Nội dung chính

Nghẹt mũi là một tình trạng gây ra cảm giác khó chịu mà nhiều người gặp phải. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cách trị nghẹt mũi ở người lớn hiệu quả giúp tình trạng này thuyên giảm nhanh chóng nhất cũng như những điều bạn nên thực hiện để phòng tránh nghẹt mũi trong bài viết dưới đây.

Những cách trị nghẹt mũi ở người lớn an toàn, hiệu quả nhanh chóng

Có nhiều nguyên nhân có thể gây nghẹt mũi ở người lớn. Nếu là triệu chứng bệnh lý, tình trạng nặng kèm sốt, đau đầu, chảy máu,… thì bạn nên thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, đôi lúc đây chỉ là dấu hiệu cảm nhẹ hoặc dị ứng nhẹ do thời tiết, không cần dùng thuốc. Lúc này có rất nhiều phương pháp cải thiện tình trạng nghẹt mũi cấp tốc mà bạn có thể áp dụng mang đến hiệu quả tức. 

Nghẹt mũi gây ra khó chịu và bất tiện cho người bệnh
Nghẹt mũi gây ra khó chịu và bất tiện cho người bệnh

Dưới đây một số cách trị nghẹt mũi ở người lớn dễ áp dụng và giúp cải thiện triệu chứng khó chịu một cách nhanh chóng:

1. Dùng máy bù ẩm hoặc máy phun sương

Không khí khô và cơ thể thiếu nước là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi. Nếu bạn nằm điều hòa lâu, không khí trong phòng rất khô. Việc đặt máy tạo độ ẩm trong phòng có thể giúp giảm nghẹt mũi, viêm xoang và đau họng sau khi thức dậy vào buổi sáng khi phòng được trang bị máy lạnh.

Hít thở không khí ẩm có thể làm dịu các mô bị kích thích và các tĩnh mạch bị viêm trong mũi và xoang. Máy tạo độ ẩm cũng có thể làm loãng chất nhầy trong khoang mũi của bạn.

Lưu ý: Nhớ vệ sinh thường xuyên và giữ cho động cơ của máy tạo độ ẩm luôn sạch sẽ vì hơi ẩm cũng dễ khiến vi khuẩn gây nấm mốc phát triển gây hại cho sức khỏe của chúng ta. 

2. Ăn đồ cay

Đây cũng là một cách trị nghẹt mũi ở người lớn nhanh chóng và an toàn, dễ thực hiện. Capsaicin là một hợp chất hóa học được người ta tìm thấy trong ớt có tác dụng làm nóng và có thể tạm thời làm dịu chứng nghẹt mũi.

Tuy nhiên, Capsaicin cũng có thể kích thích tiết dịch nhầy và gây chảy nước mũi. Ngoài ra, bạn nên tránh thực phẩm cay nếu bạn bị đau dạ dày hoặc đang đau bụng.

Tham khảo thêm: Viêm Mũi Là Gì? Triệu Chứng Nhận Biết Và Cách Điều Trị

3. Sử dụng viên ngậm có thành phần tinh dầu bạc hà

Các viên ngậm có chứa tinh dầu bạc hà khi được kích hoạt trong mũi sẽ tạo cảm giác không khí được thông qua nhanh chóng. Mặc dù tinh dầu bạc hà không hẳn có thể làm dịu tình trạng nghẹt mũi nhưng nó có thể giúp bạn thở dễ dàng hơn. 

Viêm ngậm bạc hà chữa nghẹt mũi ở người lớn hiệu quả
Viêm ngậm bạc hà chữa nghẹt mũi ở người lớn hiệu quả

Bạc hà có thể giúp giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh khác, chẳng hạn như ho hoặc đau họng. Viên ngậm bạc hà không kê đơn và không có nhiều tác dụng phụ nên bạn có thể yên tâm sử dụng lâu dài.

Lưu ý: Cần sử dụng viên ngậm có chứa tinh chất bạc hà chứ không phải “vị bạc hà”, nhớ tham khảo ý kiến dược sĩ và hỏi rõ thành phần trước khi mua.

