Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì và nên ăn gì là mối bận tâm của rất nhiều người đang phải đối mặt với vấn đề sức khỏe này. Bên cạnh việc chữa trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với người bị bệnh viêm mũi dị ứng. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người biết cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý khi bị viêm mũi dị ứng.
Người bệnh bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?
Khi người bệnh bị viêm mũi dị ứng, niêm mạc mũi và hệ miễn dịch của người bệnh sẽ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Do đó, việc xây dựng chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày nhằm chủ động phòng tránh các tác nhân gây kích ứng là điều hết sức cần thiết.
Một vài loại thực phẩm nếu thu nạp quá nhiều sẽ khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng như ho, khó thở, dịch nhầy mũi,… đều có thể tăng nặng khi người bệnh bị viêm mũi dị ứng không chú ý kiêng những thực phẩm dưới đây:
Thực phẩm chứa nhiều protein – Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 25% tỷ lệ người mắc bệnh viêm mũi dị ứng thường gặp các triệu chứng như ngứa môi, miệng hoặc cổ họng khi ăn các loại thực phẩm chứa nhiều protein bề mặt. Sở dĩ như vậy là bởi lúc này, cơ thể người bệnh nhạy cảm, nên dễ khiến kích thích hệ miễn dịch tiết ra kháng thể chống lại các tác nhân. Phản ứng này làm cho tình trạng viêm mũi dị ứng trở nên trầm trọng hơn.
Một số loại thực phẩm giàu protein mà bệnh nhân nên tránh là: trứng, thịt trắng, các loại thịt đỏ, hải sản, hàu, cá hồi, súp lơ, ngô, cần tây,…
Sữa và chế phẩm từ sữa
Viêm mũi dị ứng kiêng gì? Sữa và các chế phẩm từ sữa như váng sữa, phomai,… chứa 2 loại protein kích hoạt dị ứng là Whey và Casein. Đây là 2 hoạt chất đã được kiểm chứng là không hề tốt cho người bị viêm mũi dị ứng.
Các nhà nghiên cứu y khoa cho rằng, sữa và các chế phẩm từ sữa sẽ làm gia tăng dịch nhầy trong mũi. Từ đó gây tắc mũi, cản trở việc lưu thông không khí trong rãnh xoang, tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn sinh sôi nảy nở và khiến tình trạng viêm mũi dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Có thể bạn quan tâm: Gợi Ý Cho Bạn TOP 10 Cách Trị Ngứa Mũi Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Nhanh
Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? Một số loại hạt
Một số loại hạt chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe mọi người. Tuy nhiên, với những người bị viêm mũi dị ứng, đây lại là loại thực phẩm cần kiêng ăn. Bởi lẽ, trong một số loại hạt này chứa các chất có khả năng gây dị ứng như ngứa ngáy, phát ban, hay nổi mẩn đỏ,… Người bệnh viêm mũi dị ứng nếu dùng nhiều các loại hạt này sẽ khiến các triệu chứng như ngứa mũi, nghẹt mũi kéo dài, thậm chí có thể gây ra các phản ứng dị ứng khác nặng hơn.
Một số loại hạt mà người bị viêm mũi dị ứng nên kiêng là đậu phộng, hạt dẻ, hạt óc chó, hạt hồ đào, hạt hạnh nhân. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên hạn chế ăn các chế phẩm từ những loại hạt này như sữa hạt óc chó, socola hạnh nhân, kẹo đậu phộng,…
Thực phẩm cay, nóng hoặc lạnh – Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?
Viêm mũi dị ứng không nên ăn gì để mau chóng cải thiện bệnh? Hầu hết các loại thực phẩm có vị cay, nóng như tiêu, ớt,… sẽ làm cho người bệnh viêm mũi dị ứng ngứa mũi và hắt hơi liên tục. Mặt khác, những món ăn này còn có thể làm phát sinh tình trạng axit dạ dày trào ngược lên cổ, tác động xấu đến vùng họng và mũi, khiến mũi trở nên đau nhức và khó chịu hơn.
Đồng thời, các loại đồ ăn, thức uống lạnh như nước đá, kem,… cũng có thể khiến người bệnh bị tăng tiết chất nhầy, co thắt phế quản, ho và hắt hơi liên tục. Ngoài ra, các thực phẩm lạnh cũng tạo môi trường tốt cho các virus, vi khuẩn hoạt động mạnh ở vùng mũi và họng, từ đó tăng khả năng gây biến chứng phức tạp.
Đồ ăn chứa các chất bảo quản và phụ gia
Chất bảo quản và phụ gia thường được sử dụng nhiều trong các loại đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp hay các loại trái cây tươi được tiêm hóa chất để bảo quản lâu hơn,… Đây đều là những thực phẩm không chỉ gây hại cho người bị viêm mũi dị ứng mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người nếu sử dụng một cách thường xuyên.
Do đó, mọi người, đặc biệt là những người viêm mũi dị ứng nên tránh ăn các loại thực phẩm này để tránh làm gia tăng mức độ triệu chứng bệnh như ho liên tục, hắt hơi nhiều hơn hay nghẹt mũi.
Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? – Đồ uống chứa chất kích thích
Không ít người khi uống bia, rượu hay thức uống có cồn thì thấy xuất hiện dị ứng như da bị đỏ lên, hoặc ngứa ngáy khắp người,… Nguyên nhân gây nên tình trạng này là bởi hàm lượng chất histamin có trong các loại thức uống này rất cao. Đây cũng chính là tác nhân gây nên tình trạng dị ứng.
Chính vì những lí do trên, người bệnh bị viêm mũi dị ứng nếu tiếp tục dung nạp các thức uống này sẽ khiến mũi trở nên khó chịu hơn, ho thường xuyên, hắt hơi liên hồi, thậm chí là đau rát họng,…
Đọc thêm: Ngứa Mũi Hắt Xì Hơi Liên Tục Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Phương Án Điều Trị
Viêm mũi dị ứng nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Bên cạnh việc hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe người bị viêm mũi dị ứng, người bệnh cần song song với việc bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch và chức năng của niêm mạc mũi, trong đó có:
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C giúp nâng cao đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch, từ đó khiến cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn để chống lại các tác nhân gây hại và giảm nhanh các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Theo đó, người bệnh nên bổ sung 2 mg vitamin C mỗi ngày vào cơ thể để vừa giúp tăng cường sức đề kháng, vừa phòng tránh dị ứng và giảm thiểu tình trạng khó chịu do bệnh gây ra.
Vitamin C có nhiều trong các loại rau, củ quả tươi như: dâu tây, kiwi, cam, quýt, dưa đỏ, cà chua, bông cải xanh,…
Đọc thêm: Thuốc Xịt Viêm Mũi Dị Ứng Có Tốt Không? Top 10 Loại Thuốc Phổ Biến
Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì? Thực phẩm giàu omega 3
Các chuyên gia cho rằng, những người có hàm lượng EPA (một loại omega-3 phổ biến nhất) trong máu sẽ ít có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng hơn. Bởi lẽ omega-3 có công dụng chống viêm và ngăn ngừa những phản ứng sưng tấy ở vòng họng, mũi, đồng thời làm giảm hiệu quả của các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Người bệnh có thể bổ sung omega-3 bằng cách sử dụng các loại thực phẩm như cá thu, cá hồi, cá ngừ, hạt chia, hạt lanh, đậu nành,…
Thực phẩm có tính ấm
Các loại thực phẩm có tính ấm thường chứa các chất kháng viêm và kháng sinh, vừa có tác dụng phòng ngừa viêm mũi dị ứng hiệu quả, vừa hạn chế các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra.
Một số loại thực phẩm có tính ấm, thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày như gừng, tỏi, gạo nếp, nhãn, táo tàu, hành, riềng, củ từ, đường đỏ,…
Gia vị chứa nhiều tinh dầu
Hầu hết, các loại lá được sử dụng làm gia vị như bạc hà, rau mùi, rau thơm… thường chứa nhiều tinh dầu. Các tinh dầu này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và có khả năng làm thông mũi, chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng rất hiệu quả.
Các trường hợp bị viêm mũi dị ứng ở giai đoạn nhẹ, có thể sử dụng những loại gia vị này để uống hàng ngày hoặc xông mũi nhằm cải thiện các triệu chứng bệnh.
Ăn gì trị viêm mũi dị ứng? Thực phẩm giàu vi sinh
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các lợi khuẩn có trong men vi sinh của sữa chua giúp ngăn chặn sự sản sinh histamin, đồng thời giảm thiểu các phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây dị ứng, nhất là phấn hoa. Người bệnh bị viêm mũi dị ứng có thể bổ sung nhiều loại thực phẩm này để tăng lợi khuẩn vào cơ thể. Từ đó giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu mà viêm mũi dị ứng gây ra.
Một số thực phẩm giàu men vi sinh bao gồm:
- Sữa chua men sống: Đây là loại sữa chua rất giàu các men vi sinh, có tác dụng làm giảm được các triệu chứng của bệnh.
- Một vài món ăn lên men tự nhiên như kim chi, dưa cải…
Đọc thêm: TOP 9 Món Ăn Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả, Dễ Chế Biến Bạn Nên Thử
Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? Một số cách phòng ngừa
Viêm mũi dị ứng không nên ăn gì để thuyên giảm các triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng? Người bệnh không chỉ cần lưu ý viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì mà còn cần quan tâm đến chế độ chăm sóc cơ thể khác. Cụ thể như:
- Hạn chế đến các nơi có vùng cỏ hoang và có gió vào mùi hoa lá rụng.
- Khi đến các địa điểm ô nhiễm, nhà máy hàn xì, đơn vị sản xuất vải, hoặc ngay cả khi ra đường, mọi người nên đeo khẩu trang thường xuyên.
- Mỗi ngày cần vệ sinh tai, mũi, miệng bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý.
- Uống đủ nước và dùng thêm các loại trà có khả năng kháng histamin.
- Mỗi ngày nên ngủ ít nhất 8 giờ, đồng thời kết hợp với phương pháp thiền hoặc tập yoga, nghe nhạc thư giãn.
- Vệ sinh không gian sống, làm việc sạch sẽ, tránh để bám bụi bởi vi khuẩn có thể bám vào cơ thể.
- Không tự ý sử dụng thuốc chữa viêm mũi dị ứng nếu chưa được sự tư vấn và đồng ý của bác sĩ.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về vấn đề “Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì” để người bệnh có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Chỉ cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, đồng thời thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ thì các triệu chứng viêm mũi dị ứng của người bệnh chắc chắn sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Viêm mũi dị ứng nên ăn gì để nhanh khỏi, tránh tiêu thụ các loại thực phẩm nào và cách phòng ngừa ra sao chúng tôi đã chia sẻ chi tiết. Tuy nhiên, bên cạnh việc chú ý chế độ dinh dưỡng, chị em cũng cần sử dụng thuốc để loại bỏ dứt điểm căn bệnh viêm mũi dị ứng này.
Bài viết dành cho bạn
- Bị Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? Nên Điều Trị Ra Sao?
- Đừng Bỏ Lỡ Top 10 Thuốc Xịt Viêm Mũi Dị Ứng Tốt Nhất Cho Người Bệnh