Nội dung chính

Thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc, bạn có thể đẩy lùi triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi… thông qua một số mẹo tự nhiên. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu với ưu điểm an toàn, lành tính và dễ thực hiện là mẹo dân gian được lưu truyền, áp dụng rộng rãi hiện nay.

Ngải cứu có chữa viêm mũi dị ứng được không?

Viêm mũi dị ứng là bệnh hô hấp phổ biến ở mọi lứa tuổi. Với đặc thù khí hậu nóng ẩm, thay đổi thất thường, nước ta là một trong những khu vực có tỷ lệ viêm mũi dị ứng cao. Thống kê từ bệnh viện tai mũi họng cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh chiếm 32.2% trong tổng số ca.

Viêm mũi dị ứng có triệu chứng không quá nghiêm trọng nhưng rất khó điều trị dứt điểm do liên quan mật thiết đến yếu tố cơ địa và các tác nhân từ môi trường. Khi có điều kiện thuận lợi, các triệu chứng sẽ bùng phát và kéo dài trong nhiều tuần.

Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Ngải Cứu
Ngải cứu có tác dụng ôn kinh tán hàn, tiêu ứ tán kết sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Do tính chất dai dẳng nên sử dụng thuốc dài hạn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Để hỗ trợ quá trình điều trị, bạn có thể kết hợp thêm với các cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà như dùng ngải cứu, lá trầu không… Cách chữa bằng ngải cứu là mẹo dân gian được lưu truyền lâu đời và hiện nay vẫn được áp dụng rộng rãi.

Ngải cứu không chỉ là loại rau ăn quen thuộc mà còn là vị thuốc quý. Dược liệu này có vị cay đắng, mùi thơm đặc trưng, tác dụng ôn kinh tán hàn, tiêu ứ tán kết và phòng bệnh bảo kiện. Với các bệnh lý liên quan đến phong hàn và tà khí xâm nhập như viêm xoang, viêm mũi dị ứng… các bài thuốc từ ngải cứu có thể làm giảm triệu chứng rõ rệt.

Dược tính từ thảo dược sẽ giúp làm ấm cơ thể, giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi… khi thời tiết trở lạnh. Bên cạnh đó, ngải cứu còn có công năng tăng cường tinh lực, kích thích chính khí. Qua đó giúp nâng cao sức đề kháng và đẩy lùi viêm mũi dị ứng hiệu quả, hạn chế nguy cơ tái phát.

Mặc dù là mẹo dân gian nhưng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu đã được y học hiện đại công nhận. Ngoài hàm lượng dinh dưỡng cao, ngải cứu chứa nhiều hợp chất thực vật có khả năng chống oxy hóa, giảm viêm, giải mẫn cảm và kháng dị ứng. Những dược tính này đều rất có lợi đối với bệnh viêm mũi dị ứng và các vấn đề tai mũi họng thường gặp khác.

Tìm hiểu định nghĩa: Bệnh Viêm Xoang Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Bỏ túi 6 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu từ dân gian

Ngải cứu là thảo dược quen thuộc với người Việt. Với nguyên liệu dễ tìm, giá thành rẻ, các mẹo chữa từ thảo dược này được áp dụng rộng rãi để cải thiện các vấn đề sức khỏe.

Dân gian lưu truyền khá nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu từ bài thuốc xông, ngâm, bài thuốc uống… Thông tin tổng hợp sau sẽ giúp bạn thuận tiện tham khảo và chọn được mẹo chữa phù hợp với tình trạng sức khỏe:

1. Xông mũi bằng lá ngải cứu

Nghẹt mũi, chảy nước mũi là triệu chứng thường gặp khi bị viêm mũi dị ứng. Hiện tượng xuất tiết liên tục sẽ khiến cho chất nhầy dễ bị ứ đọng bên trong khoang mũi gây ra cảm giác khó chịu. Đây còn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây ra viêm mũi dị ứng bội nhiễm.

Xông mũi bằng lá ngải cứu sẽ giúp cải thiện tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi. Hơi nước sẽ đi sâu vào bên trong giúp làm mềm niêm mạc mũi, hóa lỏng chất nhầy. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng làm sạch dịch tiết hô hấp, loại bỏ cảm giác khó chịu.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu
Xông mũi bằng ngải cứu tươi giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi, ngứa mũi hiệu quả

Bên cạnh đó, tinh dầu từ lá ngải cứu sẽ đi vào bên trong giúp thông mũi và kháng khuẩn. Thực hiện cách này thường xuyên sẽ giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng. Trường hợp nhẹ, bạn hoàn toàn áp dụng mẹo chữa từ ngải cứu thay vì lạm dụng thuốc xịt mũi chứa corticoid.