4. Sử dụng các loại tinh dầu thiên nhiên để xông mũi

Bạn có thể sử dụng tinh dầu dễ bay hơi để xông giúp làm sạch mũi ngay lập tức. Quá trình xông bằng tinh dầu được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một bát nước nóng nhỏ rồi thêm tinh dầu khuynh diệp, sả hoặc oải hương để có mùi hương dễ chịu.
  • Che đầu bằng một chiếc khăn lớn để bốc hơi nước trong bát. 
  • Xông khoảng 10 phút.
  • Lặp lại 2 – 3 lần một ngày để điều trị nghẹt mũi. 

Các thành phần Citral và các hoạt chất giống Myrcen trong tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm mạnh hơn, giúp giải độc cơ thể và thay đổi năng lượng, giúp làm sạch không khí và thúc đẩy quá trình lưu thông dịch trong cơ thể. Nếu bạn có máy xông hơi mặt tại nhà, chẳng hạn như máy khuếch tán tinh dầu, bạn cũng có thể sử dụng nó. 

Bạn cần lưu ý một điều trị nghẹt mũi bằng xông hơi thì cần phải giữ an toàn giữa da mặt và nước nóng để tránh bị bỏng.

Tham khảo thêm: Hướng Dẫn 12 Cách Chữa Nghẹt Mũi Cho Trẻ Em Cha Mẹ Cần Biết

5. Sử dụng bình rửa mũi Neti

Các sản phẩm bình rửa mũi Neti là kết quả nghiên cứu lâu năm đến từ các nhà khoa học phương Tây và được đánh giá mang lại hiệu quả tuyệt vời cho những bệnh nhân mắc phải các bệnh lý được hô hấp trên như viêm mũi, dị ứng, viêm xoang,…

Bình Neti rửa mũi giúp giảm các bệnh đường hô hấp
Bình Neti rửa mũi giúp giảm các bệnh đường hô hấp

Bạn có thể bình Neti để rửa mũi hàng ngày, điều quan trọng nhất khi sử dụng bình là bạn phải sử dụng nguồn nước sạch và an toàn. Các loại nước sau được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chấp thuận khi sử dụng bình Neti:

  • Nước cất hoặc nước tiệt trùng (chai nước tiệt trùng theo tiêu chuẩn y tế). 
  • Nước đun sôi ít nhất 3 – 5 phút rồi để nguội.
  • Nước biển được đựng trong chai, ly sạch và đậy kín trong 24 giờ.
  • Nước được lọc bằng thiết bị tuân thủ NSF 53 hoặc NSF 58.

Lưu ý: Cần đảm bảo vệ sinh bình rửa mũi sạch sẽ trước và sau mỗi lần sử dụng.

6. Uống trà gừng ấm với mật ong

Từ lâu, gừng đã được coi là một phương thuốc chữa cảm lạnh, nghẹt mũi và cảm lạnh hiệu quả. Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng tuần hoàn máu và giảm viêm nhiễm. Đồng thời, nó còn cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất, cải thiện sức bền, giúp ngăn ngừa ngạt mũi và cảm lạnh.

Cách trị nghẹt mũi ở người lớn đơn giản bậc nhất chính là uống trà gừng mật ong. Hãy làm theo các bước sau:

  • Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ cắt miếng nhỏ cho vào cốc nước ấm.
  • Chờ khoảng 15 phút cho nước trong cốc chuyển sang màu vàng (khoảng 15 phút)
  • Cho 2 thìa cà phê gừng mật ong vào cốc trộn đều.

Lưu ý: Hãy nhớ sử dụng mật ong tốt, có nguồn gốc rõ ràng để có kết quả tốt nhất. 

Đọc thêm: Điểm Danh TOP 10+ Mẹo Chữa Vướng Cổ Họng Cực Đơn Giản Tại Nhà

7. Uống nước tía tô nóng

Tía tô là một loại lá có tác dụng kháng viêm tự nhiên, chống dị ứng, chống sưng tấy, trầy xước da và các hoạt chất chữa bệnh cực tốt, được tìm thấy trong y học cổ truyền.

Cách trị nghẹt mũi ở người lớn dễ thực hiện nhất bằng tía tô như sau:

  • Lá tía tô rửa thật sạch rồi ngâm cùng nước muối loãng trong khoảng 5 phút.
  • Đun sôi 2,5 lít nước lọc rồi cho phần lá tía tô đã được rửa sạch như trên vào. 
  • Đậy vung, ngâm hỗn hợp khoảng 2 phút rồi tắt lửa, để nguội. 
  • Cho 3 lát chanh tươi vào nồi, đậy nắp, cho vào tủ lạnh uống cả ngày.

Lưu ý: Nước tía tô có mùi khó uống ngay lần đầu uống, sau vài ly có thể mất một thời gian mới quen. Mặc dù tía tô rất tốt và hoàn toàn tự nhiên nhưng nếu bạn gặp các triệu chứng của cơ địa dị ứng thì nên ngưng sử dụng ngay.

8. Cách trị nghẹt mũi ở người lớn an toàn bằng tỏi

Tỏi có hàm lượng cao Allicin và Scordinin, là những chất ngăn ngừa ung thư, chống viêm và kháng khuẩn. Ngoài ra, theo một phân tích tổng hợp được công bố vào tháng 8 năm 2019 trên tạp chí Food Science and Nutrition, tỏi cũng rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường, Cholesterol cao và huyết áp cao.

Xông hoặc ăn tỏi giúp chữa nghẹt mũi ở người lớn
Xông hoặc ăn tỏi giúp chữa nghẹt mũi ở người lớn

Vì vậy, nó thường được dùng để chữa các bệnh về đường hô hấp và giảm nghẹt mũi, khó thở. Một số mẹo chữa nghẹt mũi bằng tỏi cho người lớn bạn có thể áp dụng dễ dàng bao gồm:

  • Tỏi và mật ong: Lấy 2 củ tỏi tươi giã nát trộn với mật ong rồi dùng ngay.
  • Các món ăn từ tỏi: Rau củ rang tỏi, tôm kho tỏi, cánh gà rang bơ tỏi,… hay thậm chí bạn có thể thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày trong gia đình.
  • Xông tỏi: Tán nhuyễn 5 – 7 tép tỏi, sau đó thêm vào 2 lít nước và đun sôi. Dùng nước này để xông mũi ngày 2 lần, một lần nên xông vào buổi tối để chống nghẹt mũi về đêm và giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. 

Có thể bạn quan tâm: Gợi Ý Các Mẹo Chữa Lẹo Mắt Bằng Chỉ An Toàn, Dễ Thực Hiện

9. Cách trị nghẹt mũi ở người lớn bằng chườm nóng

Một phương pháp phổ biến khác giúp điều trị nghẹt mũi tự nhiên là chườm nóng lên sống mũi. Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp giúp nhanh chóng và dễ dàng để loại bỏ tắc nghẽn ở mũi ngay lập tức, bạn có thể dùng túi chườm nóng hoặc dùng khăn ẩm cùng nước nóng để chườm trực tiếp.

Trước khi chườm chúng lên mặt, hãy đảm bảo rằng chúng không quá nóng và có thể gây bỏng. Nếu bạn bị cảm hoặc sốt, bạn còn có thể sử dụng túi nóng chườm mắt bằng thảo dược, nó sẽ giúp hạ sốt và tất nhiên là giảm nghẹt mũi.

10. Tắm nước ấm

Tắm nước ấm cũng có thể tạm thời làm giảm nghẹt mũi do giúp làm chất nhầy loãng hơn (ít nhất là trong thời gian ngắn). Hãy tắm dưới vòi hoa sen ở nhiệt độ ấm nhưng vẫn cảm thấy thoải mái nhất với bản thân.

Lưu ý: Đừng quên đóng kín cửa phòng tắm để hơi nước nóng có thể giữ lại được nhiều hơn. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên hít thở sâu để làm sạch khoang mũi. 

11. Cách trị nghẹt mũi ở người lớn bằng bấm huyệt

Đây là cách mà bạn có thể tác động vật lý nhẹ nhàng để làm thông mũi nhanh hơn. Cách bấm huyệt để giảm nghẹt mũi như sau:

  • Dùng phần đầu lưỡi cong lên để chạm vào răng trên trong khoảng 1 giây rồi thả ra.
  • Khi lưỡi vừa thả ra thì lập tức lấy ngón trỏ và ngón giữa đẩy vào và xoa vào phần nằm giữa 2 lông mày (huyệt ấn đường).
  • Lặp lại các bước bên trên liên tục trong khoảng 20 – 30 giây. 
Bấm huyệt ấn đường để thông mũi, dễ thở hơn
Bấm huyệt ấn đường để thông mũi, dễ thở hơn

Phương pháp này tuy đơn giản nhưng có thể giúp làm thông thoáng khoang mũi và cải thiện lưu thông dịch mũi, từ đó giảm nghẹt mũi nhanh chóng. 

Tham khảo thêm: Các Cách Bấm Huyệt Trị Viêm Mũi Dị Ứng Phổ Biến Nhất Hiện Nay

12. Súc miệng bằng nước muối nóng

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ không trực tiếp làm giảm ngạt mũi nhưng nó sẽ hỗ trợ và giúp bạn giảm bớt cơn đau nhức khó chịu. Để giảm đau họng, các bác sĩ khuyên bạn nên súc miệng bằng nước muối. Mặc dù nó không phải là một phương pháp chữa bệnh, nhưng nó có thể giúp loại bỏ các vi khuẩn, vi rút gây bệnh lưu trú trong khoang miệng.

Súc miệng bằng nước muối vừa rẻ lại vừa dễ làm: Chỉ cần đổ 1/4 đến 1/2 thìa cà phê muối vào cốc nước nóng 500ml để súc miệng 1 – 2 lần/ngày.

13. Tìm tư thế ngủ thoải mái nhất cho mũi

Ai bị nghẹt mũi cũng có thể gặp phải tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng hơn vào ban đêm khiến bạn khó ngủ. Điều này có thể gây ra một vòng luẩn quẩn vì bạn không thể nghỉ ngơi đủ để vượt qua cảm lạnh hoặc cúm do khó thở vào ban đêm. 

Giải pháp là tìm cách để cơ thể có thể thoải mái nhất để đi vào ngủ. Để bắt đầu, khi bạn đã sẵn sàng đi ngủ, hãy nâng gối cao hơn so với bình thường. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả vì nó giúp mũi đẩy ra được những chất nhờn tồn đọng trong xoang và ngăn ngừa chứng ợ chua.

Hãy kê cao gối hơn nếu bạn bị nghẹt mũi về đêm
Hãy kê cao gối hơn nếu bạn bị nghẹt mũi về đêm

Đảm bảo phòng của bạn được tạo ẩm đủ và chạy máy tạo độ ẩm trong khi ngủ để tăng độ ẩm cho mũi. Bạn cũng có thể thử sử dụng một miếng dán thông mũi khi đi ngủ.

15. Uống thuốc kháng Histamin hoặc thuốc chống dị ứng

Nếu nguyên nhân là ngạt mũi, cảm lạnh do dị ứng, bạn có thể dùng thuốc kháng Histamin hoặc thuốc chống dị ứng. Cả hai loại thuốc này đều có tác dụng làm giảm tình trạng viêm nhiễm trong đường mũi, có thể giảm tình trạng tắc nghẽn mũi ngay lập tức.

Kết hợp thuốc kháng Histamin cùng với thuốc thông mũi có thể làm giảm áp lực xoang và viêm do phản ứng dị ứng. Hãy hỏi ý kiến ​​của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào. Điều này giúp ngăn ngừa các tương tác và tác dụng phụ không mong muốn.

Cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng thuốc kháng Histamin có thể gây suy nhược cho cơ thể. Do đó, bạn nên dùng thuốc này khi không làm việc hay lái xe,… và nên dùng thuốc khi đi ngủ.

ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 4 Cách Chữa Khó Thở Sau Khi Uống Bia Hiệu Quả Cho Bạn

Nghẹt mũi khi nào thì cần gặp bác sĩ để điều trị? Đi khám ở đâu?

Mặc dù nghẹt mũi thường tự biến mất, nhưng nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày, hãy đến cơ sở y tế và thực hiện thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.

Nhiễm vi-rút thường khỏi trong vòng một tuần hoặc hơn, nhưng nhiễm trùng dai dẳng thường do vi khuẩn và có thể cần sử dụng thêm thuốc kháng sinh để điều trị. Nếu bạn gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt cao, chảy máu cam một bên, thở khò khè hoặc khó thở, đau mặt hoặc đau răng dai dẳng, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra cụ thể hơn.

Bệnh viện Favina là bệnh viện đa khoa được xây dựng theo tiêu chuẩn cao cấp bởi đội ngũ các chuyên gia, giáo sư y khoa, tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú hàng đầu trên cả nước đến từ các bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện 103, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện Da liễu Trung ương,…

Chính vì vậy, khi có phải bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc lo lắng, đừng ngần ngại đến những cơ sở y tế uy tín như Favina để được thăm khám một cách chu đáo nhất. Không nên trì hoãn kéo dài có thể khiến tình trạng viêm, nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn và để lại nhiều biến chứng khó lường.

Bạn có biết: Viêm Xoang Có Bị Ù Tai Không? Giải Pháp Xử Lý Hiệu Quả

Những lưu ý để ngăn ngừa nghẹt mũi ở người lớn

Bên cạnh việc thăm khám và áp dụng các cách trị nghẹt mũi ở người lớn mà chúng tôi đã liệt kê ở trên, bạn cũng nên lưu tâm về vấn đề giữ gìn sức khỏe thông qua lối sống lành mạnh để nâng cao sức đề kháng cũng như phòng tránh các tác nhân có thể gây bệnh. Dưới đây là một số lưu ý giúp phòng ngừa nghẹt mũi ở người lớn mà bạn nên biết:

  • Giữ vệ sinh mũi họng: Việc này hẳn không cần giải thích nhiều, bạn càng sạch sẽ, sẽ càng có ít vi trùng và virus gây bệnh hơn. Hãy đánh răng 2 lần/ngày vào sáng tối, súc miệng cùng nước muối kết hợp xông và rửa mũi đúng cách để sức đề kháng đường hô hấp của bạn luôn mạnh khỏe. Việc giữ cho mũi, họng và miệng của bạn sạch sẽ cũng sẽ giúp đẩy lùi bệnh tật như cảm cúm nhanh hơn và tránh được các tác nhân dị ứng từ bên ngoài hiệu quả.
  • Đi ngủ sớm: Điều này có vẻ hơi lạ, nhưng bạn cũng cần biết rằng có những cơ quan nội tạng trong cơ thể chỉ có thể hoạt động khi bạn ngủ. Vì vậy, hãy cố gắng đi ngủ sớm trước 23h mỗi ngày. hi bạn ốm, những điều nhỏ nhặt như ánh sáng dao động và nhiệt độ có thể khiến bạn không ngủ được. Giữ cho căn phòng mát mẻ và chọn ánh sáng phù hợp. Sử dụng rèm cản sáng để đảm bảo ánh sáng bên ngoài không cản trở giấc ngủ của bạn.
  • Luyện tập thể dục đều đặn: Lợi ích của việc tập thể dục đối với sức khỏe con người là không thể phủ nhận. Vận động tích cực và phù hợp có thể tăng tốc độ trao đổi chất và cải thiện đáng kể sức khỏe tổng thể của bạn.
Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng
Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng
  • Không sử dụng rượu bia (đặc biệt sau 14h): Nếu bạn đã bị nghẹt mũi, uống rượu có thể khiến tình hình tồi tệ hơn. Theo nghiên cứu, khoảng 3.4% số người uống rượu bia gây ra các triệu chứng về hô hấp cao như sổ mũi, chảy nước mũi. Rượu còn là một chất có tác dụng lợi tiểu, có nghĩa là nó làm tăng sản xuất nước tiểu. Khi bạn bị mất nước, chất nhầy của bạn đặc hơn và khó thoát ra ngoài hơn. Nếu bạn bị bệnh về đường hô hấp, tốt nhất là nên ngừng hẳn việc uống rượu.
  • Hạn chế Caffeine: Caffeine là một chất kích thích được tìm thấy trong các thức uống quen thuộc như trà, cà phê và soda. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc duy trì Hydrat hóa, việc sử dụng các chất kích thích này sẽ gây nguy cơ làm tăng khả năng mất nước và chất nhầy đặc hơn trong mũi.
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng: Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể không bao giờ nên bị coi nhẹ, hãy ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt là rau quả và thảo mộc. Dinh dưỡng là một phần quan trọng đối với tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu bạn bị cảm và sổ mũi, hãy sử dụng các loại trái cây và rau quả chứa nhiều vitamin C như ổi, bông cải xanh, ớt chuông, dâu tây, kiwi, đu đủ,… Ăn nhiều súp thịt với rau nóng, uống nhiều nước cam, chanh và nước ép rau củ để bổ sung thêm vitamin và tuyệt đối không bỏ bữa để sức đề kháng cơ thể luôn ổn định.
  • Luôn cung cấp đủ nước cần thiết cho cơ thể: Nghẹt mũi sẽ khiến bạn phải thở bằng miệng, điều này có thể gây khô và tổn thương niêm mạc họng. Uống nước thường xuyên nhiều lần trong ngày để ngăn ngừa điều này. Hãy hẹn giờ uống nước theo các khung thời gian cố định trong ngày. Và tốt hơn là bạn nên uống từng ngụm nhỏ liên tục hơn là uống cả một ly cùng một lúc.
  • Hạn chế thú cưng ở trong phòng: Mặc dù vật nuôi có thể tạo thêm màu sắc cho cuộc sống của chúng ta, nhưng chúng cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong phòng của bạn. Lông chó mèo có thể gây dị ứng hoặc kích thích mũi như sổ mũi và ho. Mặc dù có thể hơi khó để giữ thú cưng của bạn ở bên ngoài phòng, nhưng bù lại căn phòng của bạn sẽ có một bầu không khí thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều. 
  • Thoa tinh dầu lên cơ thể vào mùa đông: Tinh dầu được cho là giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh và cải thiện giấc ngủ. Bạn có thể sử dụng tinh dầu để tự xoa bóp vùng ngực. Dầu bạch đàn, bạc hà và dầu tràm trà là một số ví dụ về các loại tinh dầu có thể đẩy lùi cái lạnh và giữ ấm cho hệ hô hấp của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng những loại tinh dầu chất lượng với độ tinh khiết cao để ngăn ngừa kích ứng da.
  • Hạn chế ngoáy mũi và đeo khẩu trang khi ra ngoài: Không nên ngoáy mũi quá thường xuyên hoặc xì mũi quá nhiều. Điều này khiến niêm mạc mũi bị tổn thương thêm và tiết nhiều dịch. Tốt nhất trước tiên bạn nên dùng thuốc nhỏ mũi để làm loãng dịch nhầy sau đó xì mũi nhẹ nhàng để làm thông mũi. Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh khói thuốc lá, bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào mũi.
Đeo khẩu trang khi ra đường giúp bảo vệ đường hô hấp khỏi khói bụi
Đeo khẩu trang khi ra đường giúp bảo vệ đường hô hấp khỏi khói bụi

