Nội dung chính

Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp, có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối là một trong những cách hỗ trợ điều trị tại nhà an toàn, đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, để phương pháp này mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn cần sử dụng nước muối đúng cách, đúng loại. 

Tác dụng của nước muối với bệnh viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng thường biểu hiện với các triệu chứng như hắc xì, chảy mũi, nước mũi thường trong, trường hợp có nhiễm trùng thì nước mũi thường đặc, hôi, có màu xanh hoặc vàng. Trong một số trường hợp cũng có các biểu hiện như cảm giác đầy tai, phù mí mắt, có vòng sẫm màu quanh mắt, ngứa trong họng, ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, khàn tiếng, ho nhiều về đêm…

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối được nhiều người áp dụng tại nhà
Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối được nhiều người áp dụng tại nhà

Khi có các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, cần phải kết hợp đồng thời nhiều phương pháp với nhau. Bao gồm tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng, dùng thuốc điều trị và dùng nước muối sinh lý để hỗ trợ điều trị. Việc chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối thường giúp giảm nhẹ triệu chứng, hỗ trợ làm sạch mũi và loại bỏ các dị nguyên gây kích ứng.

Sử dụng nước muối chữa viêm mũi dị ứng là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị an toàn, hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà. Loại nước muối có hiệu quả trong điều trị là nước muối sinh lý hoặc nước muối biển pha loãng, không dùng các loại muối khác để tránh ảnh hưởng đến niêm mạc mũi. Cơ chế điều trị của phương pháp này là dùng nước muối để rửa trôi các chất dị ứng ra khỏi đường mũi.

Ngoài ra, nước muối sinh lý, nước muối biển pha loãng còn có tính sát khuẩn, làm dịu niêm mạc hô hấp, tăng cường dẫn lưu dịch, giúp loại bỏ nhanh các dịch nhầy trong mũi. Thường xuyên áp dụng có thể giúp làm dịu tình trạng ngứa mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Bạn có thể dùng nước muối sinh lý riêng lẻ nếu chỉ mới xuất hiện các triệu chứng nhẹ như sổ mũi, chảy nước mũi trong một vài ngoài. Nếu bạn đã bị viêm mũi dị ứng trong thời gian dài, cách tốt nhất là chúng ta cần kết hợp rửa mũi với các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng khác. Dùng nước muối rửa mũi chỉ dùng làm sạch viêm mạc vùng mũi, từ đó làm tăng tác dụng của các thuốc trị viêm mũi dị ứng.

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối

Dùng nước muối có thể rửa trôi các tác nhân gây dị ứng trong mũi. Đồng thời hỗ trợ sát khuẩn, kháng viêm, làm dịu niêm mạc mũi. Từ đó cải các triệu chứng như ngứa mũi, sổ mũi, nghẹt mũi, giúp tăng cường dẫn lưu dịch mũi, làm thông thoáng đường thở. Khi sử dụng nước muối sinh lý chữa viêm mũi dị ứng, chúng ta chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc muối biển pha loãng với nước.

Với nước muối sinh lý, bạn có thể dễ dàng mua được tại các hiệu thuốc tây uy tín, chất lượng. Nếu bạn dùng muối biển, thì cần pha nước muối 0,9%, tức là cứ 0.9g muối sẽ được pha với 1 lít nước. Đây là nồng độ thích hợp trong việc rửa mắt, mũi, họng mà không gây đau, rát. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên tìm mua và sử dụng nước muối sinh lý 0.9% từ các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đa số mọi người thường áp dụng cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý theo bản năng, chưa đúng kỹ thuật nên thường không thu được hiệu quả như mong muốn. Có thể tham khảo cách rửa mũi bằng nước muối sau đây:

  • Dùng bình rửa mũi chuyên dụng đựng nước muối sinh lý, có thể thay thế bằng bình xịt phun sương
  • Nghiêng đầu một góc 45 độ về phía chậu hoặc bồn rửa mặt. Dùng bình rửa mũi có nước mũi đã chuẩn bị, xịt nước muối từ mũi để nước muối thông từ lỗ mũi này sang lỗ mũi kia và chảy xuống vị trí chậu hoặc bồn.
  • Khi rửa mũi, bạn cần hơi cúi đầu về trước, tránh hạn chế ngả đầu ra sau để tránh làm nước muối chảy ngược vào trong mũi.

Lưu ý, khi đưa vòi xịt vào một bên mũi, bạn nên mở miệng rồi xịt nước muối sinh lý từ từ vào khoang miệng. Trong quá trình xịt, cần phải mở miệng để thở bằng miệng, tuyệt đối không được thở bằng mũi. Trong một số trường hợp, nước muối có thể chảy xuống cổ họng, tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có gì đáng lo ngại cả. Khi đã rửa mũi xong, bạn xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ hoàn toàn các dịch bên trong mũi. Dùng khăn ẩm, ấm lau nhẹ nhàng vùng miệng và mũi.

Tìm hiểu thêm: TOP 10 Thuốc Xịt Viêm Mũi Dị Ứng Phổ Biến Và Tốt Nhất Trên Thị Trường

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối có hiệu quả không?

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối có hiệu quả không là thắc mắc chung của nhiều người. Thực tế, nước muối sinh lý, nước muối biển pha loãng đều có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng. Cách làm này giúp rửa sạch dị nguyên, các tác nhân gây dị ứng, đồng thời cũng làm dịu niêm mạc mũi và làm thông thoáng đường thở.

Sử dụng nước muối chỉ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng gây ra
Sử dụng nước muối chỉ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng gây ra

Dùng nước muối để rửa muối để khuyến khích sử dụng trong trường hợp bạn vừa đi xa về, tiếp xúc nhiều với khói bụi, các tác nhân gây kích ứng mũi như phấn, lông chó mèo, con mạt bụi, khói thuốc lá… Đến nay, bệnh viêm mũi dị ứng là một bệnh chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, dùng nước muối sinh lý cũng không thể chữa khỏi được viêm mũi dị ứng.

Dùng nước muối rửa mũi chỉ có hiệu quả với những trường hợp hắt hơi, chảy nước mũi ở mức độ nhẹ. Nếu tình trạng viêm mũi dị ứng của bạn nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Bạn cần nên sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị.

Rửa mũi cần kết hợp với việc thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng mũi. Mục tiêu của điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay làm giảm nhẹ triệu chứng, tăng cường sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Rất khó để có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này.

Đọc ngay: Viêm Mũi Dị Ứng Gây Ù Tai: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Lưu ý khi dùng nước muối chữa viêm mũi dị ứng

Sử dụng nước muối chữa viêm mũi dị ứng là biện pháp hỗ trợ điều trị an toàn, hiệu quả, dễ áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, khi áp dụng cách làm này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Rửa mũi có thể làm dịu niêm mạc mũi, loại bỏ dị nguyên, làm thông thoáng đường thở. Thế nhưng, bạn chỉ nên thực hiện 2 – 3 lần/ngày, tuyệt đối không nên lạm dụng để tránh ảnh hưởng đến vùng niêm mạc mũi.
  • Với những người bị viêm mũi dị ứng nặng, cách tốt nhất là nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Việc rửa mũi bằng nước muối chỉ là biện pháp tạm thời, không thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc điều trị, tùy vào mức độ bệnh và thể trạng từng người mà bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể và kê toa cho từng trường hợp. Các thuốc trị viêm mũi dị ứng không thể tùy ý sử dụng vì sẽ gây ra tác dụng phụ hoặc nhờn thuốc.
  • Loại nước muối được sử dụng để rửa mũi là nước muối sinh lý hoặc nước muối biển pha loãng, không nên dùng các loại như muối ăn hoặc nước muối đậm đặc.
  • Bên cạnh việc rửa mũi, bạn cũng cần tránh các tác nhân gây dị ứng, xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, khoa học, tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao tính thích nghi của cơ thể với môi trường.

Trên đây là cách chữa viêm xoang bằng nước muối sinh lý đơn giản, dễ thực hiện tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Để phòng và điều trị viêm mũi dị ứng, bạn cần tránh tiếp xúc với các dị nguyên bằng cách dọn dẹp nơi ở, thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường, rửa mũi sau khi đi đường dài để làm sạch mũi.

Tham khảo thêm: 

Câu hỏi liên quan

Viêm mũi dị ứng có tiêm được vaccine Covid không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Bởi các đối tượng có cơ địa mẫn cảm sẽ dễ dị ứng với thuốc và vaccine...

Xem chi tiết

Một trong những vấn đề mà nhiều bệnh nhân băn khoăn khi cắt polyp mũi là có phải nằm viện không. Nắm rõ thời gian lưu viện sẽ giúp người bệnh chủ động sắp xếp...

Xem chi tiết

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không và bao lâu khỏi là mối bận tâm của nhiều người bệnh khi không may gặp phải tình trạng này. Những triệu chứng của viêm mũi...

Xem chi tiết

Polyp mũi là một khói tròn nhỏ giống như một nang nhỏ, phát triển từ mô viêm của niêm mạc mũi. Xuất hiện khi tình trạng niêm mạc mũi bị kích thích do viêm hoặc...

Xem chi tiết

Người bị viêm mũi dị ứng có nâng mũi được không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Bởi tình trạng hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi… có thể làm gián đoạn quá trình...

Xem chi tiết

Đối với người bình thường hoạt động bơi lội thường giúp nâng cao thể trạng, rèn luyện sức khỏe và tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Tuy nhiên đa số người bệnh đều có...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa