Viêm Mũi Dị Ứng Có Gây Sốt Không? Thông Tin Bạn Nên Biết
Ngoài các triệu chứng điển hình như hắt hơi, nghẹt mũi… một số người bị viêm mũi dị ứng còn có dấu hiệu tăng thân nhiệt. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp Viêm mũi dị ứng có gây sốt không? và nên khắc phục, chăm sóc như thế nào khi gặp phải.
Viêm mũi dị ứng có gây sốt không?
Viêm mũi dị ứng hay sốt cỏ khô là bệnh hô hấp trên thường gặp. Bệnh lý này thường bùng phát khi tiếp xúc với các chất dị ứng, kích ứng từ môi trường dẫn đến niêm mạc mũi bị sưng viêm, phù nề và xuất tiết. Về tính chất, viêm mũi dị ứng là bệnh lành tính nhưng các triệu chứng có xu hướng dai dẳng, gây ra nhiều cản trở, phiền toái trong cuộc sống.
Triệu chứng điển hình của bệnh là chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, ngứa mũi, đau mũi, đôi khi đi kèm với tình trạng ù tai và ngứa mắt. Nhưng trên thực tế, một số người còn có dấu hiệu sốt nhẹ đi kèm. Vậy viêm mũi dị ứng có gây sốt hay không?
Về cơ bản, viêm mũi dị ứng có cơ chế bệnh sinh liên quan đến phản ứng dị ứng, khá tương đồng với mề đay, viêm da cơ địa, viêm xoang dị ứng… Chính vì vậy, bệnh lý này hầu như không gây sốt.
Trường hợp viêm mũi dị ứng kèm sốt thường do bội nhiễm. Bội nhiễm là tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát do mũi tăng tiết dịch và ứ đọng, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Khi xảy ra hiện tượng nhiễm trùng, cơ thể sẽ có phản ứng tăng thân nhiệt do hoạt động của các tế bào bạch cầu.
Ngoài ra, tình trạng sốt khi bị viêm mũi dị ứng cũng có thể do các bệnh tai mũi họng đi kèm như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa… Sốt là dấu hiệu cho thấy một hoặc nhiều cơ quan hô hấp đang bị virus, vi khuẩn tấn công.
Tóm lại, trường hợp sốt có thể do viêm mũi dị ứng bội nhiễm hoặc do đi kèm với các bệnh viêm đường hô hấp khác. Nếu chỉ bị viêm mũi dị ứng đơn thuần, thân nhiệt gần như không thay đổi.
Có thể bạn quan tâm: Bị Viêm Mũi Dị Ứng Có Gây Ho Không? Cách Khắc Phục Tình Trạng
Viêm mũi dị ứng kèm sốt nguy hiểm không?
Viêm mũi dị ứng kèm sốt là tình trạng đáng chú ý. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống mũi xoang và họng đang bị nhiễm trùng. Nếu không điều trị đúng cách, tình trạng có thể tiến triển mãn tính, ảnh hưởng đến hệ hô hấp và những cơ quan lân cận.
Trường hợp sốt nhẹ, bạn có thể chăm sóc tại nhà để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên nếu thân nhiệt tăng quá cao, nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa biến chứng.
Nhìn chung, viêm mũi dị ứng là bệnh khá lành tính, hiếm khi đe dọa đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi dai dẳng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hằng ngày. Nhiều người gần như không thể học tập, làm việc trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh.
Nếu tiến triển trong nhiều năm, viêm mũi dị ứng có thể gây polyp mũi xoang, hội chứng chảy dịch mũi sau, ù tai, giảm thính lực, mất ngủ, khó ngủ… Hiện tượng viêm mũi dai dẳng còn là điều kiện để phát triển các chứng bệnh hô hấp khác như viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan…
Tìm hiểu thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Có Gây Đau Đầu Không? Cách Xử Lý Dứt Điểm
Cách cải thiện tình trạng sốt do viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng kèm sốt gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt hàng ngày. Để kiểm soát triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp cải thiện sau:
1. Chườm mát
Chườm mát là cách hạ sốt đơn giản và hiệu quả. Trường hợp tăng thân nhiệt đi kèm với viêm mũi dị ứng, có thể hạ sốt bằng cách chườm khăn mát ở trán, cổ, vùng da dưới cánh tay và bẹn. Khi những vị trí này được làm mát, thân nhiệt sẽ được điều hòa trở lại.
2. Uống thuốc hạ sốt
Nếu sốt cao từ 37.5 độ C trở lên, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt (Paracetamol) để giảm thân nhiệt. Nhóm thuốc này được sử dụng phổ biến và có thể tìm mua ở bất cứ tiệm thuốc tây nào. Để hạ sốt nhanh, nên lựa chọn thuốc ở dạng bột hoặc viên sủi.
Thuốc hạ sốt có thể hạ thân nhiệt và giảm cơn đau nhẹ. Vì vậy ngoài triệu chứng sốt, thuốc còn hỗ trợ giảm đau nhức vùng mũi – xoang, cải thiện tình trạng đau đầu, nhức đầu… Trường hợp không có chỉ định của bác sĩ chỉ nên dùng thuốc tối đa trong 3 ngày đối với trẻ em và 5 ngày đối với người trưởng thành.
3. Mặc trang phục rộng, thoáng
Khi bị sốt, nên mặc trang phục rộng rãi, chất liệu vải thoáng, thấm hút mồ hôi để giúp thoát nhiệt. Kết hợp với chườm mát và uống thuốc hạ sốt sẽ giúp cải thiện tình trạng tăng thân nhiệt nhanh chóng.
4. Uống nhiều nước
Sốt cao có thể gây mất nước, do đó nên uống đủ 2 lít nước/ ngày trong thời gian điều trị. Nên uống nước ấm và bổ sung các loại nước ép từ rau củ, trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng và nâng cao thể trạng.
5. Điều trị dứt điểm viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là nguồn cơn của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như các bệnh tai mũi họng, mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược… Trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh, sinh hoạt hằng ngày sẽ bị đảo lộn. Để phòng ngừa biến chứng, nên điều trị viêm mũi dị ứng theo chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp có hiệu quả đối với viêm mũi dị ứng. Các phương pháp thông dụng bao gồm:
- Sử dụng thuốc: Thuốc kháng histamin, thuốc xịt mũi chứa corticoid, thuốc kháng leukotriene, thuốc co mạch, kháng sinh… có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Dùng thuốc giúp kiểm soát nhanh triệu chứng trong giai đoạn bùng phát và hạn chế ảnh hưởng của bệnh đối với chất lượng cuộc sống.
- Phẫu thuật: Các trường hợp bị viêm mũi dị ứng kèm theo polyp mũi, lệch vách ngăn… sẽ được chỉ định phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, cấu trúc mũi – xoang sẽ được bình thường hóa, đảm bảo sự lưu thông thuận lợi của dịch tiết hô hấp.
- Các phương pháp từ y học cổ truyền: Do tính chất mãn tính, viêm mũi dị ứng có thể được điều trị bằng y học cổ truyền. Các phương pháp như dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ… đã được chứng minh giúp đẩy lùi triệu chứng và hạn chế nguy cơ tái phát.
- Chăm sóc hợp lý: Viêm mũi dị ứng có thể tái phát khi có các yếu tố kích thích. Do đó, bạn nên xây dựng kế hoạch chăm sóc khoa học. Đầu tiên, cần chú ý vệ sinh tai mũi họng, đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với chất dị ứng. Mặt khác, cần nâng cao thể trạng bằng lối sống khoa học, lành mạnh để giảm sự nhạy cảm của hệ miễn dịch.
Viêm mũi dị ứng có gây sốt không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp băn khoăn và có kinh nghiệm chăm sóc, điều trị khi gặp phải tình trạng này.
Tham khảo thêm:
- Viêm Mũi Dị Ứng Gây Ù Tai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
- TOP 8 Bài Thuốc Đông Y Trị Viêm Mũi Dị Ứng Dứt Điểm, Hiệu Quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!