Nội dung chính

Dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng là mẹo trị bệnh được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Ngoài tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh lý, gừng còn chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và bảo vệ hệ hô hấp khỏi sự tấn công của tác nhân gây hại.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng có hiệu quả tốt và độ an toàn cao
Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng có hiệu quả tốt và độ an toàn cao

Công dụng của gừng trong chữa viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp. Bệnh thường diễn ra kéo dài dai dẳng và dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Sử dụng thuốc Tây y giúp khắc phục nhanh chóng các triệu chứng của bệnh và cải thiện chức năng hô hấp. Nhưng nếu bạn lạm dụng thuốc Tây y trong thời gian dài sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi, nhờn thuốc và kháng thuốc. Sử dụng các loại dược liệu lành tính trong tự nhiên điều trị bệnh có độ an toàn cao và ít phát sinh tác dụng phụ gây hại nên được nhiều người bệnh ưu tiên áp dụng tại nhà.

Dùng gừng tươi điều trị viêm mũi dị ứng là một trong những mẹo được áp dụng phổ biến hiện nay. Gừng tươi là loại gia vị quen thuộc, luôn có sẵn trong gian bếp của mỗi gia đình. Trong Đông y, gừng được gọi là sinh khương, có tính ấm và tác động vào kinh tỳ – vị – phế. Tác dụng chính của gừng là sát khuẩn, tiêu viêm, chỉ thống và giảm ho. Người ta thường dùng gừng để điều trị bệnh lý về đường hô hấp và kích thích hệ tiêu hóa.

Nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chỉ ra, trong gừng chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng dược tính, giúp cải thiện tình trạng viêm sưng và phù nề tại niêm mạc mũi. Cụ thể là:

  • Hoạt chất Cineol, Zingerone và Gingerol trong gừng khi đi vào cơ thể sẽ ức chế quá trình sản sinh chất trung gian gây viêm và ngăn ngừa phản ứng mẫn cảm của hệ miễn dịch. Từ đó, các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng sẽ dần được cải thiện.
  • Gừng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như vitamin B, vitamin C, sắt, kẽm, kali,… Các chất này khi đi vào cơ thể sẽ nâng cao hệ miễn dịch và đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương tại niêm mạc mũi.
  • Các hoạt chất như sesquiphellandrene, zingiberene, beta – bisabolene… có tác dụng giảm sưng viêm tại niêm mạc mũi và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm xảy ra khi bệnh viêm mũi dị ứng diễn ra kéo dài.

Tham khảo thêm: Bỏ Túi TOP 13 Cách Trị Viêm Mũi Dị Ứng Dân Gian Tốt Nhất Cho Bạn Hiện Nay

Các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng

Dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng có cách thực hiện khá đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà mà không lo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần phải nắm rõ đặc tính của gừng và thực hiện đúng cách thì quá trình điều trị bệnh mới mang lại hiệu quả tối ưu. Dưới đây là các cách trị viêm mũi dị ứng bằng gừng mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

1. Ngậm gừng tươi chữa viêm mũi dị ứng

Cách trị bệnh viêm mũi dị ứng từ gừng đơn giản nhất là thái nhỏ gừng rồi ngậm trong miệng. Bạn nên dùng với liều lượng phù hợp để tránh gây hại đến sức khỏe. Gừng có vị cay và tính ấm, nếu dùng quá liều có thể gây nóng rát cổ họng và kích ứng hệ tiêu hóa.

Gừng thái lát đem ngậm trọng họng giúp bảo vệ hệ hô hấp và giảm nhẹ triệu chứng viêm mũi dị ứng
Gừng thái lát đem ngậm trọng họng giúp bảo vệ hệ hô hấp và giảm nhẹ triệu chứng viêm mũi dị ứng

2. Uống trà gừng tươi mỗi sáng

Uống trà gừng tươi có tác dụng làm ấm cơ thể và giảm nhẹ triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Dược tính trong gừng khi được cơ thể hấp thụ sẽ làm loãng dịch nhầy, hỗ trợ đào thải ra bên ngoài và ngăn ngừa chúng chảy xuống vùng họng. Trà gừng còn có tác dụng làm sạch vòm họng, ngăn ngừa tác nhân gây dị ứng ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp khác.

+ Cách thực hiện: Hãm 2 – 3 lát gừng tươi trong 150ml nước sôi khoảng 15 phút. Chắt lấy nước thu được rồi sử dụng ngay khi còn ấm. Bạn có thể thêm mật ong nguyên chất vào để dễ uống hơn.

3. Uống nước gừng, chanh và mật ong

Hỗn hợp nước gừng chanh mật ong chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. Khi thành phần dưỡng chất trong hỗn hợp này được cơ thể hấp thụ sẽ ức chế phản ứng mẫn cảm của cơ thể với tác nhân gây dị ứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng.

+ Cách thực hiện: Rửa sạch một nhánh gừng tươi nhỏ rồi đem đi đập dập. Cho gừng vào ấm rồi chế thêm 100ml nước sôi vào đậy kín nắp. Hãm trong khoảng 15 phút rồi thêm 1 thìa mật ong và 1 thìa nước cốt chanh vào. Dùng thìa khuấy đều hỗn hợp trên rồi sử dụng để uống ngay khi còn ấm.

4. Nấu nước gừng xông hơi

Người bệnh cũng có thể dùng gừng tươi nấu nước để xông hơi mỗi khi bệnh viêm mũi dị ứng khởi phát. Tinh chất trong gừng tươi sẽ đi theo hơi nước vào niêm mạc mũi, giúp làm loãng dịch nhầy và làm dịu kích ứng tại niêm mạc. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

+ Cách thực hiện: Rửa sạch 200 gram gừng tươi rồi đem đi đập dập. Đun sôi 2 lít nước rồi cho gừng tươi vào, tiếp tục đun trong khoảng 5 phút rồi tắt nước. Sử dụng nước vừa đun để xông hơi vùng mũi, nên dùng khăn che kín đầu và nồi nước khi xông kết hợp hít thở sâu. Cần chú ý đến khoảng cách giữa mũi và nước khi xông hơi để tránh bị bỏng.

Xem thêm: ĐỪNG BỎ LỠ TOP 7 Cách Xông Mũi Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Theo Hướng Dẫn Của Chuyên Gia

5. Dùng gừng kết hợp với hành khô

Trong hành khô có chứa hợp chất lưu huỳnh và nhiều thành phần chống oxy hóa, khi đi vào cơ thể  có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Nếu bạn sử dụng gừng tươi kết hợp với hành khô để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng sẽ có tác dụng giảm sưng viêm và kích ứng tại niêm mạc mũi nhanh chóng, đẩy nhanh tốc độ hồi phục bệnh.

+ Cách thực hiện: Chuẩn bị 2 củ hành tím nhỏ, đem lột vỏ rồi rửa sạch. Gừng tươi rửa sạch rồi thái lấy khoảng 2 – 3 lát. Đem cả hai dược liệu trên đi giã nát rồi vắt lấy nước cốt, sử dụng để bôi trực tiếp vào niêm mạc mũi. Giữ yên trong khoảng 3 phút rồi rửa lại bằng nước muối sinh lý. Nên thực hiện cách trị bệnh này từ 2 – 3 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng kết hợp hành khô
Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng kết hợp hành khô

5. Gừng tươi và ngó sen chữa viêm mũi dị ứng

Theo Đông y, ngó sen có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ và giải khát. Ngó sen sau khi nấu chín có tác dụng dưỡng huyết, giảm nôn, ho… Với những người bị viêm mũi dị ứng, dùng gừng tươi kết hợp với ngó sen để trị bệnh sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh một cách an toàn và hiệu quả, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

+ Cách thực hiện: Chuẩn bị 6g gừng tươi và 60g ngó sen rồi đem đi rửa sạch. Đem gừng và ngó sen đi giã nhuyễn hoặc xay nát bằng máy. Đắp hỗn hợp trên lên vùng cánh mũi trong khoảng 20 phút, thực hiện khoảng 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối để mang lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

6. Sử dụng gừng trong chế biến món ăn

Gừng là loại gia vị quen thuộc, bạn có thể bổ sung gừng vào trong các món ăn sử dụng hàng ngày của người bệnh. Thông qua các món ăn này, dược tính trong gừng cũng sẽ đi vào cơ thể và phát huy công dụng, giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng và phòng ngừa bệnh lý về đường hô hấp. Một số món ăn chế biến từ gừng tốt cho sức khỏe người bệnh là bò kho gừng, cá hấp gừng, gà rang gừng,…

ĐỪNG BỎ LỠ: Bỏ Túi 9 Món Ăn Trị Viêm Mũi Dị Ứng Thực Hiện Ngay Tại Nhà

Lưu ý khi dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Dùng gừng tươi chữa viêm mũi dị ứng là phương pháp lành tính và an toàn đối với sức khỏe nên được nhiều người bệnh áp dụng tại nhà. Nhưng để quá trình điều trị bệnh có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh phát sinh các rủi ro không mong muốn thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Không dùng gừng chữa bệnh bằng đường uống cho những người bị trào ngược dạ dày, nóng trong, nhiệt miệng,… Cẩn thận khi dùng gừng trị bệnh cho người bị tiểu đường, sỏi mật, rối loạn đông máu.
  • Tuyệt đối không dùng gừng trị viêm mũi dị ứng cho những người bị ứng mẫn cảm với gừng, phụ nữ mang thai, người có tiền sử bệnh tim mạch và trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Không tự ý dùng gừng tươi kết hợp với thuốc tân dược để trị bệnh tại nhà, tránh tình trạng tương tác thuốc và phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe.
  • Sử dụng gừng tươi và sạch để trị bệnh, không dùng gừng bị nhiễm hóa chất để tránh gây hại đến sức khỏe. Gừng nên chọn những củ già và có xơ vì chúng chứa hàm lượng dưỡng chất nhiều nhất.
  • Các mẹo trị bệnh bằng gừng ở trên chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh như hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi,… Với trường hợp bệnh nặng, bạn nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh phát sinh biến chứng.
  • Trị viêm mũi dị ứng bằng gừng chỉ có tác dụng với trường hợp bệnh nhẹ. Khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng, cần đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị đúng cách. Không tự ý dùng gừng tươi chữa bệnh thay thế cho các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng chuyên khoa.
  • Chú ý vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, uống nhiều nước, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, sử dụng máy cấp ẩm khi sinh hoạt trong phòng máy lạnh, tránh tiếp xúc với dị nguyên,… Người bệnh cũng nên duy trì thói quen ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý trong suốt quá trình điều trị bệnh.
Người bệnh nên dùng gừng già có xơ để trị bệnh tại nhà
Người bệnh nên dùng gừng già có xơ để trị bệnh tại nhà

Trên đây là các cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng gừng mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Hy vọng, thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra và hạn chế tối đa việc lạm dụng thuốc Tây y. Sau thời gian dài áp dụng mà tình trạng bệnh không có chuyển biến tốt, bạn nên thay đổi phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi liên quan

Có nhiều cách điều trị polyp mũi nhưng sử dụng thuốc điều trị, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa khối polyp phát triển bằng các mẹo dân gian. Khi polyp mũi lớn, ảnh hưởng...

Xem chi tiết

Viêm mũi dị ứng có tiêm được vaccine Covid không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Bởi các đối tượng có cơ địa mẫn cảm sẽ dễ dị ứng với thuốc và vaccine...

Xem chi tiết

Người bị viêm mũi dị ứng có nâng mũi được không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Bởi tình trạng hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi… có thể làm gián đoạn quá trình...

Xem chi tiết

Một trong những vấn đề mà nhiều bệnh nhân băn khoăn khi cắt polyp mũi là có phải nằm viện không. Nắm rõ thời gian lưu viện sẽ giúp người bệnh chủ động sắp xếp...

Xem chi tiết

Polyp mũi là một khói tròn nhỏ giống như một nang nhỏ, phát triển từ mô viêm của niêm mạc mũi. Xuất hiện khi tình trạng niêm mạc mũi bị kích thích do viêm hoặc...

Xem chi tiết

“Viêm mũi dị ứng có lây không” không chỉ là thắc mắc của người bị viêm mũi dị ứng, mà còn là nỗi trăn trở của người thân, bạn bè hay những người tiếp xúc...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa