Khó thở vào ban đêm là triệu chứng điển hình mà hầu hết người bệnh tim mạch nào cũng sẽ gặp phải. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà về lâu dài còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng. Dưới đây là 6 cách chữa khó thở về đêm tại nhà cực đơn giản bạn có thể tham khảo, áp dụng.
TOP 6 cách chữa khó thở về đêm tại nhà hiệu quả cao
Khó thở về đêm gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh, nếu kéo dài có thể khiến bạn mất ngủ, sức khỏe suy giảm. Trong nhiều trường hợp, khó thở về đêm có thể là dấu hiệu của một bệnh lý về đường hô hấp. Để xử lý tình trạng này bạn có thể áp dụng những cách chữa vô cùng đơn giản sau đây.
Bài tập hít thở sâu
Theo các chuyên gia, hít thở sâu và dài sẽ giúp cơ thể lấy được nhiều oxy vào phổi hơn. Đây là phương pháp cực kỳ đơn giản giúp cải thiện nhanh tình trạng khó thở về đêm tại nhà.
Hướng dẫn cách thở đúng:
- Bước 1: Nằm ở tư thế thoải mái (tối ưu nhất là không gian thoáng mát, thoáng gió), đặt nhẹ 2 tay lên bụng.
- Bước 2: Hít một hơi sâu bằng mũi cho đến khi cảm thấy không khí nén đầy khoang phổi thì giữ trong khoảng 2 – 3 giây.
- Bước 3: Từ từ thở ra bằng miệng nhẹ nhàng và đều đặn.
- Bước 4: Lặp lại động tác hít thở sâu kể trên trong 7 – 10 phút.
Lưu ý, trong trường hợp mắc bệnh hô hấp mạn tính nếu tập hít thở sâu, bạn sẽ cần đến sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị trực tiếp. Bởi thực hiện bài tập này không đúng kỹ thuật sẽ gây ra tình trạng tăng thể tích phổi quá mức, gây tổn thương nội tạng.
Bạn có biết: 10 Mẹo Làm Hết Tê Chân Tay Đơn Giản, Dễ Thực Hiện Tại Nhà
Cách chữa khó thở về đêm tại nhà bằng cách dùng cơ hoành để thở
Để thực hiện kỹ thuật dùng cơ hoành để thở một cách thành công nhất là điều không hề đơn giản. Điều bạn cần ghi nhớ là hít thở thật sâu và thời gian khi hít vào phải ngắn hơn thời gian để thở ra.
Các bác sĩ cho rằng, việc thở ra lâu hơn sẽ truyền thông tin đến não bộ là cơ thể cần thư giãn và nghỉ ngơi. Đây là kỹ thuật từ xa xưa của con người nhưng đến nay đã bị “mai một” do việc sử dụng quá nhiều các thiết bị điện tử.
Hướng dẫn cách thở đúng với cơ hoành:
- Bước 1: Ngồi ở tư thế thoải mái, giữ thẳng lưng và phình bụng để thả lỏng.
- Bước 2: Đặt nhẹ lên ngực và bụng để cảm nhận chuyển động bên trong.
- Bước 3: Hít vào từ từ bằng mũi, sau đó cảm nhận hơi thở làm đầy dạ dày.
- Bước 4: Nhận thấy dạ dày căng lên đẩy bàn tay đặt trên bụng cao hơn, thế nhưng bàn tay đặt ở ngực vẫn giữ nguyên vị trí.
- Bước 5: Nhẹ nhàng thở ra và chú ý siết cơ bụng để đẩy không khí khỏi dạ dày nhưng vẫn giữ nguyên vùng ngực.
Với bài tập hít thở bằng cơ hoành này, bạn có thể thực hiện từ 5 – 10 phút mỗi ngày. Sau khi cơ thể đã quen, bạn còn có thể áp dụng khi đang đứng hoặc nằm để cải thiện nhịp thở, lấy lại tinh thần tốt hơn.
Ưỡn ngực về phía trước
Một trong những cách chữa khó thở về đêm tại nhà cực hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua chính là ưỡn ngực về phía trước. Đây là tư thế giúp cơ thể thư giãn, nâng cao chức năng hoạt động của phổi.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bước 1: Ngồi trên ghế, giữ ở tư thế thẳng lưng.
- Bước 2: Hơi ưỡn ngực về phía trước, chú ý để lòng bàn chân chạm đất.
- Bước 3: Chống khủy tay lên đầu gối hoặc dùng hai tay giữ cằm, thả lỏng phần vai và cổ.
- Bước 4: Ưỡn nhẹ ngực về phía trước để cảm thấy không khí đang được lưu thông mạnh mẽ.
Xem thêm: Đừng Bỏ Lỡ TOP 11 Cách Trị Đau Đỉnh Đầu Tại Nhà Khỏi Ngay Tức Thì
Cách chữa khó thở về đêm tại nhà bằng biện pháp xông mũi
Các chuyên gia đã chứng minh được rằng, nhiệt độ và hơi ẩm từ nước giúp phá vỡ chất nhầy trong phổi để việc hít thở dễ dàng hơn. Đây là lý do giải thích tại sao người ốm, người bị cảm hay xông mũi để giải cảm, loại bỏ tình trạng tắc nghẽn khoang mũi.
Chữa khó thở về đêm tại nhà bằng cách xông mũi sẽ hiệu quả hơn nếu bạn cho thêm những loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp. Nó có tác dụng thư giãn rất tốt và tìm mua dễ dàng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bước 1: Đun nước nóng, sau đó vào một cái bát lớn và cho thêm tinh dầu (nếu cần).
- Bước 2: Trùm một chiếc khăn bông lớn qua đầu, cúi mặt cách bát nước khoảng 7 – 10cm để xông hơi.
- Bước 3: Thực hiện xông mũi trong khoảng từ 7 – 10 phút/lần.
Lưu ý quan trọng: bạn giữ khoảng cách từ mặt đến bát nước vừa đủ để phòng ngừa tình trạng bỏng.
Sử dụng thảo dược an toàn
Một liệu pháp khác để chữa khó thở về đêm tại nhà, giải tỏa hơi thở bị sức ép đường mũi chính là dùng thảo dược. Loại thảo dược phổ biến nhất phải kể đến là gừng tươi. Đây được xem là nguyên liệu làm lành ưu việt và dễ dàng tìm được ngay tại nhà, không chỉ giúp thông mũi mà còn giữ ẩm, giải cảm cực tốt.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 củ gừng già, sau đó gọt vỏ.
- Bước 2: Cắt vài lát gừng tươi cho vào 2 cốc nước sôi, đậy nắp trong 10 phút.
- Bước 3: Cho thêm chanh và mật ong vào và uống trực tiếp, bạn sẽ thấy dễ thở hơn rất nhiều.
Uống cà phê – Cách chữa khó thở về đêm tại nhà hiệu quả
Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, hàm lượng caffeine có tác dụng rất tốt trong việc làm giãn các cơ trong đường thở đối với những người mắc hen suyễn. Hoạt chất này thậm chí còn có thể cải thiện chức năng của phổi tới 4 giờ nếu được đặt trong điều kiện lý tưởng.
Vì vậy, nếu bị khó thở về đêm bạn cũng có thể dùng cà phê. Bên cạnh đó, người bệnh đừng quên điều chỉnh lại lối sống hàng ngày theo hướng tích cực, loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá hay không giữ ấm cơ thể,…
Đọc thêm: Ăn Gì Cho Lông Mọc Nhiều? TOP 9 Thực Phẩm Giúp Dày Lông Bất Ngờ
Những lưu ý quan trọng để hạn chế tình trạng khó thở về đêm
Để phòng tránh khó thở về đêm và có một giấc ngủ ngon, bạn hãy lưu ý những điều sau đây:
- Nên rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý để giúp đường thở sạch thoáng hơn.
- Nên bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa virus tấn công gây bệnh.
- Hạn chế ăn những đồ ăn có nhiều dầu mỡ, lượng cholesterol cao vì nó ảnh hưởng đến đường hô hấp.
- Khi áp dụng những biện pháp trên hãy làm đúng theo những bước đã được hướng dẫn.
- Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập, cách chữa khó thở về đêm tại nhà kể trên.
- Nếu khó thở nghiêm trọng, hãy đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn giải pháp điều trị phù hợp.
Những cách chữa khó thở về đêm tại nhà kể trên chỉ mang tính tạm thời. Nếu cảm thấy tình trạng này vẫn kéo dài, kèm theo đó là những biến chứng nghiêm trọng, bạn cần phải nhanh chóng đi đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem ngay
- Hướng Dẫn 15 Cách Trị Nghẹt Mũi Ở Người Lớn Bạn Nên Tham Khảo
- Chuyên Gia Mách Bạn Cách Chữa Chai Chân Bằng Hành Tím