Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Máy Lạnh Có Nguy Hiểm Không? Nên Xử Lý Ra Sao?
Vào mùa hè, nhiệt độ môi trường tăng cao, nhu cầu sử dụng điều hòa cũng trở nên phổ biến. Thế nhưng, việc nằm điều hòa thường xuyên làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không, cần điều trị và phòng tránh bệnh ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tường tận các vấn đề này.
Bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh do đâu? Có nguy hiểm không?
Viêm mũi dị ứng nằm điều hoà là tình trạng mũi phản ứng với luồng không khí lạnh được tỏa ra từ máy điều hòa, khiến niêm mạc mũi của người bệnh phù nề từ đó xuất hiện các triệu chứng khó chịu về mũi. Bệnh này thường xảy ra đối với những người phải làm việc trong môi trường điều hòa nhiều như nhân viên văn phòng, nhân viên siêu thị, hoặc người già trẻ nhỏ sức đề kháng kém lại nằm phòng điều hòa
Bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh xảy ra do 2 nguyên nhân chính:
- Luồng không khí lạnh tỏa ra từ điều hòa khiến bạn dễ hắt hơi, chảy nước mũi bởi vì môi trường sử dụng điều hòa là không gian kín, luồng khí lạnh chỉ lưu thông trong phòng, không thoát ra ngoài.
- Môi trường máy lạnh cũng là nơi có chứa nhiều nấm mốc, vi khuẩn càng tạo điều kiện cho các tác nhân dị ứng trên phát triển và xâm nhập vào mũi khiến căn bệnh viêm mũi dị ứng trở nên nặng hơn.
Trên thực tế, đây là một dạng bệnh hô hấp phổ biến, nó thực sự không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bạn chỉ tiếp xúc với điều hòa một thời gian ngắn thì không có gì lo ngại.
Nhưng khi mọi người phải làm việc thường xuyên trong môi trường điều hòa, không có biện pháp phòng bệnh và chữa trị đúng cách sẽ dễ khiến bệnh biến chuyển thành: Nhiễm trùng xoang, viêm mũi dị ứng mãn tính, viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai giữa,…
Tìm hiểu định nghĩa: Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị
Các triệu chứng viêm mũi dị ứng với máy lạnh
Tình trạng bệnh lý này có thể dễ dàng nhận thấy qua một số dấu hiệu như:
- Khi ở trong môi trường điều hòa do luồng khí lạnh được tỏa ra liên tục khiến dịch mủ trong mũi tích tụ lại nhiều hơn gây ra tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi.
- Một số triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho đau họng cũng xuất hiện thường xuyên khi ngồi điều hòa.
- Khi bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh trở nặng có thể bạn sẽ gặp triệu chứng đau mũi, lúc này bạn nên đi khám tại chuyên khoa tai mũi họng để biết rõ về tình trạng bệnh của mình.
- Ngoài ra, người mắc bệnh viêm mũi dị ứng nằm điều hòa cũng có một số dấu hiệu khác như: mũi ửng đỏ, sưng mí mắt, mắt thâm,…
Các biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng nằm điều hòa
Dưới đây là một số cách chữa viêm mũi dị ứng phổ biến, các bạn có thể tham khảo:
Sử dụng thuốc Tây để chữa viêm mũi dị ứng máy lạnh
Đây là một phương pháp trị viêm mũi dị ứng với máy lạnh hiện đại và nhanh chóng, giúp giảm nhanh sự khó chịu, mệt mỏi do triệu chứng bệnh gây ra. Tuy nhiên khi dùng thuốc viêm mũi dị ứng, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Các bạn không được tự ý mua thuốc để tránh trường hợp gặp phải các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Người mắc bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh có thể tham khảo một số loại thuốc dưới đây:
Nhóm thuốc kháng Histamin H1 thế hệ cũ:
- Chlopheniramin: Đây là loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm mũi dị ứng nằm máy lạnh. Bên cạnh đó, nó cũng được sử dụng cho các trường hợp bị dị ứng khác như: Nổi mề đay, dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, dị ứng do côn trùng đốt, phản ứng huyết thanh,….
- Promethazin: Với thành phần hoạt chất chính là promethazine hydrochloride, thuốc Promethazin có tác dụng ngăn chặn các phản ứng do histamin tạo ra.
- Diphenylhydramin: Tương tự như 2 loại thuốc trên, Diphenylhydramin cũng là một loại thuốc tây điều trị viêm mũi dị ứng ngủ máy lạnh, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng da, mề đay, dị ứng do thức ăn, viêm mũi vận mạch.
