Nội dung chính

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây đang là xu hướng chữa bệnh trong những năm gần đây. Sở dĩ phương pháp này được ưa chuộng là do sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn, lành tính và tốn ít chi phí. Dưới đây là Top 13 lá cây chữa viêm mũi dị ứng thông dụng, dễ kiếm cùng cách sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Top 13 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây hiệu quả

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường cùng sự biến đổi thất thường của khí hậu khiến tỷ lệ người mắc bệnh viêm mũi dị ứng ngày một gia tăng. Dù không quá nguy hiểm, song bệnh lại có tính chất dai dẳng, dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm.

Việc dùng thuốc tây để chữa viêm mũi dị ứng thường xuyên khiến người bệnh lo lắng gặp phải tác dụng phụ của thuốc. Do đó, mọi người có khuynh hướng lựa chọn các bài thuốc từ lá cây để chữa viêm mũi dị ứng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.

Lá cây hoa ngũ sắc điều trị viêm mũi dị ứng

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây ngũ sắc hiệu quả
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây ngũ sắc hiệu quả

Cây hoa ngũ sắc mọc khắp nơi và được hái cả thân, hoa hay lá để chữa bệnh, trong đó có chữa viêm mũi dị ứng. Đây là loại cây chứa nhiều tinh dầu, giúp kháng viêm, tiêu thũng, cầm máu và chống dị ứng như cadinen, demetoxygeratocromen hay geratocromen.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá hoa ngũ sắc rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối loãng. Để 20 phút rồi vớt ra cho ráo nước.
  • Say nhuyễn lá, lọc lấy nước cốt và cho vào lọ thuốc nhỏ mũi đã dùng hết.
  • Sử dụng nước này nhỏ mũi liên tục 4-5 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Lá lốt – Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây

Một số hoạt chất kháng sinh tự nhiên có trong tinh dầu lá lốt giúp tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh. Thêm vào đó, lá lốt cũng có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức mũi rất tốt.

Dân gian có 4 cách để chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt:

  • Cách 1: Sử dụng lá lốt tươi rửa sạch, vò nát rồi nhét trực tiếp vào lỗ mũi 2 lần mỗi ngày.
  • Cách 2: Say lá lốt để lấy nước cốt, sau đó nhỏ vào mũi giúp chống nghẹt mũi và làm thông thoáng lỗ mũi.
  • Cách 3: Nấu lá lốt cùng 1-2 lít nước. Sử dụng nước này để xông hơi khoảng 10 phút mỗi ngày.
  • Cách 4: Phơi khô lá lốt, sau đó tán thành bột mịn dùng để thổi vào trong mũi.

Sử dụng lá cây cà gai để chữa viêm mũi dị ứng

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây cà gai an toàn
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây cà gai an toàn

Cây cà gai hay còn gọi là cà độc dược, là vị thuốc có tính ấm, giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Ngoài việc chữa viêm mũi dị ứng, y học cổ truyền thường sử dụng lá này để làm thuốc chữa đau nhức xương khớp, kháng viêm.

Cách thực hiện:

  • Đem lá cà gai phơi khô và bảo quản trong hũ kín để dùng dần.
  • Mỗi khi bị viêm mũi dị ứng, lấy 1 ít lá khô đem đốt rồi hít phần khói bốc lên. Hãy dùng mũi để hít và dùng miệng để thở ra.
  • Thực hiện cách này mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút để có hiệu quả tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: TOP 13 Cách Trị Viêm Mũi Dị Ứng Dân Gian Đơn Giản, Hiệu Quả

Chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả từ lá cây bèo cái

Một trong những bài thuốc được nhiều người rỉ tai nhau áp dụng để chữa viêm mũi dị ứng tại nhà là bài thuốc từ lá bèo. Đây là loại lá có tính lạnh, vị cay, có tác dụng giảm ngứa, chống dị ứng và tiêu thũng.

Có 2 cách thường được sử dụng để chữa viêm mũi dị ứng bằng lá bèo cái:

  • Cách 1: Giã nát lá bèo cái tươi rồi pha thêm 1 ly nước ấm và khuấy đều lên. Sau đó lọc lấy nước để uống.
  • Cách 2: Giã lá bèo để lấy nước cốt rồi trộn chung với một thìa mật ong và một thìa nước cốt gừng. Uống đều đặn mỗi ngày 2 ly để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.

