Viêm mũi dị ứng bội nhiễm thường gây ra các triệu chứng nhẹ như cảm cúm thông thường. Do đó nhiều người thường chủ quan, không điều trị đến nơi đến chốn nên dẫn đến biến chứng viêm phế quản, viêm amidan,… Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về căn bệnh này cũng như cách điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì? Bệnh có nguy hiểm không
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là một dạng biến chứng của bệnh viêm mũi dị ứng thông thường. Khi niêm mạc mũi của người bệnh bị phù nề do tổn thương mà không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ rất dễ bị bội nhiễm bởi virus, vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi mạnh mẽ.
Nhiều chuyên gia cho biết bệnh này có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa người bệnh. Nếu chữa đúng cách thì bệnh sẽ không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu như không điều trị sớm hoặc điều trị sai cách thì sẽ dẫn đến nhiều mệt mỏi từ thể lực đến tinh thần và biến chứng như viêm xoang, nguy hiểm hơn có thể mắc viêm phế quản, hen suyễn,…
Nguyên nhân gây viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm
Có nhiều yếu tố gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng bội nhiễm khiến hàm lượng IgE cao vượt mức bình thường làm cho lượng histamin sản sinh ra nhiều hơn:
- Yếu tố di truyền: Bệnh viêm mũi dị ứng thường gặp trường hợp di truyền và nguy cơ bội nhiễm cho thế hệ sau khá cao. Bệnh có khả năng tái phát nhiều lần nếu như người bệnh chủ quan trong điều trị, hậu quả là phải sống chung với bệnh trong thời gian dài và gặp nhiều phiền toái do triệu chứng bệnh gây ra.
- Một nguyên nhân cùng thường gặp là do người bệnh dị ứng với các sản phẩm tắm gội, nước hoa, mỹ phẩm,….
- Yếu tố cơ địa: Những người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém hoặc nhạy cảm với môi trường xung quanh sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường.
- Do điều trị bệnh viêm mũi dị ứng không đúng cách, không triệt để bệnh biến chứng thành viêm mũi dị ứng bội nhiễm.
- Các yếu tố khác: Các yếu tố khác bao gồm virus, lông chó mèo, vi khuẩn, phấn hoa, khói bụi, nấm mốc hoặc hóa chất độc hại đều có nguy cơ gây bội nhiễm.
Xem thêm định nghĩa: Viêm Xoang Là Bệnh Gì? Các Đối Tượng Mắc Bệnh Và Cách Điều Trị
Các dấu hiệu của bệnh viêm mũi xoang dị ứng
Bạn có thể nhận biết mình mắc viêm mũi dị ứng bội nhiễm thông qua các dấu hiệu sau đây:
- Ngạt mũi: Đây là một dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi mắc bệnh. Ngạt mũi xảy ra do sự tắc nghẽn dịch nhầy cộng với niêm mạc mũi bị phù nề và tình trạng này có thể xảy ra ở cả 1 hoặc 2 bên mũi khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu.
- Chảy nước mũi và hắt hơi liên tục: Triệu chứng này xuất hiện là do lớp niêm mạc bị sưng viêm, khi xuất hiện các tác nhân gây dị ứng sẽ hắt hơi thành 1 tràng dài.
- Nước mũi có thể xuất hiện màu vàng đục và chảy theo từng cơn.
- Ngứa mũi, ngứa mắt, ngứa họng. Triệu chứng này gây ra do sự tấn công của các tác nhân gây dị ứng.
- Mắt nhiều quầng thâm và mí mắt bị sưng.
- Tai có cảm giác bị ù lâu ngày có thể biến chứng thành viêm tai giữa
- Dây thanh quản bị phù nề, có thể gặp trường hợp khan tiếng.
Các cách điều trị viêm xoang dị ứng bội nhiễm
Tình trạng viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm không phải dễ điều trị nên việc đầu tiên bạn cần đến ngay trung tâm y tế để gặp các bác sĩ chuyên khoa Tai-Mũi-Họng để biết được mức độ bệnh.
Dưới đây là một số cách chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm phổ biến:
Điều trị viêm xoang dị ứng bội nhiễm bằng thuốc Tây
Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau với liều lượng thích hợp để đạt hiệu quả cao và ít tác dụng phụ nhất.
Người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh chóng hồi phục. Các bạn tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc, đổi thuốc mà chưa thông qua ý kiến bác sĩ.
Một số loại thuốc kháng sinh bác sĩ thường hay kê đơn cho người viêm mũi dị ứng bội nhiễm như:
Sử dụng thuốc Amoxicillin: Là một loại kháng sinh thuộc nhóm penicillin có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh. Do đó, các bác sĩ thường sử dụng thuốc Amoxicillin để điều trị viêm xoang mũi dị ứng do virus, vi khuẩn gây ra.
Chống chỉ định:
- Những trường hợp bệnh nhân đã từng có phản ứng nghiêm trọng với Amoxicillin hay các kháng sinh cùng nhóm khác hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc không được sử dụng thuốc.
- Không nên sử dụng thuốc Amoxicillin cho bệnh nhân tăng bạch cầu, bệnh nhân suy thận.
