Viêm mũi dị ứng là bệnh lý hô hấp thường gặp có dấu hiệu đặc trưng là những cơn hắt xì liên tục, ngạt mũi, chảy dịch,… Nếu không được can thiệp điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển thành thể mạn tính, gây ra hàng loạt biến chứng như viêm xoang, viêm họng, hen suyễn,…

Định nghĩa viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng tiếng anh được gọi là Allergic rhinitis. Đây là một dạng rối loạn dị ứng khởi phát khi niêm mạc mũi xoang tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên có trong không khí như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật,…Từ đó mũi xảy ra hàng loạt các phản ứng như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục thậm chí vùng mắt còn bị sưng đỏ, chảy lệ.

Viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện bất cứ đối tượng nào, kể cả trẻ nhỏ và người cao tuổi. Mặc dù không lây nhiễm nhưng bệnh lại có khả năng di truyền từ thế này sang thế hệ khác. Tùy vào thời điểm khởi phát mà bệnh này được chia thành 2 loại như sau:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Dạng bệnh này chỉ khởi phát vào một thời điểm nhất định trong năm. Trong đó mùa xuân là thời điểm thuận lợi để tái phát bệnh nhất do có khí hậu nóng ẩm, không khí có nhiều phấn hoa.
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Nguyên nhân gây bệnh này là do cơ thể con người bị dị ứng với các tác nhân tồn tại môi trường như bụi, nấm mốc,… nên có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong năm.

Tham khảo thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Mãn Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Viêm mũi dị ứng xảy ra theo mùa hoặc quanh năm

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân chính gây bệnh viêm mũi dị ứng là do cơ địa người bệnh phản ứng với dị nguyên. Khi tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, cơ thể con người sẽ tạo ra kháng sinh histamin. Lúc này một lớp niêm mạc mũi sẽ được tạo ra để bảo vệ cơ thể khỏi yếu tố gây bệnh trên.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh:

  • Ô nhiễm không khí: Người thường xuyên phải làm việc hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi hoặc chứa hóa chất độc hại sẽ có khả năng cao mắc viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, lông động vật, nước hoa, phấn hoa, khói thuốc lá, ký sinh trùng,… nếu xâm nhập được vào cơ thể cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột trong khi thân nhiệt không thích ứng kịp cũng gây viêm mũi dị ứng. Bệnh thường bùng phát ở thời điểm giao mùa,không khí ẩm thấp, mưa nắng thất thường.
  • Dị ứng thực phẩm: Chủ yếu là dị ứng với sữa, trứng, hải sản, các loại đậu.
  • Dị ứng hóa dược phẩm: Gồm các thành phần của thuốc kháng sinh, mỹ phẩm, xà phòng, chất bôi trơn,…
  • Dị ứng khác: Lông động vật, phấn hoa,... cũng là yếu tố dễ gây viêm mũi dị ứng.

Đọc thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Xuất Tiết: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Và Cách Điều Trị

Bệnh nhân có thể bị viêm mũi dị ứng bởi các yếu tố từ phấn hoa hoặc lông động vật

Đối tượng mắc viêm mũi dị ứng

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

Mỗi loại viêm mũi dị ứng sẽ có các dấu hiệu đặc trưng khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng người bệnh có thể tham khảo.

Viêm mũi dị ứng theo mùa:

  • Xuất hiện cảm giác cay mũi kèm hiện tượng hắt hơi liên tục.
  • Mắt bị cay, ngứa, đỏ rát và chảy lệ.
  • Chảy nước mũi liên tục nhưng không đặc mà loãng như nước lã.
  • Đau rát kết mạc, vòm họng.
  • Đau đầu, uể oải cơ thể, người đổ mồ hôi.

Chú ý: Các triệu chứng trên thường khởi phát khi thời tiết chuyển nóng hoặc lạnh đột ngột và tự khỏi sau 7 đến 10 ngày.

Viêm mũi dị ứng quanh năm:

  • Hắt hơi, ngạt mũi vào lúc sáng sớm. Cảm giác khó chịu gia tăng khi gặp thời tiết lạnh, bụi bẩn hoặc luồng gió chứa tác nhân dị ứng.
  • Nước mũi ban đầu chảy ra trong nhưng đặc lại như mủ sau đó.
  • Ngứa mũi.
  • Họng có đờm.
  • Niêm mạc mũi phù nề chứa dịch trắng hoặc vàng như mủ do bội nhiễm vi khuẩn.
  • Một số trường hợp người bệnh còn có triệu chứng viêm họng, sưng amidan, viêm phế quản.

Chú ý: Các triệu chứng trên có thể bùng phát hàng ngày nếu như người bệnh thường xuyên gặp các tác nhân kích ứng bệnh.

Xem thêm khái niệm: Bệnh Viêm Phế Quản: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Thường xuyên hắt hơi sổ mũi

Biến chứng viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc điều trị bệnh này chậm trễ có thể gây ra hàng loạt các biến chứng phức tạp bao gồm:

  • Viêm xoang.
  • Mũi bị ứ đọng dịch tiết tạo thành ổ viêm.
  • Lỗ thông xoang bị tắc nghẽn ảnh hưởng đến khả năng hô hấp.
  • Viêm họng/thanh quản.
  • Viêm tai giữa.
  • Hen suyễn.

Chẩn đoán viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng được chẩn đoán chủ yếu qua những dấu hiệu lâm sàng. Bên cạnh đó, nếu cần thiết bác sĩ sẽ kết hợp thêm một số biện pháp sau:

  • Test kích thích: Là cách chẩn đoán thông qua các phản ứng dị ứng với mỗi loại dị nguyên khác nhau.
  • Xét nghiệm dị ứng da: Chẩn đoán bệnh dựa trên sự mẫn cảm tức thời của da thông qua trung gian IgE khi tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên.
  • Xét nghiệm máu: Chính là kiểm tra hệ miễn dịch Ige để chẩn đoán được dạng dị ứng cụ thể trong máu. Từ đó mức độ ảnh hưởng của tình trạng dị ứng sẽ được xác định chính xác.
  • Phương pháp chẩn đoán khác: Chụp MRI, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính.

Điều trị viêm mũi dị ứng

Sau khi chẩn đoán, nắm rõ được tính hình bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp chữa bệnh phù hợp với từng đối tượng. Bệnh viêm mũi dị ứng có thể được điều trị bằng mẹo dân gian, thuốc Đông y hoặc Tây y.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng Tây y

Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng bằng Tây y hiện nay gồm:

Điều trị đặc hiệu: Khi đã tìm được nguyên nhân chính xác gây dị ứng, bác sĩ sẽ đưa lượng dị nguyên với lượng tăng dần vào bên trong cơ thể người bệnh để cơ thể tạo kháng thể bao vây. Từ đó có thể làm thay đổi sự đáp ứng miễn dịch.

Điều trị bằng thuốc: Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Cách điều trị này giúp làm giảm triệu chứng của bệnh vô cùng nhanh chóng nhưng không triệt để. Một số loại thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng thường được áp dụng là:

  • Thuốc kháng Histamin được bào chế dạng xịt hoặc viên uống.
  • Thuốc kháng sinh, steroid (dạng xịt hoặc uống), thuốc co mạch.
  • Thuốc kháng thụ thể leukotriene dùng theo đường uống.
  • Thuốc ức chế quá trình phóng thích hạt của dưỡng bào.
  • Thuốc kháng cholinergic.

Phẫu thuật: Trường hợp người bệnh bị thoái hóa cuốn mũi, polyp, ai vách ngăn, lệch vách ngăn mũi thì can thiệp phẫu thuật là cách tốt nhất để điều trị dứt điểm bệnh.

Đọc thêm: Review TOP 13 Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả, An Toàn Nhất

Thuốc Tây chấm dứt bệnh nhanh và dứt khoát

Mẹo dân gian

Viêm mũi dị ứng trong trường hợp nhẹ có thể dễ dàng khắc phục được bằng các mẹo dân gian với những nguyên liệu tự nhiên như tỏi, bạc hà, gừng.

Tỏi:

  • Lấy 1 củ tỏi bóc vỏ và giã nát.
  • Trộn nước cốt tỏi với lượng dầu vừng vừa đủ.
  • Sử dụng tăm bông thấp hỗn hợp tỏi và dầu vừng rồi bôi lên niêm mạc mũi.
  • Khi dịch mũi được đào thải hết ra ngoài thì rửa sạch mũi với nước muối sinh lý. Ngày thực hiện cách trên khoảng 2,3 lần để giảm các triệu chứng của bệnh.

Tham khảo thêm: TOP 6 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Tỏi Hiệu Quả Nhất

Lưu ý:

  • Không áp dụng tỏi để chữa bệnh cho trẻ nhỏ, người có vết thương hở tại mũi.
  • Không đắp hỗn hợp tỏi và dầu vừng lên mũi quá lâu, .nếu cảm thấy nóng rát thì cần đi rửa ngay

Lá bạc hà:

  • Dùng lá bạc hà tươi đem rửa sạch sau đó cho vào nồi đun cùng lượng nước sôi ừa đủ.
  • Xông mũi với nước bạc hà vừa đun trong khoảng 15 phút, thực hiện 2,3 lần mỗi ngày.

Chú ý: Không dùng bạc hà để trị bệnh cho trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi. Bởi dược liệu này có thể gây ức chế tuần hoàn hô hấp của trẻ.

Gừng:

  • Cho vài lát gừng vào ấm, đổ thêm nước sôi và hãm thành trà. Cho thêm lượng mật ong vừa đủ để trà gừng dễ uống hơn.
  • Uống trà gừng khi còn ấm vào buổi sáng và tối. Bởi đây là thời điểm mà dịch nhầy ở mũi bị ứ đọng nhiều nhất.

Chú ý: Nếu dùng trà gừng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thì bạn cần thay thế mật ong bằng đường phèn. Bởi mật ong trong nhiều trường hợp có thể gây ngộ độc cho trẻ có hệ tiêu hóa kém.

Tham khảo thêm: Chia Sẻ Cẩm Nang Trị Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Gừng Ngay Tại Nhà

Lá bạc hà được nhiều bệnh nhân sử dụng

Phòng tránh viêm mũi dị ứng

Để phòng bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả, bạn nên tham khảo các biện pháp đơn giản sau:

  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để tạo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc.
  • Không nên nuôi thú cưng trong nhà hoặc tiếp xúc trực tiếp với chúng, đặc biệt là chó, mẹo hay động vật nhiều lông khác.
  • Thay chăn, ga, gối đệm định kỳ để hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây dị ứng.
  • Không sử dụng thuốc lá hay thuốc lào để bảo vệ sức khỏe của các cơ quan hô hấp.
  • Vệ sinh răng miệng, mũi và tai sạch sẽ.
  • Luôn đeo khẩu trang khi ra đường hoặc lúc quét dọn nhà cửa để hạn chế mũi tiếp xúc với bụi bẩn.
  • Không ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng nếu như bạn có cơ địa nhạy cảm, dễ xảy ra phản ứng với các dị nguyên.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ xuống thấp, ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh tắm khuya…
  • Không lạm dụng thuốc nhỏ mũi, thuốc xịt mũi để tránh hiện tượng nhờn thuốc. Thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc khi có bất cứ dấu hiệu nào khiến bạn nghi ngờ bị viêm mũi dị ứng.

Bệnh viêm mũi dị ứng không quá nguy hiểm và có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa giỏi, uy tín và nhận phác đồ chữa trị bệnh hợp lý.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không và bao lâu khỏi là mối bận tâm của nhiều người bệnh khi không may gặp phải tình trạng này. Những triệu chứng của viêm mũi...

Xem chi tiết

Người bị viêm mũi dị ứng có nâng mũi được không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Bởi tình trạng hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi… có thể làm gián đoạn quá trình...

Xem chi tiết

Có nhiều cách điều trị polyp mũi nhưng sử dụng thuốc điều trị, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa khối polyp phát triển bằng các mẹo dân gian. Khi polyp mũi lớn, ảnh hưởng...

Xem chi tiết

Polyp mũi là một khói tròn nhỏ giống như một nang nhỏ, phát triển từ mô viêm của niêm mạc mũi. Xuất hiện khi tình trạng niêm mạc mũi bị kích thích do viêm hoặc...

Xem chi tiết

Đối với người bình thường hoạt động bơi lội thường giúp nâng cao thể trạng, rèn luyện sức khỏe và tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Tuy nhiên đa số người bệnh đều có...

Xem chi tiết

“Viêm mũi dị ứng có lây không” không chỉ là thắc mắc của người bị viêm mũi dị ứng, mà còn là nỗi trăn trở của người thân, bạn bè hay những người tiếp xúc...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp