Viêm Mũi Dị Ứng Gây Đau Đầu Có Sao Không? Cách Xử Lý
Viêm mũi dị ứng có thể gây ra rất nhiều triệu chứng cho người bệnh như hắt hơi, chảy mũi, khụt khịt, nghẹt mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, ngứa trong vòm họng, đầy tai, đau đầu… Viêm mũi dị ứng gây đau đầu cũng là triệu chứng thường gặp, không ít người gặp phải tình trạng đau nhức đầu khi mắc căn bệnh này.
Viêm mũi dị ứng có gây đau đầu không?
Viêm mũi dị ứng là một dạng rối loạn dị ứng, xuất hiện khi niêm mạc mũi xoang tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên trong không khí. Đây là bệnh lý di truyền miễn dịch, có đến 47% trẻ bị viêm mũi dị ứng khi có cả bố và mẹ bị viêm mũi dị ứng. Có khoảng 20% trẻ bị viêm mũi dị ứng khi có một trong hai bố hoặc mẹ mắc căn bệnh này.
Đối với người bị viêm mũi dị ứng, khi tiếp xúc với một số dị nguyên, cơ thể sẽ sản sinh một kháng thể IgE. Kháng thể này gắn kết với một số tế bào ở niêm mạc mũi, làm giải phóng một số chất hóa học trung gian và gây ra các triệu chứng bệnh. Bệnh viêm mũi dị ứng biểu hiện bằng các triệu chứng như nhảy mũi, chảy mũi, khụt khịt, ngứa mũi, ngứa mắt, đầy tai, có vòng sẫm màu quanh mắt, khàn tiếng, ho, khó thở.
Đặc biệt, viêm mũi dị ứng có thể gây nhức đầu, đây là triệu chứng thường gặp của bệnh. Tình trạng nhức đầu thường xuất hiện sau khi bệnh nhân hắc xì, có thể hắc xì từ một hoặc một tràng vài chục cái. Bên cạnh đó, tình trạng đau đầu do viêm mũi dị ứng còn xuất hiện khi người bệnh bị nghẹt mũi nghiêm trọng. Nhất là khi nghẹt cả hai bên mũi, triệu chứng nghẹt mũi, đau đầu sẽ tăng lên khi nhiệt độ lạnh, phòng có máy lạnh hoặc máy quạt.
Viêm mũi dị ứng gây đau đầu có sao không?
Viêm mũi dị ứng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên như mạt bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông thú, khói thuốc lá, cây cỏ, hóa chất, một số loại mỹ phẩm. Hoặc một số dị nguyên là các thực phẩm như sữa, tôm cua, trứng gà hoặc các loại virus, vi khuẩn… Các triệu chứng thường gặp nhiều nhất là sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, ngứa mắt…
Đau đầu do viêm mũi dị ứng cũng thường gặp, xảy ra khi người bệnh bị hắt xì liên tục hoặc có nhiều dịch mũi ứ đọng, nghẹt mũi nghiêm trọng ở cả hai bên mũi. Viêm mũi dị ứng gây đau đầu thường là đau tức vùng trán, cảm giác nặng ở đầu, trán; đau nhức ở vùng má, thái dương, đỉnh đầu, sau gáy… Cơn đau có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài nhiều giờ khiến người bệnh mệt mỏi.
Nguyên nhân gây đau đầu do viêm mũi dị ứng là vì dịch nhầy ứ đọng khiến lỗ xoang bị hẹp, hoặc bít tắc, dịch nhầy không thể thoát ra ngoài. Khi chúng nằm trong xoang, lâu ngày dẫn đến viêm nhiễm, gây áp lực lớn cho thành xoang. Từ đó dẫn đến các cơn đau nhức đầu, tức ở vùng đầu trán, thậm chí có thể gây đau ở vùng mắt và tai.
Thực tế, tình trạng viêm mũi dị ứng gây đau đầu không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thậm chí, nếu bệnh kéo dài có thể gây viêm mũi dị ứng mạn tính, viêm xoang cấp, polyp mũi xoang, viêm tai giữa, viêm họng, hen suyễn…
Chính vì vậy, nếu gặp phải tình trạng đau đầu do viêm mũi dị ứng, tốt nhất người bệnh cần nhanh chóng loại bỏ dị nguyên bằng cách rửa mũi, giữ ấm cơ thể, làm giảm các triệu chứng bệnh. Nếu tình trạng này không thuyên giảm, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm: Viêm Mũi Dị Ứng Gây Hôi Miệng: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Giải Pháp Khắc Phục
Cách giảm đau đầu do viêm mũi dị ứng gây ra
Đối với tình trạng đau đầu do viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp loại bỏ dị nguyên, làm giảm tình trạng nghẹt mũi gây tắc xoang, nhức đầu. Dưới đây là một số cách giảm đau đầu do viêm mũi dị ứng gây ra mà bạn có thể tham khảo:
1. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối biển pha loãng có tác dụng rửa trôi các dị nguyên ra khỏi đường mũi, tăng cường dẫn lưu dịch mũi, sát khuẩn, làm dịu niêm mạc mũi. Thường xuyên áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối này có thể cải thiện chứng đau đầu, nghẹt mũi, ngứa mũi chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng gây ra.
Khi áp dụng cách làm này, bạn nên mua nước muối sinh lý tại các quầy thuốc uy tín, chất lượng hoặc có thể tự pha nước muối để sử dụng. Chúng ta có thể pha 0.9g muối với 1 lít nước để rửa mũi. Tuy nhiên, tốt hơn vẫn nên dùng nước muối sinh lý có quy trình sản xuất an toàn để tăng hiệu quả điều trị.
Cách thực hiện:
- Cho nước muối sinh lý vào bình rửa mũi chuyên dụng
- Nghiêng đầu một góc 45 độ về phía chậu
- Đưa vòi xịt vào một bên mũi, mở miệng
- Xịt nước muối từ từ để nước chảy thông từ lỗ mũi này sang lỗ mũi kia và chảy xuống chậu
- Sau khi rửa mũi xong, bạn xì nhẹ mũi để xác định xem đã loại bỏ hoàn toàn dịch mũi chưa
- Dùng khăn ẩm, ấm lau sạch ở vùng miệng và mũi.
Lưu ý: Trong quá trình rửa mũi, bạn nên nghiêng đầu về phía trước, hạn chế ngả đầu ra phía sau để không làm nước muối chảy ngược vào trong mũi. Chỉ nên dùng nước muối sinh lý hoặc muối biển, không dùng muối ăn hoặc các loại nước muối đậm đặc, nồng độ muối cao để tránh tổn thương niêm mạc mũi.
Đọc thêm: Gợi Ý 10 Tip Trị Ngứa Mũi Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Nhanh
2. Xông hơi giảm đau đầu do viêm mũi dị ứng
Bên cạnh việc rửa mũi bằng nước mũi sinh lý, để cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng gây đau đầu, bạn có thể áp dụng cách xông mũi tại nhà. Xông mũi được đánh giá là biện pháp hỗ trợ an toàn, đơn giản, có thể làm giảm kích ứng, làm loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi. Có rất nhiều cách xông hơi giảm viêm mũi dị ứng tại nhà mang đến hiệu quả tích cực cho người bệnh.
Xông hơi bằng cây cỏ hôi (cây hoa cứt lợn, cây hoa ngũ sắc)
Cây cỏ hôi tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường được dùng để chữa viêm đường tiết niệu do nhiễm lạnh, viêm xoang và viêm họng.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 100g cỏ hôi tươi, 10g lá chanh
- Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị, cho vào nồi, đun sôi với nước
- Tắt bếp, đổ ra chậu nhỏ hoặc bát, dùng nước này xông mũi 5 – 10 phút
- Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày, liên tục trong 1 tuần để thấy cải thiện.
Xông mũi bằng gừng giảm đau đầu
Gừng vị cay, tính ấm, có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng viêm và phù nề ở niêm mạc mũi. Gừng cũng giúp ức chế sản sinh chất gây viêm, làm giảm các triệu chứng mẫn cảm quá mức của hệ miễn dịch.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 200g gừng tươi, 1 – 2 lít nước
- Gừng tươi để vỏ rửa sạch, đập dập
- Cho vào nồi đun sôi với nước
- Đổ nước ra chậu, trùm khăn kín đầu để xông mũi
- Thực hiện 1 – 2 lần/ngày, liên tục trong 1 tuần để thấy hiệu quả.
Xông mũi bằng tỏi tươi giảm đau đầu
Tỏi tươi có chứa một lượng lớn hoạt chất allicin, có tác dụng kháng viêm mạnh. Xông hơi bằng tỏi tươi giúp làm thông thoáng đường thở, giảm đau đầu do viêm mũi dị ứng gây ra.
Cách thực hiện:
- Lấy 3 – 5 tép tỏi tươi rửa sạch, đập dập
- Cho vào nồi đun với nước rồi đổ ra tô/bát
- Dùng khăn trùm kín đầu và xông mũi
- Thực hiện 1 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Xem thêm: TOP 7 Cách Xông Mũi Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Bạn Không Nên Bỏ Lỡ
3. Thay đổi tư thế nằm
Ngủ là một trong những cách giúp bạn làm giảm đau đầu và các triệu chứng do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra. Ngủ giúp cơ thể tự phục hồi, tư thế ngủ cũng sẽ giúp làm giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Khi bị viêm mũi dị ứng, nếu bạn nằm ngủ không gối, dịch nhầy sẽ tích tụ nhiều trong xoang, làm gián đoạn giấc ngủ, gia tăng tình trạng đau đầu.
Do đó, khi bị viêm mũi dị ứng gây đau đầu, bạn nên kê cao gối khi ngủ, điều này giúp ngăn ngừa tích tụ dịch nhầy, từ đó việc hít thở cũng trở nên dễ dàng hơn. Tư thế nằm ngửa là tư thế tốt nhất giúp các chất nhầy chảy xuống cổ họng và không ứ đọng ở xoang mũi gây đau đầu.
Tư thế nằm nghiêng có thể làm 1 hoặc cả 2 lỗ mũi đều bị tắc, khiến người bệnh khó thở, khó ngủ. Khi gối cao đầu ngủ, bạn nên kê gối cao hơn bình thường sao cho đầu và cổ tạo thành một góc nghiêng 15 độ so với giường. Tư thế này sẽ giúp bạn giảm đau đầu, dễ đi vào giấc ngủ mà không bị ứ đọng dịch trong xoang mũi.
Xem thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Gây Ù Tai: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
4. Áp dụng các mẹo dân gian
Sử dụng các loại dược liệu thiên nhiên hoặc các loại thảo dược là những mẹo dân gian an toàn, có thể hỗ trợ giảm đau đầu do viêm mũi dị ứng gây ra. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ, hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Dùng cây cứt lợn chữa viêm mũi dị ứng
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 nắm cây cứt lợn hoa màu tím, 1 lọ nước nhỏ mắt rỗng
- Cây cứt lợn bỏ rễ, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Giã nát, vắt lấy nước cốt, cho vào lọ thuốc nhỏ mắt đã chuẩn bị
- Mỗi lần nhỏ 2 – 3 giọt nước cốt cây cứt lợn vào hai hốc mũi
- Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày.
Dùng cây ngải cứu chữa viêm mũi dị ứng
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 nắm lá ngải cứu tươi, một ít muối biển
- Ngải cứu rửa sạch, để ráo, cho ngải cứu và muối vào chảo rang nóng ở lửa nhỏ
- Sau khi dược liệu khô, có mùi thơm thì cho vào túi vải sạch
- Dùng túi vải chườm quanh mũi khi còn ấm trong 10 – 15 phút
- Kiên trì thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày để thấy hiệu quả.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 – 2 thìa mật ong, nước ấm, gừng tươi
- Hàm gừng tươi với nước sôi trong 5 phút
- Cho mật ong vào cốc nước trên, khuấy đều
- Uống khi còn ấm vào buổi sáng để giảm các triệu chứng của bệnh.
Có thể bạn chưa biết: Tổng Hợp Các Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Gừng Tại Nhà Hiệu Quả
5. Một số biện pháp khác
Bên cạnh những biện pháp cải thiện chứng viêm mũi dị ứng gây đau đầu đã đề cập, người bệnh cũng có thể thử áp dụng những phương pháp dưới đây:
- Chườm ấm, uống nước ấm: Một trong những giải pháp cực kỳ đơn giản giúp giảm đau đầu đáng kể là chườm ấm. Bạn chỉ cần sử dụng một chiếc khăn ấm, ẩm, chườm lên mặt vài lần là được. Ngoài ra, cần kết hợp với việc uống nước ấm, có thể uống trà gừng, trà hoa cúc, trà xanh ấm đều được. Uống nước ấm và chườm ấm giúp làm loãng chất nhầy, từ đó giảm đau đầu đá kể.
- Sử dụng máy tạo ẩm: Những nơi sử dụng điều hòa không khí thường sẽ dễ khiến không khí khô và lạnh. Vì vậy, khi dùng điều hòa, bạn nên kết hợp cùng một chiếc máy tạo ẩm hoặc quạt phun sương để tránh khô mũi, nghẹt mũi gây đau đầu.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm đau đầu nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, không thể sử dụng liên tục để tránh tác dụng phụ và nguy cơ nhờn thuốc.
Cách xử lý khi bị viêm mũi dị ứng gây đau đầu
Có thể thấy, có rất nhiều cách giúp giảm cơn đau đầu do viêm mũi dị ứng gây ra. Thế nhưng, những biện pháp đã đề cập trên chỉ có thể giúp bạn hỗ trợ điều trị, không thể trị dứt điểm cơn đau. Hơn nữa chúng chỉ có hiệu quả nhất thời, không có tác dụng lâu dài và không cải thiện được với những cơn đau đầu dai dẳng, nghiêm trọng. Nếu bị đau đầu do viêm mũi dị ứng, bạn nên:
1. Thăm khám bác sĩ
Chúng ta thường có xu hướng ngại thăm khám bác sĩ khi mắc các triệu chứng nhẹ như đau đầu, chảy nước mũi, nghẹt mũi. Điều này vô tình khiến bệnh không được điều trị kịp thời, chấm dứt ngay ở giai đoạn nhẹ mà kéo dài dai dẳng, hay tái phát, tiến triển nặng và trở thành mãn tính. Không chỉ vậy, nhiều trường hợp do nhầm lẫn đau đầu do viêm mũi dị ứng với các bệnh lý khác, dẫn đến không kịp thời phát hiện và điều trị, khiến bệnh chuyển biến nặng, gây nguy hiểm tính mạng.
Chính vì vậy, khi bị đau đầu, có các triệu chứng do viêm mũi dị ứng như chảy mũi, nghẹt mũi, ho, thường xuyên xuất hiện, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe, bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Sau khi thăm khám, xác định tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh của mỗi người.
Tham khảo: Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Nước Muối Cực Dễ Nên Thử
2. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Nhiều người thường có xu hướng tự mua thuốc về nhà để điều trị. Điều này rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe gan, thận, gây hiện tượng nhờn thuốc. Các loại thuốc hiện nay có nguy cơ gây ra tác dụng phụ nếu không được dùng đúng chỉ định, đúng tình trạng bệnh.
Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tăng giảm liều lượng hoặc ngưng thuốc. Trường hợp khi dùng thuốc người bệnh cảm thấy có triệu chứng bất thường, cần nhanh chóng trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn chính xác nhất.
3. Thay đổi lối sống và dinh dưỡng
Nguyên tắc điều trị viêm mũi dị ứng lý tưởng là tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Mặc dù điều này rất khó để thực hiện được vì không thể xác định được dị nguyên gây dị ứng mũi của bạn là gì. Thế nhưng, chúng ta có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống để nhằm loại bỏ phần nào các yếu tố nguy cơ, tăng sự thích nghi của cơ thể. Đồng thời cũng phòng ngừa viêm mũi dị ứng tái phát. Có thể thực hiện bằng cách:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, đa dạng chế độ ăn uống, đa dạng các nhóm dưỡng chất cho cơ thể.
- Uống nhiều nước, hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn. Hạn chế ăn nhiều muối, nhiều đường và tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thức uống có cồn…
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe. Có thể rèn luyện bằng cách đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, tập dưỡng sinh…
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, nên giặt chăn mền, gối, ga giường, khăn mặt sạch sẽ… Dọn dẹp không gian sống gọn gàng, để hạn chế bụi bẩn và tránh nấm mốc.
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh hút thuốc và khói thuốc lá. Giữ ấm cơ thể nhất là vùng đầu, cổ, ngực và tay chân khi thời tiết thay đổi.
Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc viêm mũi dị ứng gây đau đầu có sao không, có nguy hiểm không mà bạn có thể tham khảo. Khi bệnh khởi phát, bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán và điều trị. Tuyệt đối không tự mua thuốc sử dụng để tránh lờn thuốc và các tác dụng phụ không đáng có.
Bài viết liên quan:
- Gợi Ý Cho Bạn TOP 10 Cách Trị Ngứa Mũi Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả
- Review TOP 13 Thuốc Viêm Mũi Dị Ứng Của Nhật Bản Tốt Nhất Trên Thị Trường
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!