đi tiểu trong ngày, kể cả khi lúc đó bạn chưa buồn tiểu. Mục đích của việc này đó là tạo cho bạn thói quen đi tiểu hợp lý cho bàng quang. Cụ thể, hãy tập thói quen cứ khoảng 30 phút đi tiểu một lần, sau đó tăng lên 60 phút, 90 phút, 2 tiếng và 3 tiếng. Hãy đảm bảo mỗi ngày bạn có thể đi tiểu từ 6-8 lần và không được nhiều hơn.
- Ghi lại nhật ký đi tiểu: Hãy ghi lại toàn bộ thông tin bao gồm số lần đi tiểu trong ngày, khoảng cách giữa các lần đi tiểu và những thông tin liên quan khác. Điều này sẽ giúp bạn có thể theo dõi được tình trạng hoạt động của thận và bàng quang để biết được mình có đang điều trị đúng hướng hay không.
- Làm rỗng bàng quang: Mỗi lần đi vệ sinh, bạn hãy cố gắng làm rỗng bàng quang bằng cách tiểu 2 lần.
- Nhịn tiểu 10 phút: Mỗi lần buồn đi vệ sinh, hãy cố gắng nhịn tiểu thêm 10 phút nữa (không được lâu hơn). Điều này sẽ giúp kéo giãn thời gian giữa hai lần đi tiểu của bạn, giúp số lần đi tiểu được trở về mức bình thường khoảng 3-4 tiếng một lần.
Uống đủ nước mỗi ngày
Nhiều người bị són tiểu, tiểu rắt, tiểu nhiều lần thường nghĩ rằng điều này là do uống nhiều nước và cố gắng hạn chế việc uống nước để đi tiểu ít hơn. Tuy nhiên quan điểm này hoàn toàn không có căn cứ khoa học. Việc không nạp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể không chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải mà còn làm cho nước tiểu bị đặc, kích thích niêm mạc bàng quang khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần. Chưa kể, việc không uống đủ nước cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón – nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng tiểu són.
Bài đọc thêm: TOP 16 Cách Trị Ê Buốt Răng Dân Gian Đơn Giản Và Tiết Kiệm
Mẹo chữa tiểu són dành cho người bệnh lúc này đó là uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên bạn cũng không nên uống nhiều hơn lượng nước đã quy định để tránh làm tăng tần suất đi tiểu và rò rỉ nước tiểu.
Giảm căng thẳng mệt mỏi
Căng thẳng, mệt mỏi, stress cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu són, tiểu không tự chủ ở người bệnh. Vì vậy bạn hãy cố gắng điều chỉnh trạng thái tâm lý của mình, cố gắng giữ cho tinh thần được thoải mái, lạc quan, nghỉ ngơi đúng giờ giấc, tránh làm việc quá sức. Bởi tâm lý căng thẳng không chỉ khiến cho gan thận bị ảnh hưởng mà các cơ quan khác trong cơ thể cũng sẽ gặp vấn đề.
Mẹo chữa són tiểu bằng cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học cũng là một cách giúp bạn hạn chế được tình trạng són tiểu. Cụ thể, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như sau:
- Hoa quả có tính axit cao như cam, chanh, quýt, bưởi.
- Những loại gia vị cay như ớt, tỏi, hạt tiêu, mù tạt,…
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, muối và đường hóa học.
- Rượu bia, cà phê, chocolate, nước ngọt có gas,…
Nguyên nhân là bởi những thực phẩm này có khả năng gây kích thích âm đạo và bàng quang hoạt động mạnh, khiến người bệnh phải đi tiểu nhiều lần, rò rỉ nước tiểu, són tiểu,…Thay vào đó, người bệnh cần bổ sung một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của thận, bàng quang, chống viêm nhiễm và hỗ trợ các mô liên kết, bao gồm: Dưa leo, quả hạnh, đậu phộng, hạt hướng dương, hạt lanh, cải xoăn, bắp cải, bông cải xanh, cải bó xôi, đu đủ, cà rốt, táo, hành, bí đỏ, cá.
Lưu ý khi áp dụng các phương pháp chữa són tiểu tại nhà
Để việc áp dụng các mẹo chữa són tiểu một cách an toàn và hiệu quả, dưới đây là những lưu ý quan trọng mà người bệnh cần ghi nhớ:
- Són tiểu đôi khi là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị mắc một số bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và điều trị cho kịp thời.
- Những mẹo điều trị trên đây chỉ phù hợp cho người bệnh bị tiểu són không quá nghiêm trọng. Nếu bệnh đã ở giai đoạn nặng hoặc chuyển sang thể mãn tính thì tốt nhất bạn nên tìm đến sự can thiệp của Y học hiện đại.
- Đối với các bài thuốc Đông y, thuốc dân gian, mặc dù đã được chứng minh an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc gì, bạn vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo không xảy ra bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm nào.
- Nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc Tây y hoặc thực phẩm chức năng nào cần thông báo với bác sĩ trước khi dùng các bài thuốc dân gian. Tránh việc sử dụng cùng lúc sẽ gây xung đột, làm giảm dược tính của thuốc.
- Cần kiên trì áp dụng những mẹo chữa són tiểu trong một khoảng thời gian dài mới có thể thấy được hiệu quả. Nếu bạn không kiên trì thì việc áp dụng sẽ hoàn toàn vô ích.
- Phụ nữ mang thai muốn áp dụng các bài thuốc chữa bệnh dân gian cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Người bị chứng tiểu són cũng cần hạn chế sử dụng các loại thuốc trị bệnh tim mạch, huyết áp, thuốc giãn cơ, chống co giật bởi nó không tốt cho thận.
- Cần chú ý rằng, các mẹo chữa bệnh trên không thể thay thế hoàn toàn thuốc Tây y hay các phương án phẫu thuật. Bạn không nên quá lạm dụng những mẹo chữa này mà bỏ qua cơ hội tốt để điều trị bệnh.
Trên đây là một số mẹo chữa són tiểu tại nhà được rất nhiều người áp dụng và đạt được hiệu quả ngoài mong đợi. Bên cạnh việc áp dụng những mẹo chữa bệnh dân gian và các phương pháp rèn luyện tại nhà, người bệnh cũng cần thường xuyên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra tình trạng bệnh. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về việc kết hợp các phương pháp điều trị cùng lúc để giúp bệnh mau chóng được cải thiện.
Có Thể Bạn Quan Tâm:
- mẹo chữa buồn tiểu nhiều lần trong ngày
- Mách mẹ 6 mẹo dân gian chữa bí tiểu tại nhà