Viêm Mũi Dị Ứng Xuất Tiết: Nguyên Nhân Và Các Biện Pháp Chữa Trị Bệnh Hiệu Quả
Viêm mũi dị ứng xuất tiết là một dạng bệnh hô hấp rất thường gặp và bất kỳ ai cũng có thể mắc căn bệnh này nếu sống trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi hoặc cơ thể có sức đề kháng kém. Vậy thực sự đây là căn bệnh như thế nào, dấu hiệu của bệnh ra sao và làm gì để chữa bệnh đúng cách? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Viêm mũi dị ứng xuất tiết là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Viêm mũi dị ứng xuất tiết là tình trạng trong mũi và họng của người bệnh xuất hiện dịch nhầy. Bệnh này thường xuất hiện trong trường hợp bệnh nhân mắc cảm cúm, viêm mũi họng cấp khi thời tiết thay đổi, giai đoạn chuyển mùa hoặc sinh sống trong môi trường có độ ẩm quá cao, quá ô nhiễm cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh viêm mũi họng xuất tiết tuy có thể gặp ở mọi đối tượng song căn bệnh này lại dễ bắt gặp nhiều ở trẻ em, người già hoặc những người có sức đề kháng yếu. Bệnh có thể gây ra một số triệu chứng nhẹ nhàng như cảm cúm thông thường và thường tự hết sau 5-7 ngày nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ trở nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm amidan, viêm phế quản, tổn thương não, suy giảm thị lực, thính lực,…
Xem thêm định nghĩa: Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Là Gì? Các Đối Tượng Mắc Bệnh Và Phương Pháp Điều Trị
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng xuất tiết
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm mũi dị ứng xuất tiết ở mỗi trường hợp bệnh nhân là hoàn toàn khác nhau. Việc tìm ra đúng nguyên nhân gây nên bệnh sẽ giúp quá trình chữa trị bệnh đi đúng trọng tâm và hiệu quả gấp nhiều lần. Theo nhiều chuyên gia, một số nguyên nhân thường gây ra bệnh viêm mũi dị ứng xuất tiết như:
- Khi cơ thể có sức đề kháng yếu, sẽ dễ khiến các loại vi khuẩn, nấm mốc, virus từ bên ngoài tấn công vào và gây nên bệnh viêm mũi họng cấp xuất tiết và một số bệnh hô hấp khác.
- Ô nhiễm môi trường khiến không khí chứa nhiều khói bụi, khí thải xe cộ, khí thải công nghiệp hay khói thuốc lá cũng là nguyên nhân làm gia tăng lượng vi khuẩn gây bệnh trong khoang mũi.
- Một số các dị nguyên trong môi trường dễ gây kích mũi như lông động vật, phấn hoa, hoá chất tẩy rửa,….cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi xoang xuất tiết.
- Thời tiết chuyển giao mùa, thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc độ ẩm trong không khí thấp khiến cơ thể không kịp thích nghi. Đó cũng là nguyên nhân gây xung huyết và kích thích sản sinh nhiều dịch nhầy trong mũi xoang, họng.
- Các vấn đề về cấu trúc mũi bất thường như biến dạng mũi sau phẫu thuật hoặc lệch vách ngăn mũi đều có thể khiến lớp bảo vệ niêm mạc mũi mất đi khả năng phòng vệ khi bị vi khuẩn, virus tấn công gây nên bệnh viêm mũi dị ứng xuất tiết và nhiều vấn đề hô hấp khác.
Triệu chứng của bệnh viêm mũi xuất tiết là gì?
Bệnh viêm mũi dị ứng xuất tiết thường có nhiều triệu chứng nhẹ khiến người bệnh thường lầm tưởng với bệnh cảm cúm thông thường. Đến khi bệnh trở nặng mới có các dầu hiệu nhận biết đặc trưng. Bởi vậy khi bạn nhận thấy một số dấu hiệu bệnh dưới đây, bạn nên đến trực tiếp cơ sở khám bệnh chuyên khoa để xác định đúng căn bệnh của mình:
- Họng có cảm giác khô và rát: Viêm mũi dị ứng xuất tiết sẽ gây ra cảm giác đau cổ họng và khô rát cho người bệnh. Nếu gặp tình trạng nuốt cảm thấy đau rát ở họng hoặc lúc nào cơ thể cũng cảm thấy khát nước người bệnh nên thận trọng và thăm khám họng kĩ càng. Khi bệnh trở nặng cơn đau có thể lan sang cả tai khiến tai bị ù và kèm theo ho khan làm người bệnh khàn tiếng, thậm chí mất cả tiếng.
- Dịch nhầy trong mũi tiết ra nhiều và ứ đọng bên trong khoang mũi gây nghẹt mũi kéo dài, ban đầu có thể nghẹt một bên nặng hơn có thể nghẹt cả 2 bên mũi gây khó khăn khi thở.
- Chất nhầy từ mũi chảy ngược xuống họng thường xuyên khiến dễ biến chứng thành bệnh viêm họng.
- Cuốn mũi sưng to, phù nề, thi thoảng gặp tình trạng xung huyết mũi.
- Vào ban đêm hoặc sáng sớm có thể cảm thấy đau nhức vùng mũi, thậm chí lan lên cả vùng trán.
- Một số bệnh nhân có thể xuất hiện dịch nhầy mũi đặc quánh, có mùi hôi và màu sắc bất thường.
- Mất khứu giác tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Điều trị viêm mũi dị ứng xuất tiết đúng cách
Để điều trị bệnh viêm mũi xoang xuất tiết người bệnh cần xác định đúng mức độ bệnh của mình từ đó các bác sĩ sẽ kê khai những loại thuốc chữa trị phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến thường được sử dụng để điều trị căn bệnh viêm mũi dị ứng xuất tiết.
Chữa bệnh viêm mũi xoang xuất tiết phù nề bằng thuốc Tây
Trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng xuất tiết, việc sử dụng thuốc Tây cho kết quả khá nhanh chóng trong việc loại bỏ các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm mũi xoang xuất tiết phù nề gây nên.
Những trường hợp bị bệnh nặng do nhiễm trùng vi khuẩn, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh. Thuốc kháng sinh có tác dụng chính là ức chế vi khuẩn gây bệnh, qua đó cải thiện tình trạng phù nề, sưng viêm và làm giảm tiết dịch nhầy trong khoang mũi, giúp bệnh nhân đỡ nghẹt mũi.
Một số loại thuốc thường được các bác sĩ kê đơn khi điều trị viêm mũi dị ứng xuất tiết như sau:
- Nhóm thuốc kháng Histamin H1: Nhóm thuốc này có tác dụng chính là chống dị ứng, giảm tiết dịch nhầy, làm thông thoáng đường thở, chống nghẹt mũi.Một vài thuốc kháng histamin H1 thường được sử dụng trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng xuất tiết là Desloratadine, Loratadin,… Các loại thuốc này có thể gây buồn ngủ và một số tác dụng phụ khác. Vì vậy, bạn không nên tự ý sử dụng và lạm dụng thuốc kháng histamin H1 trong thời gian dài. Việc dùng thuốc theo theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
- Thuốc chứa corticoid: Nhóm thuốc này thường được chỉ định với mục đích giảm viêm, giảm sưng phù nề như: Polydexa hay Collydexa. Thuốc corticoid thường gây nhiều tác dụng phụ nên bạn cần sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh sử dụng thuốc kéo dài.
- Thuốc co mạch: Argyrol là loại thuốc thường dùng trong nhóm thuốc này. Argyrol có tác dụng làm khô bề mặt niêm mạc mũi, cải thiện tình trạng xung huyết trong mũi xoang hiệu quả
- Thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể cho những bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng xuất tiết sử dụng Paracetamol trong trường hợp bị đau đầu hoặc đau nhức mũi.
- Thuốc xịt mũi, nhỏ mũi: Nhóm thuốc này có tác dụng sát trùng tại chỗ, làm loãng dịch nhầy trong mũi. Các loại thuốc xịt nhỏ mũi thường dùng trong chữa viêm mũi dị ứng xuất tiết như: Aladka, Coldi-B, Flixonase, Otrivin,….