Trên đây là những cách trị nghẹt mũi ở người lớn có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này cũng như giảm sự khó chịu mà nó gây ra một cách nhanh chóng ngay tại nhà. Bên cạnh đó là một số lưu ý giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ gặp phải các vấn đề về hô hấp và cải thiện tổng thể sức khỏe. Đừng quên tìm đến cơ sở y tế để thăm khám ngay nếu các triệu chứng kéo dài và gây bất tiện cho cuộc sống của bạn.

Bài viết cho bạn

Câu hỏi liên quan

Viêm phế quản là bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra những thường gặp nhất là do nhiễm các loại virus. Khi bị viêm phế quản, trẻ cần...

Xem chi tiết

Bị viêm xoang có nên nằm điều hòa, máy lạnh không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, đây là thiết bị làm mát không thể thiếu với những quốc gia có...

Xem chi tiết

Khi bị viêm họng ngoài những triệu chứng sưng đỏ niêm mạc họng, nổi hạch cổ, biếng ăn, quấy khóc thì trẻ còn có triệu chứng sốt cao 39 - 40 độ kéo dài nhiều...

Xem chi tiết

Nhiều người người bị viêm amidan thường dùng nước muối súc họng để làm dịu triệu chứng và kháng viêm. Tuy nhiên viêm amidan có nên ngậm nước muối không? Trong bài viết là những...

Xem chi tiết

Cắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất là mối quan tâm của rất nhiều người bệnh trong thời gian qua. Hiện nay có nhiều liệu pháp khác nhau được áp dụng trong việc điều...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có truyền nước được không là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Về bản chất, truyền dịch là hình thức bổ sung nước, điện giải, dinh dưỡng qua đường tĩnh...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa