Viêm mũi dị ứng là bệnh lý đường hô hấp thường gặp với các triệu chứng viêm mũi nhẹ. Đối với tình trạng này, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp điều trị từ nguyên liệu tự nhiên để cải thiện bệnh. Dưới đây là gợi ý 4 mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt cực hiệu quả cho người bệnh.
Do đâu lá lốt chữa được viêm mũi dị ứng?
Viêm mũi dị ứng là tình trạng gặp phải khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên làm sổ mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu… Tuy bệnh thường có các triệu chứng nhẹ, không quá nghiêm trọng nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống thường ngày của người mắc.
Lá lốt được sử dụng rất phổ biến không chỉ trong các bữa ăn hàng ngày mà còn để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý, nhất là bệnh viêm mũi dị ứng. Trong lá lốt chữa nhiều tinh dầu cùng các hoạt chất như: Flavonoid, Ancaloit, Benzyl Axetat, Beta-caryophyllene… giúp kháng khuẩn và chống viêm cực tốt.
Do vậy, lá lốt có thể mang đến những hiệu quả rất tích cực trong điều trị viêm mũi dị ứng, giảm các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm. Hơn nữa, nhờ tính sát khuẩn và kháng viêm, lá lốt còn giúp làm lành nhanh chóng các tổn thương ở vùng niêm mạc mũi.
Ngoài ra, lá lốt còn có vị cay, tính ấm có tác dụng làm ấm chân tay, ấm bụng, hạ sốt và phòng ngừa bệnh phong thấp,
Có thể bạn quan tâm: TOP 13 Mẹo Trị Viêm Mũi Dị Ứng Dân Gian Bạn Không Nên Bỏ Qua
Các mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt tốt nhất
Có khá nhiều cách dùng lá lốt để chữa viêm mũi dị ứng. Tùy vào tình trạng bệnh cũng như thói quen sinh hoạt, người bệnh có thể áp dụng một trong những mẹo dưới đây.
1. Dùng nước lá lốt để nhỏ mũi
Đây là phương pháp điều trị tại chỗ, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng, mang lại hiệu quả rất tốt. Việc sử dụng nước lá lốt để nhỏ mũi có thể giúp người bệnh giảm ngứa, chống viêm và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 5 lá lốt tươi, nên chọn lá bánh tẻ, không quá già hoặc quá non, 50ml nước muối sinh lý cùng tăm bông.
- Lá lốt cần rửa sạch sau đó ngâm nước muối rồi vớt ra để ráo.
- Xay nhuyễn lá lốt với nước rồi trộn 50ml nước muối sinh lý, sau đó sử dụng tăm bông thấm vào nước cốt thu được để nhỏ sâu vào bên trong khoang mũi.
- Thực hiện nhỏ nước lá lốt vào cả 2 bên mũi. Nên áp dụng cách này đều đặn 4 lần mỗi ngày và sử dụng liên tục trong khoảng 7 ngày.
2. Uống nước sắc lá lốt
Các triệu chứng viêm mũi dị ứng thường xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn, virus. Chính vì thế, chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt sắc nước có thể giúp cải thiện từ bên trong, vừa mang đến hiệu quả điều trị bệnh, vừa nâng cao sức khỏe rất tốt.
Hơn nữa, khi uống nước sắc lá lốt có thể kích thích được hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng chán ăn và mệt mỏi, từ đó giúp tiêu phong, tán hàn rất nhanh chóng. Đặc biệt, khi bạn bị viêm mũi dị ứng thời tiết vào mùa đông kèm theo các triệu chứng ho có đờm, sổ mũi thì biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả rất tốt đối với sức khỏe.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 20gr lá lốt tươi, chọn lá bánh tẻ sạch, không bị sâu bệnh.
- Rửa sạch lá lốt rồi vò nát, sau đó đun với khoảng 400ml nước trong vòng 5 phút.
- Sau khi có được nước sắc lá lốt, bạn chia nước làm 2 phần để uống trong ngày.
- Lưu ý nên uống loại nước này khi còn ấm để mang lại hiệu quả điều trị tốt, giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
- Cần áp dụng phương pháp này liên tục trong khoảng 7 ngày để cải thiện bệnh.
Tìm hiểu thêm: Trị Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Cây Nào Tốt? TOP 13 Bài Thuốc Bạn Nên Thử
3. Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt để xông hơi
Phương pháp xông hơi giúp đẩy hơi nước cùng với tinh dầu lá lốt vào sâu bên trong mũi, từ đó có thể làm dịu tình trạng viêm nhiễm, giảm kích ứng niêm mạc và thông thoáng mũi hiệu quả. Trong tinh dầu lá lốt có chứa các hoạt chất có thể giúp giảm ngứa ngáy, ức chế được hoạt động của vi khuẩn, virus gây bệnh và giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị lá lốt tươi, sạch và một ít muối hạt.
- Tiến hành rửa sạch lá lốt rồi ngâm với nước muối loãng sau đó vò nát lá, đun sôi với khoảng 1 lít nước trong vòng 5 phút.
- Đổ nước lá lốt ra thau, trùm khăn lên đầu rồi tiến hành xông hơi.
- Lưu ý khi xông bạn cần phải giữ khoảng cách mặt vừa đủ với chậu nước để tránh gây ra bỏng rát.
- Nên xông bằng lá lốt 2 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt.
4. Dùng các món ăn từ lá lốt
Ngoài các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt nêu trên, người bệnh có thể sử dụng lá lốt để làm nguyên liệu chế biến các món ăn tại nhà vừa ngon miệng, vừa đẩy nhanh hiệu quả điều trị viêm mũi dị ứng.
Trên thực tế, các món từ lá lốt không chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm mũi mà còn bổ sung được năng lượng thiết yếu cho cơ thể. Từ đó chúng ta tăng cường đề kháng, giảm triệu chứng mệt mỏi và ngăn ngừa nguy cơ xâm nhập của virus, vi khuẩn gây bệnh.
Người bệnh có thể tham khảo các món ăn từ lá lốt chữa viêm mũi dị ứng sau đây:
- Món bò nướng lá lốt: Chuẩn bị 150gr thịt bò, 20gr lá lốt cùng sả, ớt băm nhuyễn, đậu phộng, gia vị. Bạn xay nhuyễn thịt bò, trộn với các gia vị đã chuẩn bị rồi cuốn trong lá lốt, nướng trên chảo nóng cho đến khi chín thì thưởng thức.
- Món cháo trứng gà nấu lá lốt: Chuẩn bị 50gr gạo, 20gr lá lốt, 1 quả trứng gà cùng các gia vị. Bạn vo sạch gạo sau nó nấu thành cháo. Khi cháo chín thì thêm trứng gà cùng lá lốt đã được thái sợi vào sau đó nêm gia vị vừa ăn.
Các món ăn này không chỉ cải thiện tình trạng bệnh còn giúp bạn giải quyết được tình trạng tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu hoặc chán ăn.
Xem thêm: Mách Bạn 9 Món Ăn Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Tại Nhà Hiệu Quả, Dễ Chế Biến
Lưu ý người dùng cần biết khi sử dụng lá lốt
Mẹo chữa viêm mũi bằng lá lốt được sử dụng rất phổ biến nhờ tính an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, khi dùng lá lốt, người bệnh vẫn cần phải lưu ý các vấn đề sau:
- Đối với phương pháp ăn, uống nước lá lốt trực tiếp, bạn cần lưu ý không được sử dụng quá liều lượng lá lốt khuyên dùng vì có thể gây ra tình trạng nóng trong, có hại cho cơ thể.
- Cách trị bệnh bằng lá lốt chỉ phù hợp với người có các triệu chứng nhẹ hoặc cấp tính, không nên áp dụng với người bị viêm mũi nặng, có nguy cơ bội nhiễm.
- Phải đảm bảo rửa lá lốt thật sạch trước khi sử dụng để tránh nhiễm khuẩn cho cơ thể.
- Hiệu quả của mẹo điều trị này tương đối chậm và phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của từng người. Do vậy, bạn nên kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian dài để thấy được tác dụng.
- Nếu sau một thời gian điều trị, bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn cũng như có phương pháp chữa tích cực hơn.
- Không nên sử dụng lá lốt cho người thường xuyên bị táo bón, nhiệt miệng vì nguyên liệu này có tính nóng. Đối với phụ nữ có thai cần hết sức thận trọng khi sử dụng lá lốt.
Trên đây là gợi ý 4 mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt có thể áp dụng tại nhà mà vẫn đem lại hiệu quả điều trị bệnh khá tốt. Với phương pháp này, người bệnh cần kiên trì thực hiện đúng theo hướng dẫn. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
Nếu áp dụng mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt hoặc các mẹo dân gian khác không hiệu quả, mọi người nên tính đến việc lựa chọn những biện pháp điều trị chuyên sâu hơn, chẳng hạn như dùng thuốc Nam. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều bài thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng, nhưng đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho người bệnh?
Bài viết liên quan
- Tham Khảo Các Cách Chữa Viêm Mũi Xuất Tiết Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
- Viêm Mũi Dị Ứng Có Nên Đi Bơi Không? Có Nguy Hiểm Không? Làm Thế Nào Để Xử Lý