Bí tiểu là tình trạng người bệnh không thể làm rỗng hoàn toàn bàng quang mỗi khi đi tiểu, gây cảm giác buồn đi tiểu nhiều lần. Vấn đề này nếu không được khắc phục sớm sẽ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt cũng như làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn top 12 mẹo chữa bí tiểu từ các dược liệu dân gian tại nhà, giúp người bệnh hạn chế được việc phải dùng thuốc kháng sinh.
12 mẹo chữa bí tiểu từ nguyên liệu tự nhiên
Bí tiểu là tình trạng người bệnh không thể tiểu tiện được mặc dù luôn có cảm giác buồn đi tiểu. Cụ thể, quá trình co bóp và giãn nở tại bàng quang không xảy ra hoàn toàn khiến nước tiểu không được tống hết ra ngoài, gây ra hiện tượng ứ đọng bàng quang và dẫn tới chứng bí tiểu.
Tình trạng này thường xuất hiện ở những người trung niên và người cao tuổi. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn.
Chứng bí tiểu nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến hệ lụy như sau:
- Gây viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, bao quy đầu ở nam giới.
- Gây viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm tử cung, ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây y hoặc thuốc Đông y để điều trị bệnh, bạn cũng có thể tham khảo một số mẹo chữa bí tiểu từ các dược liệu dân gian ngay tại nhà. Ưu điểm của phương pháp này đó là sử dụng nguyên liệu an toàn, dễ kiếm, mang đến hiệu quả cao và có thể dùng được cho nhiều đối tượng khác nhau mà không lo ngại sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dưới đây là những mẹo chữa bí tiểu từ các nguyên liệu tự nhiên, bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay hôm nay.
Mẹo chữa bí tiểu từ râu ngô
Theo Đông y, râu ngô có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, thường được các thầy thuốc sử dụng để điều trị các bệnh như viêm túi mật, viêm niệu quả, viêm đường tiết niệu, sỏi thận, viêm bàng quang, bí tiểu.
Còn theo Y học hiện đại, râu ngô có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin A, B1, B2, K, cùng nhiều khoáng chất thiết yếu khác như Sitosterol, glucosid, đường, muối, Ca, chất nhầy… Nguyên liệu này có tác dụng cầm máu, lợi niệu, tăng bài tiết mật và giảm nồng độ bilirubin trong máu.
Cách 1: Râu ngô, bầu đất, mã đề.
Chuẩn bị: 20g râu ngô, 30g bầu đất, 20g mã đề.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu trên với nước và để ráo.
- Đem đun sôi với 1 lít nước trong vòng 20 phút.
- Dùng nước này để uống cùng với nước lọc hàng ngày.
- Sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày chứng bí tiểu sẽ được cải thiện.
Cách 2: Sử dụng râu ngô, hạt mã đề và cam thảo
Chuẩn bị: 50g râu ngô, 10g cam thảo tươi, 20g hạt mã đề.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả những nguyên liệu trên, sau đó để ráo nước.
- Cho vào ấm thuốc sắc cùng với 550ml nước sạch.
- Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 250ml nước thì tắt bếp.
- Lấy nước chia thành 2 lần và uống trong ngày.
- Thực hiện liên tục trong vòng 10 ngày để cải thiện tình trạng bí tiểu.
Trạch tả chữa bí tiểu
Theo Đông y, trạch tả có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính hàn, có tác động vào các kinh thận và bàng quang, giúp lợi tiểu, thanh nhiệt cơ thể, tiêu thũng, trừ thấp, kiện tỳ. Đây cũng là mẹo chữa bí tiểu được rất nhiều thầy thuốc Đông y khuyên dùng. Còn đối với Y học hiện đại, trạch tả có chứa nhiều thành phần hóa học như tinh dầu, chất nhựa, protid, tinh bột, alisol A, Alisol B, alisol A monoacetat, alisol B monoacetat, alisol C, alisol D, epialisol, 11-deoxyalisol C và sitosterol 3-0-6 stearoyl-b-D glucopyranosid. Iod 6,10 mg/kg, Mn 1,2%… thường được dùng để chống xơ vữa động mạch, giảm cholesterol, chống viêm, hạ huyết áp,…
Xem thêm: Điểm Danh Một Số Mẹo Chữa Rết Cắn Cực Đơn Giản, Hiệu Quả
Cách 2:
Chuẩn bị: 12g trạch tả, 40g xa tiền tử, 40g bạch long cốt, 40g tang phiêu tiêu, 80g cẩu tích.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu trên, để ráo nước và đem tán thành bột mịn.
- Mỗi lần uống nên pha 8g thuốc với 1 ít rượu trắng ấm.
- Khuấy đều cho tan thuốc và uống.
Cách 2:
Chuẩn bị: 12g trạch tả, 12g thạch vĩ, 8g xuyên mộc hương, 12g cây mã đề, 12g trư linh, 20g rễ cỏ tranh.
Cách thực hiện:
- Đem tất cả dược liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch và để ráo.
- Cho vào ấm sắc cùng với nước.
- Dùng nước này để uống 2 lần một ngày.
- Kiên trì sử dụng trong vòng 10 ngày bệnh tình sẽ được chuyển biến rõ rệt.
Mẹo chữa bí tiểu bằng nước mía, ngó sen
Nước mía là một loại đồ uống quen thuộc đối với mọi người, đặc biệt là vào mùa hè. Trong thành phần của nước mía có chứa hàm lượng lớn các chất như vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, C, phytonutrient, chất chống oxy hóa, protein, chất xơ,… có tác dụng giúp làm giảm cholesterol xấu, giúp cơ thể chống lại mệt mỏi, giải độc gan, hỗ trợ tiêu hóa, giảm mụn nhọt, đặc biệt nước mía còn có khả năng hỗ trợ điều trị chứng bí tiểu cực kỳ hiệu quả.
Trong khi đó, ngó sen có vị ngọt chát, tính ấm, tác động vào kinh can, tâm, vị. Có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, lọc máu, bổ não, an thần, tráng dương, làm sạch đường ruột. Bên cạnh đó, Y học hiện đại cũng nghiên cứu và chứng minh trong thành phần của ngó sen có chứa nhiều tinh bột, asparagin, arginin, trigonellin, tyrosin, glucose, tanin, vitamin C, A, B, PP, có tác dụng điều trị các chứng đại tiện ra máu, nước tiểu đục, tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu,….
Chuẩn bị: 100g nõn ngó sen tươi, 500g mía tươi.
Cách thực hiện:
- Mua sẵn nước mía tươi nhưng không được cho đá.
- Nõn ngó sen rửa sạch, bỏ đốt, cắt khúc và ép lấy nước.
- Trộn 2 nguyên liệu này với nhau và khuấy đều thành hỗn hợp.
- Uống mỗi ngày 3 lần sẽ giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, trị bí tiểu.
Rễ cỏ tranh, rau má trị bí tiểu
Rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, làm mát gan, giải khát, tiêu ứ, lợi tiểu, trị chứng bí tiểu, tiểu ra máu, viêm đường tiết niệu. Trong khi đó, rau má là dược liệu có tính mát, có tác dụng tiêu viêm, giải độc, dưỡng ẩm, giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, lợi tiểu và giảm bớt áp lực đối với thận.
Tìm hiểu thêm: 9 Mẹo Chữa Són Tiểu Tại Nhà Không Cần Thuốc, Ai Cũng Nên Biết
Chuẩn bị: 10g rễ cỏ tranh, 10g rau má, 15g hoa súng, 10g rau diếp cá, 15g râu ngô.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi đem sắc với 550ml nước sạch.
- Khi thuốc dôi thì hạ nhỏ lửa, đun tiếp đến khi cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
- Sử dụng nước thuốc này mỗi ngày 2 lần, uống liên tục trong vòng 10 ngày bệnh sẽ được cải thiện.
Sử dụng dược liệu kim anh tử
Kim anh tử là loại dược liệu có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp làm ổn định thần kinh, chống lo âu, căng thẳng, khó ngủ, giúp cầm máu, bổ thận, tráng dương,… Ngoài ra, dược liệu này còn được các thầy thuốc Đông y dùng để điều trị chứng tiểu đêm, són tiểu, bí tiểu, tiểu nhiều lần. Sở dĩ có được những công dụng này là bởi trong thành phần của kim anh tử có chứa rất nhiều các chất hóa học như saponin, vitamin C, đường, acid hữu cơ, tannin, nhựa, calcium, magnesium, potassium, sắt, mangan, kẽm…
Chuẩn bị: 1,5kg kim anh tử và một ít đường trắng.
Cách thực hiện:
- Kim anh tử đem rửa sạch, thái miếng nhỏ rồi đem sắc với 3 lít nước.
- Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và đun tiếp cho đến khi cạn còn 1 lít thì tắt bếp.
- Lọc lấy phần nước và tiếp tục đun đến khi nước cô lại thành dạng cao.
- Mỗi lần uống dùng 1 thìa cao kim anh tử pha với nước ấm, thêm một chút đường cho dễ uống.
- Mỗi ngày dùng 2 lần sẽ giúp giảm chứng bí tiểu hiệu quả.
Bí xanh chữa chứng bí tiểu
Bí xanh là loại quả có vị ngọt, tính hàn, không độc, quy vào các kinh tỳ, vị, phế, đại tràng, tiểu tràng, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, lương huyết, chống ho, chỉ thống, tiêu phù thũng, trị tiểu đường, giải độc và giảm cân hiệu quả. Bí đao với phần vỏ, cùi, ruột và hạt đều được tận dùng để làm bài thuốc chữa bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, chống nhiễm trùng.
Nội dung hấp dẫn: TOP 19 Mẹo Trị Lác Đồng Tiền Bằng Nguyên Liệu Tự Nhiên Tại Nhà
Chuẩn bị: 300g bí xanh.
Cách thực hiện:
- Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch, bỏ lõi và cắt thành miếng nhỏ.
- Ép lấy nước cốt bí xanh và uống trực tiếp.
- Có thể cho thêm một ít đường và nước lọc để dễ uống hơn.
- Nếu không dùng được nước ép bí sống, bạn có thể luộc bí và ăn cả cái lẫn nước.
- Mỗi ngày nên thực hiện 1 lần, liên tục trong 10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Mẹo chữa bí tiểu bằng cúc tần
Sử dụng cúc tần là một mẹo chữa bí tiểu được nhiều người áp dụng. Cúc tần thuộc họ cúc, Đông y cho rằng, cúc tần có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, sát trùng, long đờm, giúp tiêu hóa tốt, ăn uống ngon miệng hơn. Các bài thuốc từ cây cúc tần đều mang đến công dụng tốt trong việc làm giảm chứng đau đầu, đau lưng, cảm mạo, đau nhức xương khớp, gai cột sống, ho, sỏi thận và cả bí tiểu.
Chuẩn bị: 100g lá cúc tươi hoặc 40g lá cúc khô.
Cách thực hiện:
- Lá cúc tần đem rửa sạch, để ráo nước.
- Đem đun với nước sau đó dùng nước này để uống trong ngày.
- Nước lá cúc tần có vị ngọt, đắng nhẹ, khá dễ uống.
- Thực hiện liên tục trong vòng 7-10 ngày chứng bí tiểu sẽ thuyên giảm đáng kể.
Mẹo chữa bí tiểu bằng bột sắn dây
Bột sắn dây có vị ngọt, tính mát, tác động vào các kinh phế, tỳ, bàng quang. Nguyên liệu này được biết đến với công dụng giúp giải nhiệt, sinh tân, chỉ khát, dùng để chữa nóng trong, bí tiểu, sốt, tiểu đường,…
Chuẩn bị: 10g bột sắn dây.
Cách thực hiện:
- Pha khoảng 1-2 thìa bột sắn dây với nước lọc và khuấy đều.
- Có thể cho thêm một chút đường vào khuấy đều để dễ uống hơn.
- Thực hiện liên tục trong vòng 10 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng búp tre, rau má
Búp tre có vị ngọt nhạt, tính mát, không có độc, thường được dân gian sử dụng trong các bài thuốc giúp thanh nhiệt, sát khuẩn, làm se, được dùng để chữa tiểu buốt, sốt, kiết lỵ. Bên cạnh đó bạn hoàn toàn có thể dùng nguyên liệu này để làm mẹo chữa bí tiểu tại nhà.
Chuẩn bị: Búp tre 20g, rau má 20g
Cách thực hiện:
- Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch rồi giã nát với vài hạt muối.
- Dùng miếng vải sạch bọc hỗn hợp dược liệu rồi vắt lấy phần nước cốt.
- Sau đó pha thêm với 200ml nước ấm và uống trực tiếp.
- Mỗi ngày sử dụng 2 lần, liên tục trong vòng 1 tuần là sẽ có kết quả tốt.
Chữa bí tiểu với lá bìm bịp
Lá bìm bịp hay còn gọi là lá mảnh cộng, là dược liệu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều kinh, tiêu thũng, khử ứ, giảm đau, giúp điều trị bệnh vàng da, gãy xương, đau nhức xương, thiếu máu. Thậm chí nguyên liệu này còn được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư như ung thư bạch huyết, ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, cây bìm bịp còn được dùng để cải thiện tình trạng bí tiểu, tiểu đường tuýp 2,…
Bài đọc thêm: Khám Phá 20 Mẹo Chữa Lòi Dom An Toàn Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Chuẩn bị: Lá bìm bìm tươi 50g.
Cách thực hiện:
- Lá bìm bịp đem rửa sạch, để ráo nước.
- Cho vào ấm đun cùng 550ml nước.
- Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa, tiếp tục đun đến khi cạn còn khoảng 250ml thì ngừng.
- Dùng nước thuốc này để uống hết trong ngày.
- Thực hiện 10 ngày liên tục để cải thiện chứng bí tiểu.
Mẹo chữa bí tiểu với bồ công anh
Bồ công anh là loại dược liệu có vị đắng, tính mát, quy vào các kinh can, thận, tâm, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trừ thấp. Các thầy thuốc Đông y thường dùng thảo dược này để trị các bệnh ngoài da, tiểu đường, ngăn ngừa các bệnh ung thư, tốt cho xương khớp, cải thiện chức năng gan, tăng cường hệ tiêu hóa, tốt cho đường tiết niệu.
Còn theo Y học hiện đại, bồ công anh có chứa các hoạt chất quý như vitamin A, B, C, chất béo, tinh bột, chất xơ, chất chống oxy hóa, giúp lợi tiểu, thải độc gan, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Chính vì vậy người bệnh không nên bỏ qua những bài thuốc chữa bệnh từ nguyên liệu này.
Chuẩn bị: Bồ công anh, mã đề, rau má, râu ngô, cam thảo dây, mía dò, rễ cỏ tranh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị các nguyên liệu trên với liều lượng bằng nhau, sau đó đem rửa sạch và cho vào nồi sắc cùng 1 lit nước.
- Đến khi nước thuốc cạn còn khoảng 350 – 400 ml thì ngừng.
- Dùng thuốc này uống trực tiếp.
- Sau đó tiếp tục sắc nước thứ 2 và thứ 3.
- Nên uống sau bữa ăn chính, dùng mỗi ngày một thang.
- Kiên trì áp dụng trong khoảng 10 ngày để trị chứng bí tiểu.
Sử dụng cây mã đề
Cây mã đề có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giúp chữa đái dắt, ho lâu ngày, viêm phế quản, tả lỵ và đau mắt đỏ. Bởi trong thành phần của dược liệu này có chứa rất nhiều dưỡng chất như canxi, vitamin A, C, K, glucozit aucubin, axit plantenolic. Chính vì vậy, bạn có thể sử dụng loại cây này để khắc phục tình trạng viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, viêm bể thận, sỏi thận, bí tiểu,…
Không nên bỏ lỡ: Mách Bạn Mẹo Chữa Kiến Cắn Cực Chuẩn Và An Toàn (Đọc Ngay)
Chuẩn bị: Cây mã đề 100g, rễ cỏ tranh 20g, râu ngô 20g, củ sả 20g, đậu đen 20g
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu trên, để ráo nước và cho tất cả vào sắc cùng 1 lít nước sạch.
- Khi nước sôi thì đun thuốc trên lửa nhỏ, đến khi nước cạn còn khoảng 500ml thì tắt bếp.
- Chia nước thuốc thành nhiều phần bằng nhau và uống hết trong ngày.
- Nên dùng sau mỗi bữa ăn chính khoảng nửa tiếng.
- Thực hiện liên tục trong vòng 10 ngày chứng bí tiểu sẽ được cải thiện.
Lưu ý khi dùng dược liệu chữa bí tiểu tại nhà
Mặc dù các mẹo chữa bí tiểu này đều mang đến hiệu quả tích cực và độ an toàn nhất định cho sức khỏe. Thế nhưng trong quá trình sử dụng bạn vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên lựa chọn những nguyên liệu sạch, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và không có chứa hóa chất gây hại cho cơ thể.
- Những mẹo chữa bí tiểu đều làm từ nguyên liệu tự nhiên nên dược tính không cao. Chính vì vậy bạn cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả.
- Nên uống thuốc theo đúng liều lượng được các thầy thuốc quy định. Không nên tự ý tăng giảm dược liệu hoặc ngưng sử dụng giữa chừng.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
- Nếu bạn có ý định sử dụng song song với thuốc Tây y hoặc Đông y thì nên hỏi ý kiến bác sĩ về thời gian và liều lượng sử dụng thích hợp.
- Những phương pháp điều trị này chỉ áp dụng cho những người mới chớm bị bệnh hoặc bị nhẹ. Nếu bạn có kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác như đái ra máu, đái rắt, tiểu nhiều lần, nước tiểu đục,… thì nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện lớn để được kiểm tra.
- Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý không nên ngồi quá lâu hoặc nhịn đi tiểu để tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn.
Trên đây là một số mẹo chữa bí tiểu được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh, đồng thời cải thiện sức khỏe được tốt hơn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về quá trình sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác nhất.
Có Thể Bạn Chưa Biết:
- Mách bạn 5 mẹo chữa đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà
- Tổng hợp các phương pháp chữa són tiểu hiệu quả nhất