Nhóm thuốc kháng Histamin H1 thế hệ mới:
- Loratidin: Đây là một loại thuốc kháng histamin cho tác dụng kéo dài. Ngoài chức năng chính là loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng nằm điều hòa, nó còn được dùng phổ biến để điều trị các trường hợp bị mề đay mạn tính.
- Fexofenadin: Fexofenadin cũng là một loại thuốc thuộc nhóm histamin H1 thế hệ mới với chức năng chính sử dụng để điều trị các biểu hiện của viêm mũi dị ứng như: Hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt và mũi, chảy nước mắt,…
Nhóm thuốc chứa corticoid:
- Budesonid: Là một loại thuốc được điều chế ở dạng xịt. Người bệnh có thể xịt trực tiếp vào niêm mạc mũi giúp giảm tình trạng phù nề, sưng đau, chảy nước mũi.
- Beclomethason: Đây là một dạng thuốc hít thường được sử dụng thường xuyên để làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở,… do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra.
Nhóm thuốc gây co mạch:
- Một số loại thuốc gây co mạch dạng đường uống dùng để điều trị bệnh có thể kể đến như: ephedrin, phenylephrin, phenylpropanolamin, pseudoepherein,..Tác dụng chung của các loại thuốc này là gây co mạch, giảm sưng, giảm phù nề, trị ngạt mũi hiệu quả.
- Các loại thuốc gây co mạch dạng xịt nhỏ mũi có thể kể đến như: Naphazolin, Xylomethazolin,… các loại thuốc này có tác dụng chung là làm co mạch tại chỗ, giúp giảm nghẹt mũi, chống phù nề.
Tìm hiểu thêm: Đừng Bỏ Lỡ TOP 4 Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Của Mỹ Tốt Nhất Hiện Nay
Trị viêm mũi dị ứng máy lạnh bằng thuốc Đông y
Ngày nay phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Đông y đang được rất nhiều bệnh nhân ưa chuộng bởi nó không những giúp loại bỏ bệnh hoàn toàn mà còn bồi bổ sức khỏe, tăng cường đề kháng cho người bệnh. Đồng thời nó không hề gây tác dụng phụ cho người sử dụng.
Dưới đây là 2 bài thuốc Đông y rất phổ biến trong điều trị viêm mũi dị ứng với máy lạnh.
Bài thuốc theo thể phong nhiệt phạm phế:
Bài thuốc này sử dụng những dược liệu có tính mát, vị cay để thông khiếu và tán phong, thanh nhiệt, nhờ đó mà khắc phục được các triệu chứng do bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh gây ra như: ngứa mũi, sốt, nghẹt mũi, nhức đầu,….
- Nguyên liệu: Lá dâu tằm 10 gam, ké đầu ngựa 12 gam, cúc tần 10 gam, kim ngân hoa 16 gam, cam thảo nam 10 gam, bồ công anh 12 gam, mã đề 10 gam, kinh giới 10 gam, bạc hà 8 gam, rau diếp cá 12 gam.
- Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu trên bỏ vào ấm đun sắc cùng với 750ml nước, đến khi thấy nước sôi cạn còn chừng 300ml, đổ ra bát và chia thuốc thành 2 lần uống (sáng – tối), dùng trước khi ăn, nên uống khi thuốc còn ấm.
Bài thuốc thể phong hàn phạm phế
Bài thuốc này sử dụng các dược liệu có vị cay, tính nóng để thông khiếu, tán hàn, sơ phong nhằm cải thiện các triệu chứng như: chảy nước mũi nhiều, ớn lạnh, hắt hơi liên tục, ngứa mũi, nghẹt mũi.
- Nguyên liệu: Ké đầu ngựa 12 gam, gừng 6 gam, quế chi 6 gam, bạch chỉ 10 gam, bèo cái 12 gam, hành trắng 8 gam, đại táo 3 quả, kinh giới 10 gam, mã đề 10 gam.
- Thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc cùng 600ml nước, khi thuốc cạn còn lại 300ml thì chắt ra bát và chia thành 2 lần uống trước bữa ăn, nên hâm nóng lại trước khi dùng.
Tham khảo cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà
Gian bếp của gia đình Việt có hàng tá nguyên liệu quen thuộc như tỏi, gừng, húng chanh, sả, bạc hà, mật ong, lá lốt,…Nhưng ít ai biết được rằng các nguyên liệu này đều là các vị thuốc quý thường được sử dụng trong điều trị căn bệnh viêm mũi dị ứng.
Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một số mẹo dân gian thường dùng để giảm thiểu các triệu chứng do bệnh viêm mũi dị ứng nằm điều hòa gây ra:
- Uống nước gừng để chữa viêm mũi dị ứng máy lạnh: Gừng có tính ấm, nên trong dân gian thường sử dụng gừng để pha trà, mục đích làm ấm cơ thể chống lại các triệu chứng như ớn lạnh, sổ mũi, nghẹt mũi.
- Sử dụng tỏi: Bóc sạch vỏ tỏi, giã nát, chắt lấy nước cốt và trộn thêm mật ong với tỷ lệ 1:2. Dùng bông gòn thấm vào hỗn hợp và nhét vào lỗ mũi, để như vậy khoảng 10 phút.
- Ngửi củ hành tây là cách trị viêm mũi dị ứng nằm máy lạnh đơn giản nhất mà lại rất hiệu nghiệm. Chính vì, trong hành tây chứa nhiều thành phần giúp trị nghẹt mũi, hắt hơi hiệu quả.
- Dùng hoa ngũ sắc ngâm với nước muối loãng để nhét vào 2 bên mũi nhằm làm giảm tình trạng phù nề ở niêm mạc mũi, đồng thời cải thiện hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, tắc nghẹt mũi.
Đọc thêm: Chia Sẻ Mẹo Trị Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Cây Giao Cực Hay Bạn Nên Thử
Cách phòng tránh viêm mũi dị ứng máy lạnh
Bệnh viêm mũi dị ứng với máy lạnh sẽ mau khỏi khi người bệnh biết cách chọn lựa một loại thuốc điều trị phù hợp cũng như có cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Chúng tôi xin liệt kê một số biện pháp để phòng ngừa bệnh hiệu quả như sau:
- Khi sử dụng máy lạnh, bạn cần mở cửa một khoảng thời gian tầm 10 – 15 phút để không khí lưu thông, điều hòa hướng gió. Bạn cũng nên bật chế độ lưu thông gió cũng như làm sạch máy lạnh định kỳ để các vi khuẩn, nấm mốc không tồn tại lâu ngày trong điều hòa gây viêm nhiễm đường thở.
- Nếu bạn phải làm việc hằng ngày trong môi trường máy lạnh thì nên uống nhiều nước ấm và đặt cây xanh trên bàn làm việc để cung cấp không khí cần thiết cho môi trường làm việc cũng như cung cấp oxi cho phòng.
- Nên cố gắng giữ nhiệt độ trong phòng không chênh lệch quá 5 độ so với nhiệt độ bên ngoài. Khi chuẩn bị ra khỏi phòng, bạn cần khởi động cơ thể vài phút bằng cách tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng để các cơ thư giãn và có thời gian chuẩn bị thích ứng với nhiệt độ môi trường bên ngoài.
- Nên mặc ấm, giữ cho hai bàn chân, vùng tai, mũi và vùng cổ không bị lạnh khi ngồi trong phòng điều hòa. Bổ sung thêm các loại thức ăn, đồ uống có tính ấm như: kẹo hoặc trà gừng,… để đề phòng nhiễm lạnh.
- Tránh không để cho luồng gió điều hòa thổi trực tiếp vào người, nhất là tại vùng gáy và đầu. Nên để hướng gió chếch sang một bên hoặc chếch lên phía trên và điều chỉnh tốc độ gió vừa phải.
- Không hút thuốc trong phòng lạnh, không dùng các cây có hoa hoặc có mùi thơm mạnh, để tránh gây tình trạng kích ứng cho hệ hô hấp.
- Thỉnh thoảng nên xoa nóng hai bên vành tai, bàn tay và chà xát vùng vai gáy cho ấm lên, hít thở sâu và thư giãn tinh thần để tăng khả năng đề kháng khi ngồi máy lạnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng và không thức khuya, thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ.
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh và các cách chữa trị, phòng tránh hiệu quả. Người bệnh khi sử dụng bất cứ biện pháp nào cũng cần tìm hiểu thật kỹ xem nó có phù hợp thật sự với mức độ bệnh và cơ thể mình hay không để tránh tình trạng gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Tham khảo thêm
- Viêm Mũi Vận Mạch: Dấu Hiệu Nhận Biết, Chẩn Đoán Và Điều Trị
- Viêm Mũi Teo Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!