Cách xông mũi bằng lá ngải cứu chữa viêm mũi dị ứng:

  • Chuẩn bị 1 ít muối và 1 nắm lá ngải cứu tươi
  • Rửa sạch ngải cứu, sau đó cho vào nồi đun sôi với 2 – 3 lít nước
  • Khi nước sôi, tắt bếp và dùng khăn trùm để xông mũi
  • Khi xông, nên hít thở sâu nhằm đưa hơi nước vào sâu bên trong khoang mũi
  • Nên xông vào buổi sáng hoặc buổi tối, mỗi lần xông khoảng 10 – 15 phút

Sau khi xông, chất nhầy bên trong khoang mũi sẽ được hóa lỏng. Đây là điều kiện thuận lợi để vệ sinh mũi bằng cách xì mũi hoặc sử dụng thêm nước muối sinh lý. Duy trì mẹo chữa này thường xuyên sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng và phòng ngừa được nguy cơ bội nhiễm.

Có thể bạn quan tâm: TOP 7 Cách Xông Mũi Trị Viêm Mũi Dị Ứng An Toàn Bạn Cần Biết

2. Chườm ấm ngải cứu và muối

Viêm mũi dị ứng thường bùng phát vào giai đoạn thời tiết chuyển lạnh, độ ẩm giảm thấp. Để cải thiện tình trạng lạnh và nghẹt mũi, bạn có thể áp dụng cách chườm ấm từ lá ngải cứu và muối biển.

Hơi ấm từ túi chườm sẽ giúp tăng tuần hoàn máu ở mũi, làm ấm mũi – xoang. Ngoài ra, với đặc tính thông khiếu và tán hàn, ngải cứu còn giúp thông mũi, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi hiệu quả.

Cách chườm ấm ngải cứu và muối chữa viêm mũi dị ứng:

  • Chuẩn bị túi vải hoặc khăn vải, một nắm ngải cứu tươi và một ít muối biển
  • Rửa sạch ngải cứu, để ráo, sau đó cho muối biển vào cùng rang trên chảo nóng
  • Nên đảo với lửa nhỏ để không làm mất đi dược tính của thảo dược
  • Sau khi dược liệu khô và tỏa mùi thơm, cho tất cả vào túi vải và chườm xung quanh vùng mũi. Có thể dùng thêm khăn vải bọc bên ngoài để tránh gây kích ứng, đỏ rát da.
  • Nên chườm từ 10 – 15 phút và thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày.

Khi chườm ấm bằng ngải cứu và muối, nên ngồi thẳng hoặc kê cao đầu để dịch tiết hô hấp dễ dàng dẫn lưu ra bên ngoài. Cách này không chỉ hiệu quả với viêm mũi dị ứng mà người bị viêm mũi vận mạch, viêm xoang cũng có thể áp dụng.

3. Hơ nóng ngải cứu

Ngải cứu thường được sử dụng trong kỹ thuật “cứu ngải” – kỹ thuật sử dụng sức nóng tác động vào các đường kinh và huyệt vị. Sức nóng từ dược liệu sẽ kích thích huyệt vị, tạo ra phản ứng miễn dịch giúp đẩy lùi các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Khi hơ nóng ngải cứu, các huyệt vị xung quanh vùng mũi – xoang sẽ được kích thích đem đến cảm giác thoải mái. Hương thơm từ thảo dược còn có tác dụng định tâm, an thần. Thực hiện cách chữa này đều đặn vào mỗi buổi tối sẽ giúp cải thiện khí huyết, giảm tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi gây mất ngủ.

Cách thực hiện mẹo hơ nóng ngải cứu chữa viêm mũi dị ứng:

  • Chuẩn bị ngải cứu khô và một tờ giấy
  • Giã nhỏ ngải cứu, sau đó cho vào giấy và cuộn lại thành ống
  • Đốt một đầu để dược liệu tỏa khói và phát huy dược tính. Hơ nóng ngải cứu dọc theo trán xuống mũi và ngược lại.
  • Thực hiện khoảng 5 – 10 phút

Cách này sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn nếu áp dụng với xoa bóp bấm huyệt.

Có thể bạn quan tâm: Điểm Danh TOP 13 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Cây Tốt Nhất Hiện Nay

4. Ngâm chân bằng nước ngải cứu

Viêm mũi dị ứng xảy ra do tà khí và phong hàn xâm nhập khiến cho tạng phủ (chủ yếu là tỳ, phế) bị rối loạn. Để bài hàn, bạn có thể thực hiện bài ngâm chân với lá ngải cứu. Lòng bàn chân là nơi tập hợp hơn 300 huyệt vị khác nhau nên có thể thông qua đó để giải phóng các vị trí tắc nghẽn, làm ấm cơ thể.

Trong trường hợp viêm mũi dị ứng khởi phát vào mùa lạnh, nên ngâm chân với ngải cứu mỗi tối. Tính ấm của ngải cứu sẽ giúp bài trừ hàn khí, mang đến cảm giác thư thái. Ngoài hiệu quả giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng, mẹo chữa này còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm căng thẳng hữu hiệu.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu
Ngâm chân với nước từ lá ngải cứu giúp làm ấm cơ thể, bài trừ phong hàn và tà khí xâm nhập

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị thau gỗ, một nắm lá ngải cứu tươi và muối biển
  • Rửa sạch ngải cứu, sau đó đem đun với nước sôi
  • Sau khi đun sôi thì tắt bếp, ủ thêm 5 – 7 phút rồi đổ ra thau
  • Pha thêm nước lạnh, cho muối biển vào và tiến hành ngâm chân
  • Ngâm chân từ 15 – 20 phút mỗi tối trước khi ngủ

5. Uống trà ngải cứu

Trà ngải cứu có tác dụng tiêu ứ tán kết giúp khí huyết lưu thông và làm ấm phế. Vì vậy khi bị viêm mũi dị ứng, bạn có thể uống trà từ loại thảo dược này để cải thiện sức khỏe. Tốt nhất nên uống trà vào sáng sớm và buổi tối vì đây là thời điểm hệ thống hô hấp dễ bị nhiễm phong hàn.

Người có cơ địa nhạy cảm, thường xuyên bị dị ứng, kích ứng nên chủ động uống trà ngải cứu mỗi khi thời tiết thay đổi. Với tác dụng phòng bệnh bảo kiện, trà ngải cứu sẽ giúp nâng cao sức khỏe, phòng ngừa viêm mũi dị ứng và viêm xoang tái phát.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu
Uống trà ngải cứu sẽ giúp thải độc và nâng cao sức đề kháng của cơ thể

Cách pha trà ngải cứu hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng:

  • Chuẩn bị trà ngải cứu túi lọc hoặc ngải cứu phơi khô
  • Lấy một ít trà hãm với 300ml nước sôi
  • Ủ trà từ 10 – 15 phút
  • Uống trà khi còn nóng để làm ấm cơ thể và hỗ trợ dẫn lưu dịch tiết hô hấp

6. Các món ăn từ ngải cứu

Ngoài các bài thuốc kể trên, bạn cũng có thể cải thiện chứng viêm mũi dị ứng bằng các món ăn từ ngải cứu như chân giò hầm ngải cứu, trứng hấp ngải cứu, tim heo hầm ngải cứu, canh ngải cứu thịt bằm…

Chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu
Bổ sung các món ăn từ ngải cứu vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày để cải thiện sức khỏe

Ngải cứu có hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất cao rất tốt cho hệ miễn dịch. Trong thời khắc chuyển mùa, nên chú ý ăn uống điều độ để giảm nhẹ triệu chứng của viêm mũi dị ứng, tránh tình trạng bệnh bùng phát mạnh.

Tìm hiểu thêm: Mách Bạn 9 Món Ăn Trị Viêm Mũi Dị Ứng Bỗ Dưỡng, Dễ Chế Biến

Áp dụng cách dùng ngải cứu trị viêm mũi dị ứng sao cho hiệu quả?

Chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu là mẹo trị bệnh có nguồn gốc từ dân gian. Cách chữa này tận dụng dược tính tự nhiên của thảo dược để giảm nhẹ triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ho, hắt hơi…

Được đánh giá cao về độ an toàn, nhưng mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu có thể không mang lại hiệu quả nếu áp dụng sai cách. Một số kinh nghiệm được đúc kết sau đây sẽ giúp gia tăng hiệu quả khi áp dụng mẹo chữa này:

  • Kiên trì thực hiện: Tương tự như các loại thảo dược tự nhiên khác, cách chữa từ ngải cứu có tác dụng khá chậm nên cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Nên áp dụng ít nhất 3 – 7 ngày để cải thiện triệu chứng một cách rõ rệt.
  • Kết hợp nhiều mẹo chữa: Theo kinh nghiệm dân gian, nên kết hợp cả mẹo chữa bên trong và bên ngoài để gia tăng hiệu quả. So với việc chỉ dùng trà ngải cứu, kết hợp thêm với xông mũi và ngâm chân sẽ đẩy lùi triệu chứng nhanh chóng hơn.
  • Phối hợp với thuốc điều trị: Trong giai đoạn triệu chứng bùng phát mạnh, nên kết hợp cách chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu với các loại thuốc điều trị. Nếu phụ thuộc hoàn toàn vào mẹo chữa tự nhiên, triệu chứng sẽ rất khó dứt và dễ tái đi tái lại.
  • Chăm sóc hợp lý: Viêm mũi dị ứng có mối liên hệ mật thiết  với yếu tố cơ địa. Chính vì vậy, ngoài các mẹo tự nhiên từ dân gian, cần phải chăm sóc hợp lý (uống đủ nước, giữ ấm cơ thể, bảo vệ tai mũi họng khi ra ngoài…). Chỉ khi kết hợp nhiều phương pháp, các triệu chứng mới được đẩy lùi hiệu quả.

Một số lưu ý khi dùng ngải cứu chữa viêm mũi dị ứng

Các mẹo chữa từ ngải cứu có ưu điểm là an toàn, lành tính, dễ thực hiện và giá thành rẻ. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có thể gây dị ứng, kích ứng ở một số đối tượng. Do đó trước khi thực hiện, nên lưu ý những vấn đề sau:

Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Ngải Cứu
Không nên thực hiện các bài thuốc từ ngải cứu nếu bị dị ứng với loại thảo dược này
  • Không áp dụng cho người bị dị ứng với ngải cứu, phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi…
  • Ngải cứu có tác dụng hoạt huyết nên cần thận trọng khi dùng cho người bị tiểu đường nặng, rối loạn đông máu…
  • Người đang sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến quá trình đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tiểu đường… nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu.
  • Đối với các bài thuốc uống, không nên dùng liên tục quá 4 tuần. Chỉ nên duy trì trong 10 – 15 ngày, sau đó ngưng 15 ngày và uống lại nếu triệu chứng chưa dứt.
  • Lưu ý, cách chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu chỉ là liệu pháp hỗ trợ. Hoàn toàn không thể thay thế cho các phương pháp điều trị y tế như sử dụng thuốc, phẫu thuật, laser, xoa bóp bấm huyệt…

Ngải cứu là vị thuốc nam rất tốt cho sức khỏe, hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn tìm được mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu công hiệu, phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Bài viết tham khảo:

Câu hỏi liên quan

Viêm mũi di truyền là bệnh thường gặp, xảy ra khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các dị nguyên khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mức. Thông thường, một gia đình nếu có...

Xem chi tiết

Phẫu thuật luôn tiềm ẩn rủi ro, biến chứng nên việc lựa chọn địa chỉ thực hiện là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Trước băn khoăn Mổ polyp mũi ở đâu tốt nhất?,...

Xem chi tiết

Viêm mũi dị ứng có tiêm được vaccine Covid không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Bởi các đối tượng có cơ địa mẫn cảm sẽ dễ dị ứng với thuốc và vaccine...

Xem chi tiết

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không và bao lâu khỏi là mối bận tâm của nhiều người bệnh khi không may gặp phải tình trạng này. Những triệu chứng của viêm mũi...

Xem chi tiết

Một trong những vấn đề mà nhiều bệnh nhân băn khoăn khi cắt polyp mũi là có phải nằm viện không. Nắm rõ thời gian lưu viện sẽ giúp người bệnh chủ động sắp xếp...

Xem chi tiết

Polyp mũi là một khói tròn nhỏ giống như một nang nhỏ, phát triển từ mô viêm của niêm mạc mũi. Xuất hiện khi tình trạng niêm mạc mũi bị kích thích do viêm hoặc...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa