Kiến là một loài côn trùng nhạy cảm, tuy nhỏ nhưng lại vô cùng hung hãn và sẵn sàng tấn công đối phương mỗi khi cảm thấy bị đe dọa. Đặc biệt là vào giai đoạn chuyển mùa thời tiết thay đổi khiến chúng xuất hiện nhiều, gây vết đốt khiến bạn bị đau ngứa, sưng đỏ. Cùng tìm hiểu ngay những mẹo chữa kiến cắn đơn giản ngay sau đây!
Vì sao kiến cắn gây sưng to và đau nhức vết thương?
Loài kiến chắc hẳn không còn xa lạ với mỗi chúng ta, nó thường xuất hiện ở mọi nơi và tập trung nhiều ở những chỗ có đồ ăn. Nếu vô ý tấn công vào hang ổ của chúng, bạn rất dễ dàng bị cắn. Vết cắn này dần trở nên đau rát và ngứa ngáy, thậm chí ở một số loài còn gây hiện tượng sưng to hay mưng mủ.
Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho rằng khi kiến tiếp xúc và tấn công da của chúng ta, đôi hàm chắc khỏe của chúng kẹp chắc vào tầng biểu bì da. Sau đó ngòi chích của chúng bắt đầu bơm chất độc vào sâu trong biểu bì. Đây chính là nguyên nhân khiến da bạn bắt đầu sưng ngứa, đau rát ngay lập tức.
Có rất nhiều loại kiến khác nhau, tuy nhiên kiến lửa được đánh giá là loài hung hãn nhất, vết thương mà chúng gây ra cũng nghiêm trọng hơn thông thường. Những con vật có kích thước nhỏ màu vàng hay đỏ này khi đốt có thể tạo mủ sau khoảng 48 tiếng.
Một vài hiện tượng bạn có thể gặp sau khi bị kiến đốt:
- Vết cắn bị ngứa, đau nhức và tự thuyên giảm sau một vài giờ. Tùy theo cơ địa của từng người và nọc độc của các loại kiến khác nhau mà thời gian lành cũng thay đổi, có thể mất vài ngày.
- Xung quanh miệng vết thương do kiến cắn xuất hiện vùng da bị đỏ và lan ngày càng rộng. Vết cắn ngoài việc sưng và đau còn thấy có bọng mủ trắng vàng cho thấy bạn đang bị dị ứng hay nhiễm trùng.
- Một số người có da nhạy cảm khi bị kiến cắn có thể gây dị ứng và biểu hiện như buồn nôn, tiêu chảy, nổi mề đay, khó thở,…
Xem thêm: Khám Phá TOP 6 Mẹo Chữa Rát Lưỡi Tại Nhà Không Phải Ai Cũng Biết
Mẹo chữa kiến cắn hiệu quả nhất tại nhà
Những ảnh hưởng mà vết thương do kiến cắn gây nên không quá nặng nhưng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, sức khỏe và thẩm mỹ. Do đó bạn có thể tham khảo mẹo chữa kiến cắn dưới đây để xử lý ngay tại nhà.
Sơ cứu vết thương kiến cắn
Một giải pháp tạm thời giúp kiểm soát nhanh chóng vết thương do kiến đốt đó chính là sơ cứu. Phương pháp này có thể giảm tối đa sự ảnh hưởng của nọc độc kiến đến da và giảm bớt cảm giác khó chịu cho bạn:
- Bước 1: Nâng phần cơ thể bị kiến đốt lên cao, cách làm này giúp giảm sưng khá hiệu quả.
- Bước 2: Làm sạch vết đốt với nước xà phòng một cách thật nhẹ nhàng để loại bỏ phần nào nọc kiến, bụi bẩn, đất cát và kể cả vi khuẩn tại khu vực đó.
- Bước 3: Chườm vết thương với gạc lạnh để giảm nhanh cơn sưng. Nước mát không chỉ giúp da dễ chịu hơn mà còn giảm bớt đi cảm giác nóng rát trên da.
Mẹo chữa kiến cắn bằng nguyên liệu tự nhiên
Dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo nhỏ giúp bạn cắt nhanh cơn ngứa ngáy và đau nhức khó chịu do loài kiến gây ra. Mỗi phương pháp đều có hiệu quả riêng và phù hợp theo từng cơ địa, bạn có thể lựa chọn một trong số các cách:
- Dầu dừa: Bôi dầu dừa nguyên chất lên vết thương sẽ nhanh chóng hết ngứa và đau nhờ khả năng kháng viêm tự nhiên.
- Lá nha đam: Lấy phần thịt trắng của nha đam thái lát hoặc giã nhuyễn để đắp lên miệng vết thương sẽ dễ dàng giảm độ ngứa rát nhanh chóng.
- Giấm táo: Một cách trị vết thương do kiến cắn nhanh và không lo mưng mủ chính là dùng giấm táo thấm lên bông để bôi vào vết cắn.
Ngoài ra, uống các loại thuốc kháng Histamin sẽ giúp bạn giảm nhanh ngứa. Bên cạnh đó, bạn có thể mua thêm kem Hydrocortisone để bôi cũng mang đến tác dụng tương tự.
Đọc thêm: Gợi Ý 12 Cách Chữa Ong Ruồi Đốt Đảm Bảo Hiệu Quả Ngay Lần Đầu
Những lưu ý và phòng ngừa kiến cắn
Bên cạnh việc áp dụng mẹo chữa kiến cắn để giảm bớt triệu chứng mà chúng gây ra, bạn cũng cần chú ý hơn trong quá trình điều trị và phòng ngừa tình trạng này:
- Trong nọc kiến thường có nhiều độc tố khiến bạn bị ngứa rát và phồng rộp ở vết thương. Tình huống này bạn tuyệt đối không được gãi vì những vết mụn có thể vỡ gây ra nhiễm trùng hoặc lan rộng trên da.
- Liên tục theo dõi những phản ứng dị ứng của cơ thể, đa số là các biểu hiện như buồn nôn, đổ mồ hôi, đau ngực. Một số tình huống nặng hơn như sưng lưỡi, khó thở cần được thăm khám y tế gấp.
- Đặt những vật như hạt tiêu, chanh hay đơn giản là phấn viết bảng ở những nơi có gần đàn kiến, chúng sẽ sợ và không trú ngụ ở trong nhà bạn.
- Phun thuốc diệt côn trùng định kỳ để ngăn ngừa kiến phát triển, sinh sôi và gây hại đến bạn hay người thân trong gia đình, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Kiến tuy nhỏ nhưng có hại và tác động xấu đến cơ thể nếu bị chúng đốt. Hy vọng với những mẹo chữa kiến cắn trên đây, bạn đã có thể lựa chọn cho mình phương án điều trị phù hợp mỗi khi bị kiến đốt và sớm khôi phục sức khỏe.
Đừng bỏ qua
- TOP 7 Cách Chữa Lẹo Mắt Cho Bé Hiệu Quả Tại Nhà
- Xem Thêm Mẹo Trị Ngứa Cổ Họng Đơn Giản Và Nhanh Khỏi