Bị Viêm Mũi Dị Ứng Có Gây Ho Không? Bác Sĩ Giải Đáp
Một trong những vấn đề mà nhiều bệnh nhân băn khoăn đó là Viêm mũi dị ứng có gây ho không? Bài viết đã tổng hợp ý kiến của chuyên gia nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ về tình trạng này. Đồng thời có thể chủ động chăm sóc, cải thiện triệu chứng khi gặp phải.
Viêm mũi dị ứng có gây ho không?
Bên cạnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng là bệnh hô hấp trên thường gặp ở nước ta. Bệnh lý này phổ biến ở mọi lứa tuổi từ trẻ em, người trưởng thành cho đến người cao tuổi. Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi phù nề, sưng viêm do tiếp xúc với các chất dị ứng như lông chó mèo, mạt bụi, khói thuốc, phấn hoa…
Do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên tỷ lệ viêm mũi dị ứng, viêm xoang ở nước ta luôn ở mức cao. Bệnh có tính chất lành tính, không nguy hiểm nhưng vô cùng dai dẳng, dễ tái phát. Nếu không biết cách điều trị và chăm sóc, triệu chứng có thể bùng phát mạnh gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống.
Triệu chứng điển hình thường gặp là nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi, đau nhức mũi, hắt hơi, chảy nước mắt… Tuy nhiên, một số người còn gặp phải tình trạng ho bên cạnh các triệu chứng kể trên. Vậy viêm mũi dị ứng có gây ho không?
Theo Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Kiên Hữu – Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, ho là triệu chứng có thể gặp phải ở người bị viêm mũi dị ứng. Biểu hiện này ít phổ biến hơn nên không được đề cập nhiều. Bệnh nhân thường ho vào buổi tối và sáng sớm, hoặc ho dai dẳng, liên tục nếu thời tiết chuyển lạnh đột ngột, tiếp xúc thường xuyên với lông chó mèo, hóa chất, khói thuốc…
Ho là phản xạ tự nhiên nhằm loại bỏ chất nhầy, các yếu tố dị ứng và kích ứng ra khỏi đường hô hấp. Khi niêm mạc mũi phù nề, sưng viêm và tăng tiết dịch, chất nhầy sẽ chảy ngược xuống cổ họng gây ra ngứa họng, khó chịu. Phản ứng ho sẽ được kích hoạt nhằm loại bỏ chất nhầy ứ đọng, đảm bảo sự thông suốt của đường hô hấp.
Viêm mũi dị ứng có thể gây ho trong một số trường hợp, đặc biệt là khi tiếp xúc với gió lạnh, nằm điều hòa hoặc hít phải phấn hoa, nấm mốc… Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, bạn không cần phải lo lắng quá mức. Nếu chăm sóc và điều trị đúng cách, tình trạng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Có thể bạn quan tâm: Viêm Mũi Dị Ứng Có Gây Sốt Không? Những Thông Tin Bạn Cần Biết
Cách khắc phục tình trạng ho do viêm mũi dị ứng
Giống như các triệu chứng khác, ho do viêm mũi dị ứng thường không quá nghiêm trọng và hiếm khi đe dọa đến sức khỏe. Ho là phản xạ giúp tống khứ đờm, chất nhầy cùng với các tác nhân dị ứng, kích ứng khác.
Tuy nhiên, ho dai dẳng có thể gây mất ngủ, khó ngủ, làm gián đoạn quá trình học tập, làm việc… Để cải thiện triệu chứng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
1. Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích ứng, dị ứng
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng đều được kích hoạt khi tiếp xúc với các chất dị ứng và kích ứng. Khi tiếp xúc với dị nguyên, cơ thể sẽ giải phóng histamin và các chất trung gian gây viêm. Kết quả là gây nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi, ho, chảy nước mắt…
Để giảm triệu chứng ho, cần phải cách ly với những tác nhân gây dị ứng và kích ứng như mạt bụi, lông thú cưng, nấm mốc, phấn hoa, hóa chất, nước hoa, sơn, khói thuốc lá… Khi hạn chế tiếp xúc với dị nguyên, tình trạng sổ mũi, chảy nước mũi, ho, ngứa mũi… sẽ được cải thiện rõ rệt.
2. Súc họng bằng nước muối
Như đã đề cập, ho là phản xạ sinh lý nhằm loại bỏ đờm ứ và các chất dị ứng, kích ứng nằm trên đường hô hấp. Để giảm triệu chứng này, bạn có thể súc họng bằng nước muối.
Nước muối có đặc tính kháng khuẩn, hỗ trợ giảm ngứa ngáy, đau rát cổ họng. Bên cạnh đó, súc họng còn giúp làm loãng dịch nhầy, từ đó có thể loại bỏ chất nhầy ứ đọng. Nên súc họng bằng nước muối 2 lần/ ngày để cải thiện tình trạng ho, ngứa họng do viêm mũi dị ứng gây ra.