Lá ngải cứu được sử dụng để chữa viêm mũi dị ứng

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây, cụ thể là lá ngải cứu sẽ cho hiệu quả cao. Nhờ đặc tính kháng viêm và giảm đau tự nhiên, lá ngải cứu là vị thuốc nổi tiếng trong Đông y với công dụng chữa nhiều bệnh như trị ho, cảm cúm, rôm sảy, viêm khớp, kích thích tiêu hóa, viêm mũi dị ứng hay thậm chí là giảm mỡ bụng.

Người bệnh có thể dùng 1 trong 2 cách dưới đây để chữa viêm mũi dị ứng bằng lá ngải cứu:

  • Cách 1: Dùng lá ngải cứu tươi hoặc khô để nấu nước ngâm chân hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ. Cách này giúp kích thích lưu thông máu toàn thân, giảm nghẹt mũi, từ đó giúp người bệnh ngủ ngon và có thể trạng tốt hơn.
  • Cách 2: Sử dụng 100g lá và ngọn non của cây ngải cứu đã rửa sạch để trong bóng râm cho lá bớt héo. Tiếp tục sử dụng một miếng giấy nhỏ cuốn lá ngải cứu vào tạo hình dáng như một điếu thuốc lá để đốt và hơ các huyệt đạo từ 1-5 trên đỉnh đầu. Cách này khá phức tạp và cần độ chính xác cao, vì vậy người bệnh khi thực hiện cần nhờ đến sự giúp đỡ của thầy thuốc.

Xem thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Có Nên Đi Bơi? Làm Sao Để Trị Bệnh Đúng Cách?

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng lá cây xuyến chi

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây xuyến chi đơn giản tại nhà
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây xuyến chi đơn giản tại nhà

Lá cây hoa xuyến chi chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như methanol, sắt, kẽm, acetone, mangan, magie,… Theo y học cổ truyền, lá cây này được xếp vào nhóm thuốc có vị đắng, tính hàn và có tác dụng sát khuẩn, giải độc cho cơ thể nên tốt cho người mắc bệnh viêm mũi dị ứng.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá hoa xuyên chi rửa sạch với nước muối.
  • Sau đó giã lá để lấy nước cốt
  • Sử dụng bông gòn thấm nước cốt trên vào hai bên lỗ mũi
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần, sau vài ngày sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm.

Lá bạc hà chữa viêm mũi dị ứng

Trong lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất như menthol, menthyl acetat giúp kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh. Bên cạnh đó, loại lá này còn có công dụng làm thông mũi, xoa dịu tình trạng lo lắng cho người bệnh. Vì vậy, lá bạc hà thường được sử dụng để chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam.

Người bệnh có thể áp dụng 1 trong 2 cách dưới đây để chữa viêm mũi dị ứng:

  • Cách 1: Để một nắm lá bạc hà vào ấm rồi đổ nước sôi vào hãm. Sau đó thêm vào chút mật ong để uống hàng ngày.
  • Cách 2: Đun nước lá bạc hà để xông mũi 15 phút mỗi ngày.

Mẹo hay cho bạn: “Bật Mí” Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Cây Giao Cho Hiệu Quả Tốt Nhất

Kinh giới – Thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây

Không chỉ quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt, lá kinh giới còn được sử dụng như một cây thuốc nam trị viêm mũi dị ứng hay điều trị viêm xoang. Theo quan điểm Đông y, đây là loại thuốc có vị cay, quy vào Phế, Can với công dụng hạ nhiệt, trừ phong, tán hàn và lọc máu. Không chỉ có vậy, y học hiện đại cũng cho rằng đây là vị thuốc có khả năng kháng khuẩn, chống siêu vi, chống dị ứng nhờ hàm lượng tinh dầu cao.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 24g lá kinh giới đem sơ chế sạch rồi đun cùng 800ml nước
  • Sau khi nước cạn còn 400ml thì chia thành 2 phần để uống trong ngày.

Lá cây trầu không giúp điều trị viêm mũi dị ứng

Lá trầu không giúp điều trị các bệnh đường hô hấp hiệu quả
Lá trầu không giúp điều trị các bệnh đường hô hấp hiệu quả

Đây cũng là một trong các loại lá cây có tác dụng trị các bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả. Sở dĩ có tác dụng như vậy là vì hàm lượng tinh dầu trong lá trầu không chứa nhiều hợp chất phenolic quý. Từ đó giúp kháng lại virus, diệt khuẩn, thanh lọc phế và khai thông mũi. Bởi vậy, không phải tự nhiên mà lá trầu không được sử dụng như một cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá trầu không tươi rồi rửa sạch, để ráo nước
  • Thả lá trầu không trên vào nồi nước đang sôi để tiết tinh dầu.
  • Dùng nước lá trầu không để xông mũi khoảng 15 phút mỗi ngày để mũi được thông thoáng.

Nên xem: Bệnh Hen Suyễn Và Viêm Mũi Dị Ứng Có Khác Nhau Không?

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây húng chanh an toàn

Cũng giống như cây kinh giới, húng chanh vừa là một gia vị trong mỗi bữa ăn, vừa có tác dụng chữa bệnh về hô hấp nhờ lượng tinh dầu dồi dào. Trong tinh dầu của lá húng chanh chứa đến 65,2% các hợp chất phenolic như thymol, carvacrol, eugenol, salicylat và chavicol. Những hợp chất này giúp kháng khuẩn mạnh, trừ đờm, thông thoáng mũi nên có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng khoảng 60g lá húng chanh tươi rửa sạch và để ráo nước.
  • Sau đó đem sắc cùng 300ml nước cho đến khi nước cạn còn 200ml thì tắt bếp.
  • Uống thuốc khi còn ấm, mỗi ngày 2 lần để mũi được thông thoáng.

Lá bạch đàn có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng

Đây là loại lá cây quen thuộc để điều trị các bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Bởi trong tinh dầu của lá bạch đàn có chứa cineol giúp kháng khuẩn, làm loãng dịch nhầy đường hô hấp, kích thích tuần hoàn, kháng viêm, giảm đau, tiêu sưng và chống oxy hóa. Việc xông mũi bằng tinh dầu bạch đàn giúp bệnh nhân giảm phù nề niêm mạc, dễ tiết dịch và giảm tắc nghẽn mũi đáng kể.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng một nắm lá bạch đàn rửa sạch rồi bó lại.
  • Treo nắm lá vào mặt trên của vòi hoa sen (không treo dưới vòi hoa sen kẻo nước gây hỏng lá).
  • Tắm bằng nước ấm để hơi nóng bốc lên, giúp giải phóng tinh dầu từ lá và lan vào không khí.
  • Thực hiện cách này mỗi ngày 1 lần cho đến khi hết viêm mũi dị ứng.

Lưu ý: Trẻ em dưới 6 tuổi, người mắc bệnh kinh niên, phụ nữ mang thai không nên sử dụng cách này.

Có thể bạn quan tâm: Ngải Cứu Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Được Không? Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam từ lá cây tầm ma

Trong lá cây tầm ma chứa rất nhiều hoạt chất chống viêm, diệt khuẩn tự nhiên nên có tác dụng làm giảm triệu chứng viêm đỏ, phù nề và xung huyết ở niêm mạc mũi. Bên cạnh đó, loại cây này có có tác dụng ức chế sản sinh histamin. Đây là chất trung gian của phản ứng viêm và được sản sinh khi hệ miễn dịch phản ứng chống lại các yếu tố dị nguyên. Việc làm giảm hoạt động của chất này có tác dụng cải thiện các cơn ngứa mũi, hắt hơi, nghẹt mũi hay sổ mũi ở những người bị viêm mũi dị ứng.

Cách thực hiện:

  • Lá cây tầm gửi sau khi rửa sạch đem phơi khô rồi bảo quản nơi khô ráo.
  • Lấy 2 thìa dược liệu khô đem hãm với 200ml nước sôi trong khoảng 15 phút hoặc nấu trực tiếp với nước sôi khoảng 5 phút.
  • Sau đó lọc lấy nước trà rồi thêm vào 2 thìa mật ong, khuấy lên và uống khi nước còn ấm.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây tầm ma cho hiệu quả cao
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây tầm ma cho hiệu quả cao

Cây giao giúp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả

Nhiều hoạt chất quý có trong mủ cây giao có tác dụng ngăn chặn virus, chống viêm, diệt khuẩn và chống oxy hóa rất tốt. Theo Đông y, đây cũng là loại nam dược chuyên trị bệnh do phong độc, nhiệt độc như viêm mũi dị ứng nhờ khả năng giải độc, khử phong, tiêu viêm.

Cách thực hiện:

  • Dùng khoảng 20-25 cây giao đem rửa sạch, đặt sát mép nồi/ấm nước rồi cắt nhẹ nhàng thành từng khúc nhỏ và đun cùng nước sôi.
  • Xông mũi khoảng 15-20 phút để đào thải dịch viêm rồi rửa lại với nước sạch.
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối để có hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý:

  • Mủ cây giao khi tiếp xúc trực tiếp với da và mắt có thể khiến bỏng và mù lòa. Vì vậy, trong quá trình cắt cây giao và sơ chế, cần đeo găng tay, kính mắt để bảo vệ.
  • Tất cả dụng cụ được sử dụng để thực hiện bài thuốc không tái sử dụng với mục đích khác.
  • Không dùng cây giao cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người đang sử dụng thuốc tránh thai, người mắc bệnh kinh niên.

Đọc ngay: Tham Khảo Phương Pháp Diện Chẩn Chữa Viêm Mũi Dị Ứng

Lưu ý khi sử dụng lá cây để chữa viêm mũi dị ứng

Mặc dù chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây có nhiều ưu điểm, song phương pháp này cần thời gian dài để phát huy hiệu quả. Vì vậy, người bệnh phải thật sự kiên trì mới đạt được kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, khi sử dụng phương pháp này, mọi người cũng cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Người bệnh nên tham khảo, hỏi ý kiến của lương y, bác sĩ để lựa chọn bài thuốc điều trị phù hợp.
  • Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh không nên dùng các bài thuốc chiết xuất dung dịch để bôi trực tiếp vào niêm mạc mũi. Bởi da của trẻ rất mỏng, nhạy cảm nên dễ bị kích ứng.
  • Phương pháp này chỉ có tác dụng tốt nhất với các trường hợp bị viêm mũi dị ứng nhẹ, không phù hợp với người bệnh nặng.
  • Người bệnh nên tái khám thường xuyên, đúng hạn để kiểm tra tình trạng bệnh. Sau khoảng 15 ngày áp dụng mà các triệu chứng vẫn không cải thiện, hãy ngừng điều trị và dùng biện pháp cải thiện khác.

Bên cạnh những lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây, người bệnh cũng cần kết hợp song song với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên gây dị ứng như phấn hoa, hóa chất, khói bụi, lông động vật, khói thuốc lá,…
  • Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhóm vitamin và khoáng chất có trong rau xanh, hoa quả để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tránh xa rượu, bia, đồ ăn cay nóng hoặc quá lạnh, hạn chế hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng,…
  • Khi trời chuyển lạnh cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng mũi vào mỗi sáng và tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra cần uống đủ nước mỗi ngày, và có thể dùng thêm trà ấm.
  • Không nên lạm dụng quá nhiều các loại thuốc xịt mũi. Điều này làm cho niêm mạc mũi bị khô, xuất huyết hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến biến chứng viêm xoang.

Top 13 lá cây được gợi ý trên đây đều là những loại thảo dược dễ kiếm và có chi phí thấp, giúp người bệnh vượt qua các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để lựa chọn bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây phù hợp nhất.

Bài viết tham khảo

Câu hỏi liên quan

Phẫu thuật luôn tiềm ẩn rủi ro, biến chứng nên việc lựa chọn địa chỉ thực hiện là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Trước băn khoăn Mổ polyp mũi ở đâu tốt nhất?,...

Xem chi tiết

Người bị viêm mũi dị ứng có nâng mũi được không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Bởi tình trạng hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi… có thể làm gián đoạn quá trình...

Xem chi tiết

Đối với người bình thường hoạt động bơi lội thường giúp nâng cao thể trạng, rèn luyện sức khỏe và tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Tuy nhiên đa số người bệnh đều có...

Xem chi tiết

Có nhiều cách điều trị polyp mũi nhưng sử dụng thuốc điều trị, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa khối polyp phát triển bằng các mẹo dân gian. Khi polyp mũi lớn, ảnh hưởng...

Xem chi tiết

Một trong những vấn đề mà nhiều bệnh nhân băn khoăn khi cắt polyp mũi là có phải nằm viện không. Nắm rõ thời gian lưu viện sẽ giúp người bệnh chủ động sắp xếp...

Xem chi tiết

Viêm mũi di truyền là bệnh thường gặp, xảy ra khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các dị nguyên khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mức. Thông thường, một gia đình nếu có...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa