Người bị viêm mũi dị ứng cần chú trọng hơn đến chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng bệnh. Để điều trị căn bệnh này, bạn có thể sử dụng các món ăn bài thuốc. Dưới đây là 5 món ăn chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả, đơn giản, dễ thực hiện tại nhà mà bạn có thể tham khảo.
9 Món ăn chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản, hiệu quả
Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp, hay tái phát, có xu hướng gia tăng trong điều kiện môi trường ngày càng ô nhiễm như hiện nay. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Theo y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng do 2 nguyên nhân chính là công năng tạng phủ (phế, tỳ, thận) bị rối loạn và bị phong hàn, tà khí xâm nhập.
Nguyên tắc điều trị viêm mũi dị ứng theo Đông y là bồi bổ chính khí, tăng cường lưu thông khí huyết tạng phủ. Nâng cao chính khí, cân bằng âm dương, bảo vệ cơ thể. Kết hợp cùng việc sử dụng các vị thuốc có tác dụng khu phong, tán hàn, thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, kháng khuẩn.
Dưới đây là một số món ăn bài thuốc giúp phòng và hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng mà bạn có thể tham khảo:
1. Cháo thịt bò rau thơm
Đây là món ăn chữa viêm mũi dị ứng thích hợp cho bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thể hàn thấp. Khi mắc chứng này, người bệnh thường có các triệu chứng như hắt hơi nhiều, chảy nước mũi trong, ngạt mũi. Các triệu chứng thường xuất hiện và tăng lên khi gặp lạnh. Món ăn bài thuốc từ thịt bò, rau thơm, gạo tẻ có thể giúp trừ hàn, khu phong, giảm xuất tiết, làm thông thoáng đường thở.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 90g thịt bò, 50g tỏi tươi, 10 – 15g rau thơm tươi, 60g gạo tẻ
- Thịt bò mua về rửa sạch, thái miếng vừa ăn
- Tỏi tươi bóc vỏ, đập dập, rau thơm thái nhỏ
- Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi, ninh thành cháo
- Khi cháo chín thì cho thịt bò, tỏi vào đun cho sôi lại
- Rắc rau thơm, nêm nếm gia vị vừa ăn, dùng khi còn nóng
- Sử dụng 5 – 7 ngày để thấy tình trạng viêm mũi dị ứng được cải thiện.
Tìm Hiểu Thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi? Chuyên Gia Tư Vấn
2. Ếch hầm tây dương sâm, bách bộ, ma hoàng
Đây là món ăn bài thuốc thích hợp cho người mắc viêm mũi dị ứng thuộc thể âm hư. Khi mắc chứng này, người bệnh thường có các biểu hiện như người gầy, mũi khô, miệng khô, hắt hơi, ngạt mũi, họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, có cảm giác nóng sốt về chiều… Bài thuốc có công dụng thông mũi, dưỡng phế âm, tăng cường sức khỏe.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: Ếch, bách bộ, tây dương sâm, ma hoàng
- Ếch làm sạch, bỏ nội tạng
- Tây dương sâm thái phiến, bách bộ, ma hoàng rửa sạch
- Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, thêm nước
- Hầm kỹ trong 2 giờ, nêm nếm gia vị vừa ăn
- Chia làm 3 phần, dùng 3 lần trong ngày.
3. Đầu cá hầm tân di, bạch chỉ, tế tân – Món ăn chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả
Món ăn này phù hợp cho các bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng thể phong hàn. Khi mắc thể bệnh này, bệnh nhân thường có các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau cổ gáy, ngạt mũi nhiều… Bệnh hay xuất hiện vào mùa lạnh, càng lạnh thì các triệu chứng càng nghiêm trọng. Đây là món ăn chữa viêm mũi dị ứng giúp khu phong, tán hàn, giảm xuất tiết, làm thông mũi. Các nguyên liệu này được bán ở hiệu thuốc, bạn có thể dễ dàng mua được.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 2 cái đầu cá, 12g tân di, 3g tế tân, 12g bạch chỉ, gừng tươi
- Đầu cá bỏ mang, làm sạch, tân di gói vào túi
- Tế tân, bạch chỉ rửa sạch, gừng thái chỉ
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm nước, ninh kỹ trong 2 giờ
- Nêm nếm gia vị vừa ăn, ăn đầu cá, uống nước canh
- Sử dụng trong 10 ngày sẽ thấy cải thiện.
4. Chim bồ câu hầm hoàng kỳ, tân di, bạch truật, đại táo
Món ăn này được dùng cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng do phong tà xâm nhập khiến thể chất hư nhược. Khi mắc chứng này, người bệnh thường có các triệu chứng như chảy nước mũi nhiều, hắt hơi, tắc mũi, chán ăn, tinh thần mệt mỏi, dễ đổ mồ hôi. Sử dụng món ăn thường xuyên giúp bổ khí, làm thông thoáng xoang mũi, giảm các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 con chim bồ câu khoảng 90g, 9g tân di, 60g hoàng kỳ, 9g bạch truật, 12g đại táo, gừng tươi
- Chim bồ câu làm sạch, bỏ ruột, chặt miếng
- Tân di gói trong túi vải, đại táo bỏ hạt, bạch truật, hoàng kỳ rửa sạch thái phiến
- Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, hầm kỹ trong 60 phút
- Nêm nếm gia vị vừa ăn, ăn khi còn nóng, sử dụng liên tục trong 7 ngày.
Tìm hiểu thêm: Bí Quyết Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Mật Ong Cực Hay Dành Cho Bạn
5. Trứng hấp lá hẹ
Lá hẹ vị cay, tính ấm, giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất chống oxy hóa, vitamin khoáng chất. Theo y học cổ truyền, lá hẹ đi vào các kinh Can, Thận và Vị, có công dụng ôn trung, tán ứ, hành khí, giải độc. Trứng hấp lá hẹ là món ăn giúp tăng cường đề kháng, giảm nghẹt mũi và đặc biệt có thể hỗ trợ cải thiện giấc ngủ và tâm trạng.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ, 2 quả trứng gà
- Lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ, trứng gà đập vào bát/tô
- Cho lá hệ vào, đánh đều, nêm nếm gia vị
- Đem bát trứng lá hẹ đã chuẩn bị hấp chín
- Sử dụng khi còn ấm, dùng 2 – 3 lần/tuần.
Bên cạnh món trứng hấp lá hẹ, người bệnh có thể sử dụng lá hẹ để chế biến các món ăn khác như canh lá hẹ, ếch xào bông hẹ, mực xào hẹ…
6. Cháo củ mài, ý dĩ
Củ mài hay hoài sơn vị ngọt, tính bình, quy vào kinh Thận, Vị, Tỳ, Phế. Có công dụng chỉ khát, bổ thận, sinh tinh, bổ tỳ, dưỡng vị, ích phế. Thường được dùng để bồi bổ sức khỏe, chữa ăn uống kém, viêm ruột mãn tính… Trong khi đó, ý dĩ có tác dụng thanh nhiệt bồi bổ tỳ phế. Củ mài và ý dĩ kết hợp với nhau giúp cải thiện tình trạng tỳ vị hư, viêm xoang mãn tính, mệt mỏi, ăn kém chậm tiêu.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 30g củ mài, 30g ý dĩ, 15g hạt sen, 10 quả đại táo, 100g gạo tẻ
- Gạo tẻ vo sạch, cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi
- Nấu thành cháo nhừ, dùng khi còn nóng.
7. Mực xào hành, cần, tỏi tây
Hành tây chứa quercetin, có tác dụng ngăn chặn giải phóng histamin, là thành phần chính của nhiều loại thuốc chống viêm mũi dị ứng. Đây là món ăn thích hợp sử dụng cho mùa nồm ẩm xuân hè, có thể nâng cao sức khỏe, ngừa và cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: Mực, hành, cần, tỏi tây
- Mực làm sạch, trụng sơ, vớt ra ngâm đá cho giòn
- Tỏi phi thơm, cho mực vào xào nhanh trên lửa lớn
- Tắt bếp, trút mực ra dĩa để riêng
- Tiếp tục phi thơm tỏi, cho hành tây, rau cần vào xào chín tới
- Sau đó trút mực vào, đảo đêm, nêm nếm gia vị vừa ăn, thưởng thức khi còn nóng.
Có thể bạn quan tâm: Ngải Cứu Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Có Tốt Không? Cách Chế Biến Món Ăn Ngon
8. Canh ngao nấu dứa
Nguyên tắc điều trị viêm mũi dị ứng là nâng cao chính khí, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Để hỗ trợ điều trị căn bệnh này, bạn có thể thử món canh ngao nấu dứa. Món canh thanh mát này giúp giải nhiệt, kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng.
Trong dứa có chứa bromelain, có tác dụng giảm sưng viêm ở phần màng nhầy trong xoang mũi. Dứa cũng giàu vitamin C, có thể giảm dị ứng theo mùa, điều chỉnh lượng histamine trong cơ thể.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: Ngao, dứa, cà chua, hành khô, hành lá, rau răm, gia vị
- Ngao đem ngâm, sơ chế sạch rồi đem luộc, lọc lấy nước dùng
- Tách ngao bỏ vỏ, lấy thịt ngao rửa sạch
- Dứa gọt bỏ vỏ, cắt miếng vừa ăn, cà chua bổ múi cau
- Phi thơm hành, cho cà chua, dứa vào xào sơ
- Đổ nước luộc ngao vào, đun sôi, nêm nếm gia vị vừa ăn
- Thêm hành lá, rau răm và thưởng thức khi còn nóng.
9. Bò kho gừng – món ăn chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả
Gừng là gia vị quen thuộc thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra. Gừng có chứa cineol, gingerol, zingerone giúp ức chế các chất trung gian gây viêm, làm giảm các phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch, từ đó giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Ngoài bò kho gừng, chúng ta có thể sử dụng trà gừng và các món ăn khác từ gừng như vịt kho gừng, gà kho gừng, canh gà lá gừng…
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: Thịt bò, gừng tươi, tỏi, gia vị
- Thịt bò rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp với mắm, đường, muối, hạt tiêu, hạt nêm, gừng tỏi đập dập, dầu màu điều trong 1 tiếng
- Phi thơm gừng tỏi, cho thịt bò vào xào săn, thêm ít nước xâm xấp, đun cho đến khi thịt bò mềm, nước sánh lại.
- Sử dụng khi còn ấm, thích hợp khi bị viêm mũi dị ứng lúc trời nồm ẩm.
Đọc thêm: Chia Sẻ Bí Kíp Trị Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Gừng Tại Nhà Nên Tham Khảo
Lưu ý cho người bị viêm mũi dị ứng
Theo quan điểm của Đông y, viêm mũi dị ứng là chứng chảy nước mũi, ngạt mũi xuất phát từ tạng phế, tỵ bị suy giảm, khiến chính khí giảm làm tà khí xâm nhập vào phế kinh. Lúc này, người bệnh sẽ gặp tình trạng phế khí hư nhiệt, suy giảm đề kháng, dễ sinh bệnh. Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Đông y chia viêm mũi dị ứng làm 4 dạng gồm: Thể hàn thấp (chảy nước mũi trong, hắt hơi, ngạt mũi khi gặp lạnh), thể phong hàn (đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, đau cổ gáy, ngạt mũi khi gặp lạnh), thể âm hư (mũi khô, ngạt, họng khát, người gầy, hắt hơi, chảy nước mũi, nóng sốt về chiều, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ) và thể chất hư nhược (hắt hơi, tắc mũi, chảy nước mũi, dễ đổ mồ hôi, chán ăn, mệt mỏi)
- Bên cạnh việc sử dụng các món ăn bài thuốc, người bệnh có thể kết hợp xông hơi bằng các nguyên liệu như sả, vỏ bưởi, tỏi, lá bạc hà… Cũng cần sử dụng các loại thuốc uống để điều trị dứt điểm.
- Người bệnh viêm mũi dị ứng cần tránh các tác nhân gây bệnh như sơn, xăng dầu, khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo…
- Nên vệ sinh giường, gối, bọc nệm, màn cửa định kỳ, giữ cho không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc để ngừa nấm mốc phát triển.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, xây dựng lối sống lành mạnh, ngủ đúng giờ, đủ giấc.
Trên đây là một số món ăn chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện mà bạn có thể tham khảo. Bên cạnh những món ăn kể trên, bạn có thể sử dụng tía tô, kinh giới, sắn dây… làm món ăn để cải thiện sức khỏe.
Tham khảo thêm:
- Viêm Mũi Dị Ứng Ăn Gì, Kiêng Gì Để Nhanh Chóng Khỏi Bệnh? Giải Đáp Từ Chuyên Gia
- Cách Điều Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Và Những Lưu Ý Bạn Cần Biết