Nội dung chính

Bệnh viêm mũi teo thường gặp ở những người trải qua phẫu thuật xoang. Tình trạng này gây khô và đóng vảy mũi mãn tính kèm theo mùi hôi. Điều trị thường bao gồm làm ẩm đường mũi và giảm bớt các triệu chứng.

Viêm mũi teo là bệnh gì?

Viêm mũi teo là thuật ngữ chỉ tình trạng các mô bên trong mũi (niêm mạc và xương bên dưới) teo lại hoặc mỏng đi. Điều này dẫn đến những thay đổi trong chức năng của đường mũi và gây khô mũi.

Viêm mũi teo
Viêm mũi teo xảy ra khi các mô bên trong mũi teo lại hoặc mỏng đi, dẫn đến khô mũi

Những người bị viêm mũi teo có các mô cứng lại, hốc mũi nơi không khí đi qua mở rộng, hình thành những lớp vảy mũi kèm theo mùi hôi (do đường mũi quá khô). Bệnh thường ảnh hưởng đến cả hai lỗ mũi cùng một lúc, gây ra nhiều khó chịu nhưng không đe dọa đến tính mạng.

Phân loại viêm mũi teo

Bệnh viêm mũi teo được phấn thành 2 loại, bao gồm:

  • Viêm mũi teo nguyên phát

Đây là một loại hiếm gặp, chỉ ảnh hưởng đến 1% người trưởng thành sinh sống trong vùng có khí hậu khô nóng. Tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến lợi và bò.

Viêm mũi teo nguyên phát xảy ra mà không có bất kỳ điều kiện y tế nào trước đó. Tuy nhiên vi khuẩn Klebsiella ozaenae hoặc một vài loại khác được tìm thấy khi kiểm tra dịch mũi.

  • Viêm mũi teo thứ phát

Bệnh thường là kết quả của phẫu thuật xoang, chẳng hạn như phẫu thuật cắt tuabin. Phương pháp này loại bỏ một phần hoặc toàn bộ cuống mũi khiến mô niêm mạc co lại.

Viêm mũi cũng thường do thuốc. Bệnh xảy ra ở những người dùng thuốc thông mũi trong thời gian dài, chẳng hạn như oxymetazoline và phenylephrine.

Tìm hiểu thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Gây Khó Thở Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Viêm mũi teo có thể phát triển vào bất kỳ. So với nam giới, bệnh thường gặp hơn ở phụ nữ. Những nguyên nhân gây viêm mũi teo thường gặp gồm:

+ Nguyên phát

Không rõ nguyên nhân chính xác gây viêm mũi teo nguyên phát. Tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ có thể khiến bệnh phát triển, bao gồm:

  • Di truyền. Trong đó những người có tiền sử dụng gia đình mắc bệnh lý này sẽ có nguy cơ cao hơn
  • Dị ứng
  • Nhiễm trùng mãn tính
  • Dinh dưỡng kém, thiếu sắt, vitamin A hoặc D
  • Thiếu máu do nồng độ sắt thấp
  • Yếu tố môi trường (vùng có khí hậu nhiệt đới)
  • Bệnh lý tự miễn dịch
  • Mất cân bằng nội tiết tố Estrogen
  • Biến dạng mũi bẩm sinh (thay đổi cấu trúc đường mũi khi mới sinh)
Dị ứng kinh niên hoặc kéo dài làm tăng nguy cơ viêm mũi teo nguyên phát
Dị ứng kinh niên hoặc kéo dài làm tăng nguy cơ viêm mũi teo nguyên phát

+ Thứ phát

Viêm mũi teo thứ phát thường là kết quả của phẫu thuật xoang. Tuy nhiên bệnh cũng có thể liên quan đến một số tình trạng khác, bao gồm:

  • Tiếp xúc bức xạ
  • Chấn thương mũi
  • Sử dụng mãn tính thuốc thông mũi

Những yếu tố làm tăng nguy cơ:

  • Bệnh lao
  • Bệnh giang mai
  • Bệnh lupus
  • Bệnh u hạt với viêm đa mạch
  • Nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng xoang (viêm xoang)
  • Bệnh sacoit
  • Lệch vách ngăn mũi đáng kể
  • Sử dụng cocaine mãn tính.

Triệu chứng và chẩn đoán

Bệnh viêm mũi teo gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, bao gồm:

  • Có mùi hôi nồng nạc. Người bệnh thường không nhận ra mùi hôi, nhưng những người xung quanh có thể cảm nhận ngay lập tức
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Chảy nước mũi
  • Chảy mủ từ mũi
  • Tắc nghẽn mũi
  • Xuất hiện lớp vỏ lắp đầy mũi, thường có màu xanh lá cây
  • Biến dạng mũi
  • Chảy máu cam
  • Giảm hoặc mất khứu giác
  • Đau họng
  • Thường xuyên nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Nhức đầu
  • Chảy nước mắt
  • Giòi sống trong mũi do ruồi thường bị thu hút bởi mùi hôi nồng nạc bốc ra từ mũi (hiếm gặp)
Xuất hiện lớp vỏ lắp đầy mũi, thường có màu xanh lá cây
Xuất hiện lớp vỏ lắp đầy mũi, thường có màu xanh lá cây kèm theo mùi hôi nồng nạc, tắc nghẽn mũi

Bệnh viêm mũi teo có nguy hiểm không?

Viêm mũi teo gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu, thường ảnh hưởng hai bên lỗ mũi cùng một lúc. Ngoài ra bệnh lý này là một tình trạng mãn tính nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng, các biện pháp có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng.

Trong một số trường hợp, viêm mũi teo gây ra những biến chứng dưới đây:

  • Mất khứu giác
  • Hội chứng mũi rỗng. Người bệnh cảm thấy có gì đó làm tắc nghẽn nhưng đường mũi vẫn mở rộng, khó thở liên tục trong khi phổi vẫn đang nhận đủ oxy.

Đọc thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Ra Sao? Giải Đáp

Chẩn đoán viêm mũi teo

Để chẩn đoán viêm mũi teo, bác sĩ tiến hành xem xét triệu chứng, kiểm tra bên trong đường mũi. Bệnh nhân cũng có thể được hỏi về tiền sử bệnh và kiểm tra thể chất.

Sau kiểm tra lâm sàng, các xét nghiệm được thực hiện nhằm kiểm tra kỹ lưỡng và đánh giá chi tiết hơn về tình trạng. Bao gồm:

  • Nội soi mũi: Ống mềm, dài, có gắn camera được đưa vào bên trong đường mũi để quan sát. Kỹ thuật này giúp kiểm tra polyp mũi, tình trạng teo mô và những vấn đề khác.
  • Xét nghiệm dị ứng: Kỹ thuật này giúp loại trừ viêm mũi dị ứng.
  • CT scan: CT scan cung cấp hình ảnh chi tiết về khoang mũi, xác định những bất thường.
  • Kiểm tra lưu lượng hít vào mũi: Bệnh nhân được kiểm tra lưu lượng hít vào mũi khi thở để đo luồng không khí đi qua.
  • Kiểm tra dịch tiết: Ở bệnh nhân bị viêm mũi teo, xét nghiệm dịch mũi có thể tìm thấy vi khuẩn.

Điều trị viêm mũi teo như thế nào?

Mục tiêu điều trị là bù nước, giảm triệu chứng và lớp vảy tích tụ trong mũi. Những phương pháp thường được chỉ định gồm:

1. Rửa mũi

Rửa mũi thường là phương pháp điều trị đầu tiên cho chứng viêm mũi teo. Phương pháp sử dụng dung dịch tưới (nước muối, hỗn hợp muối hoặc dung dịch kháng sinh) để giảm viêm, làm sạch đường mũi. Đồng thời giúp cải thiện quá trình hydrat hóa mô, từ đó giảm đóng vảy trong mũi.

2. Thuốc

Để điều trị viêm mũi teo và giảm nhanh các triệu chứng, bác sĩ thường chỉ định những loại thuốc dưới đây:

Dùng kháng sinh ở dạng thuốc mỡ hoặc viên uống để điều trị nhiễm trùng
Dùng kháng sinh ở dạng thuốc mỡ hoặc viên uống để điều trị nhiễm trùng, giảm các triệu chứng
  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh có thể được dùng ở dạng thuốc mỡ (bôi bên trong mũi) hoặc viên uống. Thuốc có tác dụng điều trị nhiễm trùng, diệt vi khuẩn, giảm chảy nước mũi mủ kèm theo mùi hôi.
  • Thuốc nhỏ mũi: Thuốc nhỏ mũi thường chứa glycerin hoặc mật ong, có tác dụng làm ẩm và ngăn ngừa khô mũi.
  • Thuốc giãn mạch: Thuốc làm giãn mạch máu bằng cách giãn cơ trơn thành mạch. Từ đó giúp tăng cường lưu thông máu, cung cấp dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng các mô.
  • Thuốc mỡ dưỡng ẩm mũi: Thuốc mỡ dưỡng ẩm được dùng để bôi bên trong mũi. Thuốc có tác dụng làm ẩm, giảm khô mũi và hạn chế các triệu chứng của viêm mũi teo.
  • Estrogen: Những trường hợp bị viêm mũi teo do mất cân bằng nội tiết tố Estrogen sẽ được dùng Estrogen dạng viên hoặc thuốc xịt mũi. Thuốc có khả năng đảo ngược tình trạng, giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và kiểm soát các triệu chứng của viêm mũi teo.
  • Viên uống sắt: Viêm mũi teo thường liên quan đến thiếu máu do nồng độ sắt thấp. Những trường hợp này được uống bổ sung sắt để cải thiện.

3. Phẫu thuật

Hiếm khi phẫu thuật được thực hiện. Phương pháp này chỉ được cân nhắc khi các phương pháp bảo tồn không thể giúp kiểm soát tình trạng.

Mục đích điều trị:

  • Làm nhỏ đường mũi
  • Dùng thiết bị giả (dụng cụ bịt mũi) để đóng một lỗ mũi hoặc khoang mũi
  • Khuyến khích tái tạo các mô trong mũi
  • Tăng lưu lượng máu cho mũi và làm ẩm niêm mạc

Những kỹ thuật cụ thể:

  • Thủ thuật Young: Thủ thuật này được thực hiện nhằm đóng lỗ mũi, kích thích chữa lành niêm mạc theo thời gian. Hầu hết mọi người bệnh có triệu chứng giảm hoặc biến mất sau thực hiện thủ thuật. Tuy nhiên thủ thuật Young khó thực hiện, không thể làm sạch lỗ mũi, người bệnh thở bằng miệng và có nguy cơ tái phát bệnh.
  • Thủ thuật Plastipore: Thủ thuật này liên quan đến việc đặt mô cấy xốp dưới niêm mạc mũi. Điều này giúp tạo khối lớn cho đường mũi, giảm những triệu chứng của viêm mũi teo. Tuy nhiên vật cấy ghép có thể rơi ra khỏi mũi và cần phẫu thuật lại.

Có thể bạn quan tâm: Có Nên Phẫu Thuật Viêm Mũi Dị Ứng Không? Khi Nào Cần Phẫu Thuật

4. Biện pháp khắc phục tại nhà

Những bước chăm sóc dưới đây có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của viêm mũi teo, bao gồm:

  • Dùng máy tạo độ ẩm

Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ hoặc nơi làm việc. Thiết bị này cung cấp độ ẩm cho không khí, giúp giảm khô mũi hiệu quả. Máy tạo độ ẩm nên được vệ sinh thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ và gây bệnh.

Dùng máy tạo độ ẩm
Dùng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí, giúp mũi thông thoáng và giảm khô
  • Rửa mũi bằng dung dịch nước muối

Thường xuyên rửa mũi bằng dung dịch nước muối để kiểm soát bệnh. Biện pháp này giúp rửa trôi dịch mủ, vi khuẩn và các chất gây kích ứng. Từ đó giúp làm sạch và thông thoáng đường mũi. Ngoài ra nước muối sinh lý còn giúp giảm viêm, làm dịu niêm mạc, khử mùi và chữa lành vết thương.

Hướng dẫn thực hiện: Khi thực hiện, đựng nước muối sinh lý trong bình neti, hơi nghiêng đầu sang một bên. Bóp dung dịch nước muối vào lỗ mũi trên để chất thải ra ngoài ở lỗ mũi dưới. Lặp lại với lỗ mũi còn lại.

  • Bổ sung vitamin

Người bệnh được yêu cầu tăng cường bổ sung vitamin A hoặc D từ viên uống và thực phẩm. Những loại vitamin này giúp tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Đồng thời kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra người bệnh cần ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, uống nhiều nước. Điều này giúp làm nhẹ các triệu chứng của viêm mũi teo. Hạn chế rượu bia và caffein, không hút thuốc lá để tránh làm nặng hơn các triệu chứng.

Ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi
Ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường bổ sung vitamin, góp phần đẩy lùi bệnh

Phòng ngừa

Không có cách ngăn ngừa viêm mũi teo. Tuy nhiên việc sớm phát hiện và điều trị bệnh có thể giúp kiểm soát nhanh tình trạng. Chú ý tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh viêm mũi teo thường ảnh hưởng đến cả hai mũi và gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên bệnh không đe dọa đến tính mạng, có thể được kiểm soát bằng nhiều phương pháp.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Polyp mũi là một khói tròn nhỏ giống như một nang nhỏ, phát triển từ mô viêm của niêm mạc mũi. Xuất hiện khi tình trạng niêm mạc mũi bị kích thích do viêm hoặc...

Xem chi tiết

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không và bao lâu khỏi là mối bận tâm của nhiều người bệnh khi không may gặp phải tình trạng này. Những triệu chứng của viêm mũi...

Xem chi tiết

Người bị viêm mũi dị ứng có nâng mũi được không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Bởi tình trạng hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi… có thể làm gián đoạn quá trình...

Xem chi tiết

Đối với người bình thường hoạt động bơi lội thường giúp nâng cao thể trạng, rèn luyện sức khỏe và tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Tuy nhiên đa số người bệnh đều có...

Xem chi tiết

“Viêm mũi dị ứng có lây không” không chỉ là thắc mắc của người bị viêm mũi dị ứng, mà còn là nỗi trăn trở của người thân, bạn bè hay những người tiếp xúc...

Xem chi tiết

Có nhiều cách điều trị polyp mũi nhưng sử dụng thuốc điều trị, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa khối polyp phát triển bằng các mẹo dân gian. Khi polyp mũi lớn, ảnh hưởng...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp