Yoga chữa viêm mũi dị ứng có tốt không là băn khoăn của không ít người bệnh hiện nay. Vậy, liệu phương pháp này có thật sự hiệu quả? Người bệnh cần tập luyện như thế nào, trình tự các động tác ra sao mới là đúng? Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết giúp mọi người giải quyết thắc mắc trên.
Yoga chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả không?
Yoga là một trong những môn thể thao rất có lợi cho sức khỏe. Bộ môn này mới chỉ du nhập vào Việt Nam những năm gần đây, song đã có độ lan tỏa rộng rãi. Tập yoga không chỉ giúp tăng cường độ dẻo dai, thư giãn gân cốt mà còn khiến mọi người giải tỏa tâm lý và nâng cao sức khỏe.
Vậy tập yoga chữa được viêm mũi dị ứng được không? – Bộ môn này tuy không thể chữa khỏi bệnh nhưng có công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như: chảy nước mũi, nghẹt mũi, vướng khó chịu ở họng,… Đồng thời ngăn giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Yoga có thể mang lại một số tác dụng sau nếu người bệnh viêm mũi dị ứng thường xuyên tập luyện bộ môn này:
- Ổn định đường thở: Đây được xem là tác dụng lớn nhất của yoga. Khi tập thường xuyên tập, người bệnh sẽ cảm thấy vùng bụng săn chắc và co giãn hơn. Nhờ vậy, đường thở được ổn định, đồng thời các cơ quan điều hòa sức khỏe cũng được cải thiện một cách đáng kể.
- Cải thiện hệ thống hô hấp: Điều quan trọng và cốt lõi nhất khi tập yoga chính là điều chỉnh nhịp độ hít thở của bản thân. Một số bài tập yoga có công dụng rất tốt trong việc thanh lọc cơ thể, nhờ vậy giúp giảm tắc nghẽn tại mũi, họng và đào thải hết các độc tố ra khỏi cơ thể.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Một trong những nguyên nhân chính gây viêm mũi dị ứng là do hệ miễn dịch của cơ thể yếu. Việc vận động thường xuyên và khoa học không chỉ làm cho cơ thể dẻo dai, mà còn giúp điều hòa tuần hoàn máu và quá trình trao đổi chất trong cơ thể được diễn ra tốt hơn. Nhờ vậy, người bệnh sẽ có một cơ thể khỏe mạnh và hệ miễn dịch được tăng cường.
- Tâm lý thoải mái: Bởi yoga là bộ môn thể thao kết hợp cùng một lúc hành động của thể xác và ý chí tinh thần, nên việc luyện tập thường xuyên không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà tâm lý người bệnh cũng sẽ được thư giãn tốt hơn. Với những người thường xuyên bận rộn thì yoga còn có tác dụng giảm stress, có một giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Có thể bạn quan tâm: Viêm Mũi Dị Ứng Có Nên Đi Bơi Không? Làm Sao Để Điều Trị Đúng Cách?
Top 10 bài tập yoga chữa viêm mũi dị ứng tốt nhất hiện nay
Với những lợi ích nhất định mà việc luyện tập Yoga đã mang lại cho mọi người. Người bệnh viêm mũi dị ứng nên áp dụng các bài tập dưới đây để cải thiện bệnh hữu hiệu:
Pavanamuktasana – Bài tập yoga chữa viêm mũi dị ứng
Pavanamuktasana là tư thế khá đơn giản và có thể áp dụng được ngay cả cho những người mới tập. Bài tập này có tác dụng kích thích thần kinh, thúc đẩy sự lưu thông máu, đồng thời giải phóng các độc tố ra khỏi cơ thể và khiến tinh thần minh mẫn hơn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Nằm ngửa lên thảm tập, đồng thời đặt hai bàn chân sát cạnh nhau và 2 tay đặt dọc theo cơ thể.
- Bước 2: Hít một hơi thật sâu, sau đó vừa thở ra, vừa đẩy đầu gối lên phía trước ngực. Sau đó ép đùi lên trên bụng, đồng thời chân co lại. Lúc này, hai tay ôm lấy hai chân và giữ tư thế đó với nhịp thở đều trong khoảng 10-20 giây. Khi hít vào hãy nới lỏng và khi thở ra thì ôm chặt 2 chân ép vào bụng và ngực.
- Thời gian luyện tập: 20 giây, và thực hiện liên tục 3-5 lần.
Bài tập Bhujangasana
Ngay cả những người mới tập Yoga cũng có thể áp dụng các động tác của bài tập Bhujangasana này một cách dễ dàng. Bài tập không chỉ giúp cải thiện chức năng phổi, mà còn làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, khó thở.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Nằm sấp trên thảm sao cho cho toàn bộ phần bụng tiếp xúc với thảm hoặc sàn. Hai chân duỗi thẳng, khép vào nhau, đồng thời ngón cái chạm vào sàn.
- Bước 2: Đặt 2 bàn tay úp xuống sao cho ngang với vai.
- Bước 3: Sử dụng lực cánh tay để nhấc phần cơ thể lên và hít sâu.
- Bước 4: Đưa cổ về phía sau, đồng thời kéo giãn cơ hoành, ưỡn ngực hết cỡ.
- Bước 5: Giữ nguyên tư thế, đồng thời hít thở đều rồi hạ người từ từ về tư thế ban đầu.
- Thời gian thực hiện: Khoảng 15 đến 30 giây cho mỗi lần tập.
Sethu Bandhasana hỗ trợ chữa viêm mũi dị ứng
Cũng như nhiều bài tập khác, Sethu Bandhasana là một bài tập khá đơn giản, rất phù hợp cho người mới bắt đầu. Công dụng của bài tập đối với người viêm mũi dị ứng là giúp cải thiện chức năng hô hấp và thúc đẩy trao đổi chất, nhằm thải chất độc ra ngoài, hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn. Bên cạnh đó, bài tập còn có tác dụng thư giãn và làm đầu óc dễ chịu hơn, minh mẫn hơn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Nằm trên thảm tập, đồng thời đặt hai tay dọc theo thân, lòng bàn tay hướng xuống dưới.
- Bước 2: Hai lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất, khoảng cách giữa 2 bàn chân rộng bằng vai, đồng thời căng đầu gối sao cho mắt cá chân và đầu gối cùng nằm trên 1 đường thẳng.
- Bước 3: Hít vào, đồng thời nhấc lưng lên khỏi thảm, căng bụng và ngực nhất có thể.
- Bước 4: Giữ im tư thế đó và thở đều, chậm và sâu.
- Thời gian tập luyện: Trong vòng 1 phút, và nên thực hiện khi bụng đói (buổi sáng sớm hoặc sau khi ăn 4-6 giờ)
Tìm hiểu thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Không Nên Ăn Gì Và Ăn Gì Để Kiểm Soát Bệnh?
Yoga chữa viêm mũi dị ứng với tư thế Vrikshasana
Khi thực hiện tư thế Vrikshasana, người tập cần tập trung để đạt được độ cân bằng của cơ thể. Đối với người mới tập, việc giữ cơ thể ở nguyên vị trí trong lúc lâu là không dễ dàng. Tuy nhiên, nếu tập đều đặn, khả năng của mọi người sẽ được cải thiện dần dần. Tư thế này không chỉ góp phần giải tỏa căng thẳng mà còn giúp thư giãn do những phiền toái mà bệnh viêm mũi dị ứng mang lại.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đứng thẳng trên mặt sàn hoặc thảm tập. Để hai tay buông dọc theo cơ thể.
- Bước 2: Cong đầu gối phải rồi đưa chân phải đặt trên đùi trái.
- Bước 3: Lấy chân trái làm trụ, sau đó giữ nguyên tư thế
- Bước 4: Hít thở đều, từ từ đưa thẳng hai tay lên cao rồi chắp lại.
- Bước 5: Lặp lại động tác tương tự với chân và tay ngược lại.
- Thời gian thực hiện: Người mới tập có thể thực hiện khoảng 15s. Sau đó, tăng thời gian lên cho đến khi được 1 phút.
Bài tập Ustrasana – Yoga chữa viêm mũi dị ứng
Đây là bài tập mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần người bệnh. Đặc biệt, Ustrasana còn giúp kéo căng lồng ngực và cải thiện hô hấp, hỗ trợ chữa bệnh viêm mũi dị ứng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Quỳ thẳng người trên thảm hoặc sàn nhà, hai tay đặt lên hông. Lúc này, đầu gối 2 chân đặt rộng bằng vai, lòng bàn chân hướng lên trên.
- Bước 2: Hít sâu, rồi từ từ đưa hai tay về phía sau
- Bước 3: Lấy ngón tay để giữ gót chân, lưng hơi cong nhẹ và đầu ngửa ra sau.
- Thời gian luyện tập: Mỗi lần thực hiện trong khoảng 30-60 giây, lặp lại khoảng 5 lần.
Bài tập Adho Mukha Svanasana
Bài tập yoga Adho Mukha Svanasana còn có tên gọi khác là tư thế úp mặt. Tư thế này giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, loại bỏ các tác nhân gây kích thích dẫn đến viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó, bài tập cũng tốt cho cả phần vai gáy.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chống hai tay và 2 chân xuống đất để nâng cơ thể lên khỏi mặt đất.
- Bước 2: Hít thở đều và cố gắng nâng phần hông lên cao nhất có thể, đồng thời duỗi thẳng khuỷu tay và phần gối.
- Bước 3: Giữ hình dáng theo hình chữ V ngược và hít thở đều.
- Thời gian thực hiện động tác: Mỗi lần khoảng 1 phút.
Bài tập yoga chữa viêm mũi dị ứng Trikonasana
Khi thực hiện bài tập này, người bệnh sẽ tạo dáng giống một hình tam giác. Tư thế này giúp mở ngực để có lợi cho hô hấp, đồng thời giúp đầu óc thư giãn thoải mái, hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đứng thẳng trên mặt đất, hai chân dang rộng hơn vai và chân trái đưa xa cơ thể hơn chân phải.
- Bước 2: Hít thật sâu rồi thở ra, sau đó từ từ uốn cong cơ thể xuống sao cho hông giữ nguyên.
- Bước 3: Đưa tay trái lên cao, tay phải chạm xuống đất sao cho hai tay tạo thành đường thẳng.
- Bước 4: Hít thở sâu và dài.
- Bước 5: Thực hiện lại động tác trên nhưng đổi bên.
- Thời gian thực hiện động tác: 10-15 giây cho mỗi bên và lặp lại 5 lần.
Đọc thêm: Các Phương Pháp Bấm Huyệt Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Bài tập Ardha Chandrasana
Bài tập Ardha Chandrasana có tác dụng thuyên giảm triệu chứng căng thẳng và mệt mỏi do viêm mũi dị ứng gây nên. Bên cạnh đó còn mang lại lợi ích cho vùng cột sống và vai.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đứng thẳng, đồng thời để hai chân dang rộng tầm 50cm
- Bước 2: Nghiêng người về phía bên phải, tay phải chống xuống đất, cách chân một khoảng bằng 40cm.
- Bước 3: Nâng chân trái lên từ từ sao cho chân trái song song với mặt đất.
- Thời gian thực hiện động tác: Khoảng 15 giây cho người với tập và 30-60 giây cho người tập luyện lâu năm.
Bài tập yoga chữa viêm mũi dị ứng Gomukhasana
Gomukhasana là một trong những bài tập có tư thế tương đối khó. Tuy nhiên, lại có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị viêm mũi dị ứng, bởi tư thế này giúp kéo căng cơ ngực, hỗ trợ không khí trong cơ thể được lưu thông tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Ngồi thẳng lưng, hai chân xếp chồng lên nhau, sao cho gót chân phải chạm mông trái.
- Bước 2: Tay phải đưa lên cao và đưa ra sau lưng qua vai. Bên cạnh đó, tay trái cũng đưa ra sau lưng nhưng hạ cánh tay xuống dưới.
- Bước 3: Để hai tay nắm lại với nhau.
- Bước 4: Kéo căng cơ hoành, đồng thời giữ nguyên vị trí và hít thở đều.
- Thời gian thực hiện: Khoảng 30-60 giây và thực hiện 3-5 lần.
Bài tập Virabhadrasana
Bài tập yoga Virabhadrasana còn có tên gọi khác là tư thế chiến binh. Tư thế này cực kỳ hiệu quả trong việc chữa trị viêm mũi dị ứng. Sở dĩ như vậy là bởi tư thế này giúp căng phổi, cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể và cải thiện hô hấp.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đứng thẳng, đặt chân phải lên phía trước, chân trái phía sau, đồng thời hai tay dang rộng.
- Bước 2: Xoay bàn chân trái (phía sau) ra ngoài thành góc 90 độ, và bàn chân phải để hơi chếch về bên trái.
- Bước 3: Nâng tay lên ngang vai, lòng bàn tay ngửa lên trời sao cho cánh tay song song với mặt đất.
- Bước 4: Bắt đầu hít thở rồi từ từ uốn cong đầu gối phải sao cho đầu gối và mắt cá chân tạo thành một đường thẳng.
- Bước 5: Hai tay vươn cao, đồng thời úp lòng bàn tay vào nhau rồi hạ thấp người, đẩy vùng xương chậu xuống.
- Bước 6: Thực hiện động tác từ từ rồi đổi bên khi hoàn thành.
- Thời gian thực hiện: Mỗi động tác thực hiện mỗi bên 10 lần, mỗi lần trong khoảng 10-15 giây.
Tham khảo: Danh Sách 13 Loại Thuốc Viêm Mũi Dị Ứng Tốt Nhất Bạn Không Nên Bỏ Qua
Một vài lưu ý khi thực hiện bài tập yoga
Yoga chữa viêm mũi dị ứng vốn là phương pháp đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách sẽ bị “phản tác dụng”. Dưới đây là một số lưu ý giúp người bệnh có được kết quả điều trị bệnh tốt nhất:
- Đối với những người bệnh khi mới làm quen với Yoga, chỉ cần cố gắng căng hết cơ thể. Khi mới tập, chỉ nên thực hiện khoảng 70 đến 90%. Sau đó rèn luyện từ từ để nâng lên mức 100%. Điều quan trọng khi thực hiện phương pháp này là phải đúng kỹ thuật của từng động tác. Nếu có điều kiện, hãy tập luyện dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn.
- Trước khi thực hiện bài tập yoga chữa viêm mũi dị ứng, người bệnh cần thiền định nhằm cân bằng tâm lý cảm xúc. Sau đó điều hòa hơi thở và khởi động nhẹ nhàng nhằm đánh thức các cơ quan. Đặc biệt không nên vội vàng mà bỏ qua bước quan trọng này.
- Việc tập luyện yoga chữa viêm mũi dị ứng đòi hỏi sự kiên trì. Chính vì vậy, người bệnh nên thực hiện đều đặn mỗi tuần 2 đến 3 buổi và mỗi buổi ít nhất 30 phút. Quá trình tập luyện tối thiểu là 2 tháng để các bài tập phát huy được tác dụng tốt nhất.
- Trong quá trình tập yoga, nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh để đem đến kết quả tốt nhất. Cụ thể, hãy uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả và hạn chế đồ ăn dầu mỡ.
- Với những người bệnh bị cao huyết áp, suy tim, đang mang thai hay đang gặp chấn thương hoặc mắc các bệnh liên quan tới chuyển hóa thì nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi tập Yoga.
- Nếu trong thời gian tập luyện hoặc sau đó có biểu hiện bị đau xương thì nên tạm dừng. Việc tập yoga chỉ có thể dẫn đến đau cơ do giãn cơ, chứ không hề tác động đến xương khớp. Vì vậy, nếu xuất hiện tình trạng này, rất có thể người bệnh đã tập sai động tác.
Trên đây là Top 10 bài tập yoga chữa viêm mũi dị ứng an toàn, hiệu quả được nhiều người ưu tiên lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện và liên hệ với chuyên gia yoga để được hướng dẫn thực hiện đúng động tác, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Dành cho bạn
- Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Máy Lạnh Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý
- Polyp Mũi Ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Cách Chữa Và Phòng Ngừa Hiệu Quả