Sử dụng thuốc Erythromyxin: Thuộc nhóm Macrolid, có tác dụng diệt khuẩn ở nồng độ cao nên thường được chỉ định trong điều trị bệnh dạng nặng. Thuốc chống chỉ định với trường hợp nào mẫn cảm với thành phần có trong thuốc. Hoặc các bệnh nhân suy thận, tim cũng không nên trị viêm mũi dị ứng bằng loại thuốc này.
Thuốc Cephalexin: Là một loại kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 1 dùng theo đường uống. Loại thuốc này thường được kê đơn để chữa viêm mũi do vi khuẩn gây ra. Không dùng Cephalexin cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bệnh nhân suy thận, phụ nữ mang thai hoặc những người có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm Penicillin, Cephalosporin.
Tham khảo thêm: Top 4 Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Của Mỹ Chất Lượng Tốt Nhất
Điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm bằng mẹo dân gian
Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể sử dụng một số mẹo dân gian để giúp làm thuyên giảm bớt các triệu chứng khó chịu..
- Dùng tỏi để xông hơi mũi: Tỏi bóc vỏ, đập dập. Đun sôi 1 chậu nước cho vào 2 thìa nhỏ muối tinh và tỏi đập dập lúc nãy. Khuấy đều rồi người bệnh bắt đầu tiến hành xông hơi trong vòng 15 phút. Lấy khăn trùm kín đầu, mặt cách với chậu nước xông khoảng 30cm để đảm bảo da không bị bỏng rát. Sau khi xông hơi, người bệnh có thể rửa mặt lại với nước sạch.
- Chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm bằng lá bạc hà: Lấy một nắm lá bạc hà rửa sạch, rồi cho vào ấm nước sôi hãm 10 phút. Người bệnh chỉ cần uống 1 – 2 tách trà bạc hà, thêm một chút mật ong để dễ uống hơn.
- Sử dụng lá cây cà gai: Dùng 10-15 lá cây cà gai leo, rửa sạch, phơi khô. Lấy lá cây cà gai đem đốt và hít phần khói bốc lên. Sử dụng mũi để hít và thở ra bằng miệng. Mỗi lần thực hiện khoảng 5-7 phút, mỗi ngày 1-2 lần cho đến khi khỏi bệnh thì ngưng.
Điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm bằng thuốc Đông y
Khi chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm bằng Đông y, người bệnh sẽ hoàn toàn yên tâm không gặp phải bất cứ vấn đề nào gây hại đến sức khỏe. Bởi các bài thuốc được bào chế từ thảo dược thiên nhiên, hoàn toàn thân thiện với sức khỏe người bệnh.
Một số bài thuốc Đông y điều trị viêm mũi dị ứng người bệnh có thể tham khảo là:
Bài thuốc bổ khí cổ biểu
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc này sẽ giúp bồi bổ khí huyết, tiêu trừ khí lạnh trong cơ thể, nhờ đó làm giảm các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi,…
- Nguyên liệu: Khương hoạt, xuyên khung, bạch truật, hoàng kỳ, bạch chỉ, bán hạ, quế chi, phòng phong, bạch thược, ma hoàng, cam thảo.
- Cách thực hiện: Bỏ tất cả nguyên liệu trên vào ấm đun cùng 1 lít nước cho đến khi thấy thuốc cạn còn 1/2 thì tắt bếp và gạn lấy nước thuốc. Chia làm 2 phần và sử dụng hết trong ngày. Lưu ý: Tốt nhất nên sử dụng khi thuốc còn ấm.
Bài thuốc cho thể phế, tỳ hư
Thể phế, tỳ hư làm cho người bệnh khó thở, hắt hơi nhiều, mệt mỏi, ngứa mũi, nhức mũi, chảy nước mũi nhiều. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc này sẽ giúp bệnh được trị tận gốc và phục hồi sức khỏe cho người bệnh.
- Nguyên liệu: Ké đầu ngựa, đậu ván sao, bạch chỉ, đẳng sâm, rễ đinh lăng, bạc hà, kinh giới, ngũ vị tử, ý dĩ sao.
- Cách thực hiện: Cho tất cả thành phần vào ấm sắc cùng với 750ml nước và đun trong 1 tiếng rồi tắt bếp, chia thuốc thành 2 phần và uống vào buổi sáng và tối.
Các biện pháp phòng tránh viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Để phòng tránh bệnh viêm xoang mũi dị ứng bội nhiễm, các bạn nên:
- Thường xuyên vệ sinh nơi sống và phòng làm việc để hạn chế sự xâm nhập của virus, vi khuẩn vào cơ thể và gây bệnh.
- Uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm, ăn những đồ ăn dạng lỏng, dễ tiêu hoá, để hạn chế khả năng gây đặc đờm nhầy.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin C cho cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch.
- Vệ sinh sạch sẽ miệng, mũi, họng bằng nước muối sinh lý.
- Nên mặc ấm khi thời tiết chuyển mùa hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Tóm lại, bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm cần được điều trị đúng cách và kịp thời để bệnh được chấm dứt hoàn toàn. Mọi người cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và có biện pháp phòng bệnh đúng cách để bệnh không còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nên đọc
- Bỏ Túi 4 Mẹo Dùng Lá Lốt Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Cực Hiệu Quả Hiện Nay
- [Chuyên Gia Giải Đáp] Viêm Mũi Dị Ứng Có Điều Trị Được Không? Biện Pháp Điều Trị