Đừng bỏ lỡ: Điểm Danh TOP 4 Thuốc Viêm Mũi Dị Ứng Của Mỹ Tốt Nhất Trên Thị Trường
Chữa bệnh viêm mũi xuất tiết bằng Đông y
Đông y là phương pháp chữa viêm mũi dị ứng xuất tiết vừa hiệu quả triệt để lại vừa an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Theo quan niệm chữa viêm mũi dị ứng xuất tiết của Đông y, các bài thuốc phải vừa tăng cường chức năng hoạt động của các tạng tỳ, thận, phế vừa loại bỏ được các yếu tố phong tà độc mới giải quyết được bệnh hiệu quả. Một số bài thuốc Đông y hay chữa viêm mũi xuất tiết theo từng thể bệnh, bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc chữa bệnh viêm mũi xoang xuất tiết thể phong hàn phạm phế
Triệu chứng thường thấy của thể bệnh này: Ngứa mũi, nước mũi chảy nhiều, hắt hơi liên tục,…. khi bị cảm gió lạnh, nghẹt mũi, người ớn lạnh. Bài thuốc sẽ sử dụng các nguyên liệu có tính ấm, nóng, vị cay để sơ phong, tán hàn, thông khiếu.
Nguyên liệu: Quế chi 4-6gr, bạch chỉ 8-10gr, bèo cái 10-12gr (chỉ lấy lá, bỏ rễ), thương nhĩ tử 12gr, thông bạch 6-8gr, gừng tươi 4-6gr, kinh giới 8-10gr, mã đề 8-10gr, đại táo 3 quả.
Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi đun cùng 600 ml nước sạch, đến khi thấy thuốc cạn còn chừng 300 ml, chắt thuốc ra bát và chia làm 2 phần. Uống vào buổi sáng và tối trước khi ăn. Lưu ý nên sử dụng khi thuốc còn ấm để cho hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc trị viêm mũi dị ứng xuất tiết theo thể phong nhiệt phạm phế
Triệu chứng thường thấy của thể bệnh này: Chảy nước mũi vàng nhẹ, nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi, suy giảm khứu giác, sốt, nhức đầu, ra mồ hôi,…. Bài thuốc này sẽ sử dụng những nguyên liệu có tính mát, vị cay để tán phong thanh nhiệt, thông khiếu cho cơ thể.
Nguyên liệu : bồ công anh 12gr, rau diếp cá 10-12gr, lá dâu tằm 8-10gr, cúc tần 8-10gr, kim ngân hoa 12-16gr, ké đầu ngựa 12gr, mã đề 8-10gr, cam thảo nam 8-10gr, bạc hà 6-8gr, kinh giới 8-10gr.
Cách thực hiện: Sắc tất cả nguyên liệu trên với 750 ml nước, khi nước thuốc cạn còn 300 ml, đổ thuốc ra bát và chia làm 2 lần uống trước bữa ăn. Nên sử dụng khi thuốc đã nguội.
Bài thuốc thể phế, tỳ khí hư chữa bệnh viêm mũi xuất tiết
Triệu chứng của thể bệnh này : hắt hơi nhiều thành từng tràng dài, ngứa mũi nhiều, chảy nước mũi trong, khi gặp thời tiết lạnh hoặc khi gặp các tác nhân gây dị ứng thì bệnh ptái phát liên tục kèm theo tình trạng khó thở, người mệt mỏi,….Bài thuốc này sử dụng các dược liệu quý để bổ khí thông khiếu, ích phế cổ biếu nhằm làm giảm các triệu chứng do bệnh gây ra.
Nguyên liệu: Rễ đinh lăng 12gr, ké đầu ngựa 12gr, kinh giới 10-12gr, đẳng sâm 12gr, mã đề 8-10gr, bạch chỉ 8-10gr, bạc hà 8-10gr, ý dĩ (sao) 12gr, đậu ván (sao) 12gr, ngũ vị tử 6gr.
Cách thực hiện: cho tất cả nguyên liệu vào ấm và sắc cùng 750 ml nước, sắc đến khi thấy thuốc cạn còn chừng 300 ml thì tắt bếp đổ thuốc ra và chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.
Tìm hiểu thêm: TOP 8 Bài Thuốc Đông Y Trị Viêm Mũi Dị Ứng An Toàn Và Hiệu Quả Nhất
Chữa viêm mũi dị ứng xuất tiết bằng mẹo dân gian
Đây là phương pháp chữa viêm mũi xuất tiết đơn giản và tiết kiệm nhất, bởi những nguyên liệu sử dụng ở phương pháp này thường dễ kiếm và cách thực hiện cũng rất nhanh gọn. Những trường hợp bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng xuất tiết dạng nhẹ có thể tham khảo các cách chữa trị đơn giản tại nhà dưới đây:
Sử dụng lá bạc hà để xông mũi
Lá bạc hà chữa được hầu hết các bệnh đường hô hấp và các bệnh liên quan đến dị ứng. Bởi thành phần của nó chứa hàm lượng lớn tinh dầu cùng các hoạt chất sinh học như L- menthol, Methyl acetate L – limonene, L-a-pine. Đây cũng là thảo dược có vị cay, tính mát giúp trừ phong nhiệt, thông khiếu, hạ khí.
Bên cạnh đó tinh dầu bạc hà còn giúp giảm căng thẳng, trầm cảm và mệt mỏi kích thích đầu óc minh mẫn, trị rối loạn giấc ngủ, đồng thời nó cũng có tác dụng kháng viêm nên làm dịu đi cảm giác đau đớn, khó chịu khi nhiễm trùng.
Nguyên liệu: Bạn có thể sử dụng 1 nắm lá bạc hà tươi hoặc có thể sử dụng những lọ tinh dầu bạc hà nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Dùng một nắm lá bạc hà tươi đem rửa sạch rồi bỏ vào ấm nước đang sôi để cho tinh dầu bốc lên và xông mũi
- Hoặc có thể nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu bạc hà vào nước sôi để xông mũi hàng ngày.
- Mỗi ngày chỉ thực hiện 1 – 2 lần vào mỗi buổi sáng hoặc tối để giúp mũi thông thoáng.
Lưu ý:
Một số người có cơ địa mẫn cảm với bạc hà thì không nên sử dụng phương pháp này.
Không dùng tinh dầu bạc hà xông mũi cho trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Trị viêm mũi dị ứng xuất tiết bằng gừng
Gừng là nguyên liệu dễ tìm thấy trong gian bếp của người Việt tuy nhiên trong gừng chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên. Gừng chứa Gingerol là một trong những hợp chất có khả năng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ nhất. Ngoài ra, 2 hợp chất piperine và capsaicin có trong gừng cũng có khả năng kháng histamin giúp thông thoáng mũi hiệu quả.
Nguyên liệu: Gừng tươi, mật ong.
Cách thực hiện:
- Gừng rửa sạch, gọt vỏ và thái thành từng lát mỏng hòa cùng với nước sôi, để chừng 5-10 phút cho ra hết tinh chất gừng.
- Hòa thêm mật ong vào để dễ uống hơn.
- Mỗi ngày người bệnh nên uống 2 cốc nước gừng mật ong vào buổi sáng và buổi tối sẽ giúp làm ấm cơ thể và có tác dụng trị viêm mũi xuất tiết hiệu quả.
Lưu ý:
Không sử dụng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi. Có thể thay thế mật ong bằng đường phèn cho trẻ dễ uống.
Đọc thêm: Chia Sẻ Bí Kíp Trị Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Hạt Gấc Tốt Cho Sức Khỏe Người Bệnh
Các biện pháp phòng tránh bệnh viêm mũi xoang xuất tiết
Mặc dù căn bệnh viêm mũi dị ứng xuất tiết khá phổ biến hiện nay, nhưng nếu biết cách phòng tránh, mọi người hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này. Theo lời khuyên của các chuyên gia, mọi người nên biết các cách phòng tránh bệnh sau:
- Thường xuyên giặt giũ rèm cửa, chăn ga, gối đệm, thảm,… để giảm thiểu vi khuẩn, nấm mốc và bụi bẩn trong không gian sống.
- Thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý.
- Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi, nhất là vùng tai, mũi, họng.
- Hạn chế nuôi vật nuôi trong nhà vì lông thú sẽ là nguyên nhân gây dị ứng phổ biến.
- Bổ sung vitamin C từ thức ăn hoặc viên uống bổ sung để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Nếu phát hiện mình mắc căn bệnh viêm mũi dị ứng xuất tiết bạn cần thăm khám để biết rõ về mức độ bệnh của mình và có cách điều trị dứt điểm nó để tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về căn bệnh này và có cách xử lý nó an toàn hiệu quả.
Bài viết liên quan
- TOP 10 Bài Tập Yoga Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Tốt Nhất Dành Cho Người Bệnh
- Viêm Mũi Dị Ứng Mãn Tính Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!