Nên xem: TOP 8 Bài Thuốc Đông Y Trị Viêm Mũi Dị Ứng An Toàn, Khỏi Dứt Điểm
3. Xông mũi với tinh dầu
Một cách khác bạn có thể áp dụng đó là xông mũi với tinh dầu. Cách này tận dụng hơi ẩm từ nước để làm mềm niêm mạc mũi – xoang, hóa lỏng đờm và dịch tiết hô hấp. Sau khi xông mũi, bạn có thể loại bỏ nước mũi, đờm ứ ở cổ họng.
Bên cạnh đó, tinh dầu sẽ đi sâu vào bên trong giúp giảm viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Nếu thực hiện thường xuyên, không chỉ tình trạng ho mà các triệu chứng đi kèm như nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi… cũng sẽ được cải thiện rõ rệt.
4. Uống nhiều nước
Cổ họng khô rát, ứ đờm sẽ gây ra cảm giác ngứa và khó chịu. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước để làm dịu cổ họng, cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng gây ho dai dẳng.
Nên uống từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày, tốt nhất nên uống nước ấm để làm dịu niêm mạc họng. Ngoài ra, có thể dùng các loại trà như trà gừng, mật ong, trà nghệ, trà bạc hà… để làm ấm cổ họng và giảm ho. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung các loại nước ép từ rau củ và trái cây để cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Chia Sẻ Các Mẹo Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Mật Ong Đơn Giản
5. Dùng thức ăn mềm lỏng
Khi bị viêm mũi dị ứng, không chỉ niêm mạc mũi – xoang mà cổ họng cũng trở nên nhạy cảm hơn. Trong thời gian này, nên dùng các món ăn mềm, ít gia vị để dễ tiêu hóa và hạn chế kích thích lên cổ họng.
Tránh thức ăn cay nóng, khô cứng vì có thể khiến cho cổ họng bị đau rát, ngứa, khó chịu. Tình trạng này sẽ kích hoạt phản ứng ho khiến cho triệu chứng trở nên trầm trọng và dai dẳng hơn.
6. Vệ sinh không gian sống thường xuyên
Tác nhân kích ứng thường gặp nhất đó là chính là mạt bụi, nấm mốc có trong không gian sống. Để cải thiện triệu chứng và phòng ngừa tình trạng tái phát, bạn nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên. Giặt thảm, chăn, mền, gối định kỳ để loại bỏ tác nhân gây dị ứng, kích ứng.
Nếu sinh sống trong môi trường ô nhiễm, tỷ lệ bụi mịn cao, nên cân nhắc sử dụng máy lọc không khí. Khi thời tiết khô hanh, nên tăng độ ẩm bằng thiết bị chuyên dụng. Duy trì chất lượng không khí lý tưởng sẽ giúp hạn chế viêm mũi dị ứng và các bệnh hô hấp khác tái phát.
Đọc thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Xuất Tiết: Nguyên Nhân Và Các Biện Pháp Chữa Trị Bệnh Hiệu Quả
7. Điều trị theo chỉ định
Khi viêm mũi dị ứng bùng phát, nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị sớm sẽ giúp kiểm soát nhanh các triệu chứng khó chịu như ho, nghẹt mũi, ngứa họng, sổ mũi… Đồng thời hạn chế bệnh tiến triển dai dẳng gây ù tai, mất ngủ, giảm khứu giác, ảnh hưởng đến thính lực.
Hiện nay, điều trị viêm mũi dị ứng có khá nhiều lựa chọn nhưng phổ biến nhất là sử dụng thuốc. Phẫu thuật được cân nhắc khi điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, viêm mũi dị ứng tái đi tái lại nhiều lần và đã phát sinh biến chứng (viêm ổ mắt, viêm tai giữa, phì đại cuốn mũi…).
Do tính chất bệnh dai dẳng nên ngoài các phương pháp trên, bạn có thể kết hợp thêm với các kỹ thuật từ y học cổ truyền như xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, cấy chỉ… Các phương pháp này đều mang lại hiệu quả trong việc đẩy lùi triệu chứng, nâng cao khả năng phòng vệ của cơ thể.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã được giải đáp băn khoăn Viêm mũi dị ứng có gây ho không? và biết cách chăm sóc, điều trị khi gặp phải. Vì bệnh có tính chất dai dẳng nên việc chăm sóc cần được thực hiện lâu dài để phòng tránh tái phát.
Tham khảo thêm:
- Bệnh Viêm Xoang Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị An Toàn
- [Giải Đáp] Viêm Amidan Có Gây Sốt Không? Kéo Dài Trong Bao Lâu?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!