Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không và bao lâu khỏi là mối bận tâm của nhiều người bệnh khi không may gặp phải tình trạng này. Những triệu chứng của viêm mũi dị ứng gây ra rất khó chịu như chảy nước mũi, khó thở, hắt hơi liên tục,… Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp tốt nhất trong việc điều trị bệnh lý này.
Viêm mũi dị ứng có chữa được không, bao lâu thì khỏi?
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý tai mũi họng phổ biến, dễ gặp vào bất kỳ thời điểm nào trong năm và không có tác nhân gây bệnh cố định. Đây là phản ứng quá phát do cơ thể giải phóng nhiều Histamin quá mức khi xuất hiện những dị nhân xâm nhập đường hô hấp. Có thể kể đến các yếu tố như khói bụi ô nhiễm, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật,…
Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể thấy niêm mạc mũi của mình bị kích ứng gây sưng viêm và khó chịu. Bệnh xuất hiện ở mọi đối tượng và lứa tuổi, bao gồm trẻ nhỏ, người già hay chị em phụ nữ đang mang thai có sức đề kháng kém.
Vậy viêm mũi dị ứng có chữa khỏi không? Theo các chuyên gia y tế, bệnh lý viêm mũi dị ứng hoàn toàn có thể chữa trị được. Bệnh có hai dạng viêm mũi cấp và mãn tính, kéo theo đó là phác đồ và thời gian điều trị cũng khác nhau.
Người bị viêm mũi dị ứng bao lâu thì khỏi? Thời gian người bệnh phục hồi sẽ phụ thuộc trực tiếp vào mức độ bệnh lý, phương pháp chữa trị, chế độ chăm sóc của người bệnh. Nếu bệnh đang ở mức độ nhẹ, người bệnh có đề kháng tốt và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thời gian điều trị sẽ rất ngắn và ngược lại.
Trong trường hợp bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài không được kiểm soát tốt có thể gây nên nhiều biến chứng như: Viêm họng cấp, viêm amidan, viêm xoang cấp và mãn tính, hen suyễn,… Bệnh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm hủy hoại hệ hô hấp của người bệnh về sau.
Ngoài ra, bệnh lý viêm mũi dị ứng không lây nhiễm nhưng lại có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất, bạn luôn phải chủ động các biện pháp điều trị và phòng ngừa cho chính bản thân mình và những người xung quanh.
Tìm hiểu thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Kèm Sốt Có Nguy Hiểm Không? Thông Tin Dành Cho Bạn
Các biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng an toàn, phổ biến
Hiện nay, để điều trị viêm mũi dị ứng người bệnh có rất nhiều sự lựa chọn về những cách thức khác nhau. Mỗi giải pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng đối tượng và tình trạng bệnh. Chúng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian hồi phục của bệnh lý, cụ thể đó là:
Chữa viêm mũi dị ứng ở nhà bằng mẹo
Mẹo điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà sử dụng các nguyên liệu tự nhiên hoặc sẵn có, chi phí thấp, cách thực hiện đơn giản nhưng mang đến hiệu quả tốt. Ví dụ như các kinh nghiệm dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi xoang, xông hơi bằng thảo dược sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm sạch dịch mũi, tiêu diệt vi khuẩn và đẩy hại khuẩn ra ngoài.
- Rửa mũi với nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý 0,9% rất thích hợp để vệ sinh mũi họng, bảo vệ đường hô hấp trước vi khuẩn tấn công. Người bệnh bị viêm mũi dị ứng có thể sử dụng nước muối để rửa từ bên mũi này sang bên mũi khác và chảy ra ngoài. Nước sẽ mang theo các tác nhân có hại ra ngoài, trả lại mũi họng thông thoáng. Cách này cũng hiệu quả với những ai bị viêm xoang.
- Xông hơi với lá kinh giới, bạc hà: Trong thành phần những loại lá này có chứa nhiều tinh dầu với công dụng tiêu viêm, kháng khuẩn và thông mũi xoang. Bởi vậy cách dùng tốt nhất đó là xông hơi, tinh dầu sẽ theo hơi nước bốc lên và thẩm thấu sâu vào niêm mạc mũi.
Những mẹo chữa này đơn giản nhưng phù hợp với đối tượng bị viêm mũi dị ứng ở mức độ nhẹ, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện nhưng không ảnh hưởng quá nhiều. Chúng được áp dụng nhiều và được công nhận về độ hiệu quả nhưng chưa có nghiên cứu khoa học chính thức. Do đó bài thuốc sẽ phù hợp với từng cơ địa bệnh nhân khác nhau, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Điều trị bệnh bằng các loại thuốc Tây y uống
Theo Tây y hiện đại, dùng kháng sinh là một giải pháp điều trị trong hầu hết các trường hợp bị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách thuốc có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Vì thế, bạn chú ý chỉ nên dùng thuốc điều trị khi được bác sĩ chỉ định.
Một số loại thuốc hay được kê trong đơn thuốc điều trị viêm mũi dị ứng như là:
- Nhóm chống dị ứng bao gồm các thuốc chlorpheniramin maleat, loratadin hay desloratadin.
- Nhóm thuốc chứa Corticosteroid chống viêm như pivalone, rhinocort,… giúp kháng khuẩn, ngăn chặn bệnh phát triển.
- Kháng sinh amoxicillin hoặc cefadroxil giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng hắt hơi nghẹt mũi – biểu hiện thường thấy của viêm mũi dị ứng.
Thuốc Tây mang đến hiệu quả điều trị nhanh chóng, giảm triệu chứng chỉ sau 1 – 2 ngày nhưng việc tuân thủ phác đồ chữa bệnh là rất cần thiết. Nếu bạn bỏ dở thuốc giữa chừng hoặc dùng sai liều dễ dẫn đến nhờn thuốc, gây hậu quả xấu cho sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Uống Thuốc Gì? TOP 13 Loại Thuốc Chất Lượng Trên Thị Trường
Những lưu ý giúp phòng ngừa viêm mũi dị ứng tái phát
Có thể thấy rằng, viêm mũi dị ứng có chữa được không câu trả lời là hoàn toàn có và dễ dàng điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Dù vậy, khi lựa chọn giải pháp nào người bệnh cũng cần chú ý đến những vấn đề dưới đây:
- Luôn chú ý vệ sinh mũi họng mỗi ngày, ngay cả khi cơ thể khỏe mạnh và không có bệnh đường hô hấp. Điều này sẽ giúp vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập và phát triển gây nên bệnh lý cho bạn.
- Môi trường ở xung quanh cần được giữ sạch sẽ và thoáng khí, bụi bẩn quá nhiều sẽ dễ làm mũi dị ứng.
- Luôn nhớ giữ gìn cơ thể ấm áp, nhất là vùng cổ họng, mũi miệng và ngực để đường hô hấp không bị lạnh.
- Nếu cơ địa của bạn dễ bị viêm mũi dị ứng, không nên nuôi động vật như chó mèo cảnh trong nhà để tránh lông của chúng gây kích ứng.
- Chữa bệnh đúng không bằng ăn uống và tập luyện đúng. Vì vậy hãy luôn xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng và khoa học, tập luyện điều độ để duy trì một thể lực tốt.
Viêm mũi dị ứng có chữa được không và bao lâu thì khỏi chúng tôi đã gửi đến bạn những thông tin chi tiết nhất. Nên nhớ rằng, tốc độ hồi phục của cơ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như phương pháp điều trị. Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn những biện pháp phù hợp với bản thân nhất.
Có thể bạn quan tâm
- TOP 4 Thuốc Viêm Mũi Dị Ứng Của Mỹ Chất Lượng Tốt Nhất Không Nên Bỏ Qua
- Viêm Mũi Dị Ứng Máy Lạnh Có Nguy Hiểm Không? Xử Lý Như Thế Nào?