Cách Phân Biệt Viêm Mũi Vận Mạch Và Viêm Mũi Dị Ứng

Viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng có biểu hiện khá tương đồng nên rất khó phân biệt. Nhầm lẫn giữa hai dạng viêm mũi này sẽ khiến cho quá trình điều trị khó mang lại kết quả khả quan. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu sự khác nhau để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng
Cần phân biệt viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng để có phương án điều trị phù hợp

Cách phân biệt viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứngviêm mũi vận mạch là hai loại viêm mũi phổ biến nhất hiện nay. Cả hai bệnh lý này đều đặc trưng bởi hiện tượng niêm mạc mũi sưng viêm, phù nề, xuất tiết.

Xét về tổng thể, viêm mũi dị ứng và viêm mũi vận mạch có biểu hiện tương đồng, tính chất dai dẳng, dễ tái đi tái lại. Tuy nhiên, hai bệnh lý này có cơ chế, căn nguyên hoàn toàn khác biệt. Phân biệt đúng cách sẽ giúp quá trình điều trị, chăm sóc diễn ra thuận lợi và mang lại kết quả khả quan hơn.

Để phân biệt viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng, có thể so sánh 5 khía cạnh sau đây:

1. Về căn nguyên

Viêm mũi dị ứng và viêm mũi vận mạch hoàn toàn khác biệt về căn nguyên.

viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng có nguyên nhân rõ ràng trong khi viêm mũi vận mạch không có nguyên nhân cụ thể
Viêm mũi dị ứng Viêm mũi vận mạch
  • Là kết quả của phản ứng dị ứng với các tác nhân bên trong và bên ngoài. Phản ứng này làm giải phóng histamin, tế bào mast cùng với nhiều yếu tố trung gian khiến cho triệu chứng bùng phát.
  • Tác nhân bên trong: Cơ địa nhạy cảm, độc tố do vi khuẩn bài tiết, rối loạn nội tiết tố, hệ miễn dịch suy giảm…
  • Tác nhân bên ngoài: Mạt bụi, lông chó mèo, hóa chất, nước hoa, sơn, khói thuốc, phấn hoa…
  • Không có nguyên nhân rõ ràng, thường có liên quan đến hiện tượng mất cân bằng hệ thống giao cảm và phó giao cảm.
  • Yếu tố kích hoạt có thể là do môi trường thay đổi, rối loạn nội tiết, tác dụng phụ của thuốc, stress, sang chấn tâm lý, hít phải mùi mạnh (mùi xăng, sơn, hóa chất…)

Vì có nguyên nhân rõ ràng, viêm mũi dị ứng có thể được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm cận lâm sàng. Trong khi đó, viêm mũi vận mạch là một chẩn đoán loại trừ do không rõ căn nguyên. Bác sĩ phải loại trừ tất cả các loại viêm mũi thường gặp để có thể đưa ra chẩn đoán chính thức.

Đọc thêm: Mách Bạn 9 Món Ăn Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả, Dễ Nấu

2. Về đối tượng nguy cơ

Bên cạnh khác biệt về căn nguyên, viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng cũng khác nhau về đối tượng nguy cơ.

Viêm mũi dị ứng Viêm mũi vận mạch
  • Không giới hạn về độ tuổi và gặp nhiều ở những người có cơ địa nhạy cảm
  • Người có tiền sử dị ứng thức ăn, nổi mề đay, viêm da cơ địa, hen suyễn… sẽ có nguy cơ cao hơn
  • Chủ yếu gặp ở người dưới 20 tuổi
  • Phụ nữ mang thai hoặc bị rối loạn nội tiết tố

3. Về biểu hiện lâm sàng

Nhìn chung, cả hai dạng viêm mũi này đều đặc trưng bởi tình trạng nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi… Tuy nhiên, biểu hiện sẽ có đôi chút khác biệt và bạn hoàn toàn có thể phân biệt nếu chú ý triệu chứng lâm sàng.

viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng
Triệu chứng của viêm mũi vận mạch gần như không bùng phát đột ngột như viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng Viêm mũi vận mạch
  • Triệu chứng bùng phát nhanh, đột ngột, thường nặng hơn vào buổi sáng và buổi tối
  • Biểu hiện thường gặp là chảy nước mũi, sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi nhiều
  • Triệu chứng không quá đột ngột như viêm mũi dị ứng
  • Triệu chứng điển hình vẫn là nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi nhưng chủ yếu là nghẹt mũi. Không hắt hơi nhiều như viêm mũi dị ứng

4. Xét nghiệm cận lâm sàng

Nếu như các biểu hiện về mặt lâm sàng của viêm mũi dị ứng và viêm mũi vận mạch khá tương đồng, thì ngược lại các dấu hiệu cận lâm sàng hoàn toàn khác biệt.

Viêm mũi dị ứng Viêm mũi vận mạch
  • Xét nghiệm dị ứng cho kết quả dương tính
  • Xét nghiệm tế bào học cho thấy sự gia tăng đáng kể của bạch cầu ái toan
  • Mũi có phản ứng rõ rệt khi thử nghiệm kích thích mũi
  • Gần như không có bất cứ dấu hiệu nào khác thường khi thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng
  • Xét nghiệm tế bào học cho thấy có rất ít tế bào bạch cầu ái toan

5. Về điều trị

Điểm khác biệt cuối cùng chính là phương pháp điều trị. Giống như các bệnh hô hấp trên khác, cả hai dạng viêm mũi này đều được ưu tiên điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, do cơ chế bệnh sinh khác nhau nên phác đồ sẽ hoàn toàn khác biệt.

viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng
Phác đồ điều trị viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng cũng có sự khác nhau
Viêm mũi dị ứng Viêm mũi vận mạch
  • Chủ yếu dùng các loại thuốc kháng dị ứng như thuốc kháng histamin, thuốc ức chế leukotriene…
  • Thuốc co mạch, corticoid dạng xịt có thể được sử dụng để giảm phù nề niêm mạc. Qua đó cải thiện tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi…
  • Bắt buộc phải tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc, hóa chất, bụi bẩn…
  • Trường hợp phải phẫu thuật sẽ tiến hành cắt bỏ polyp, chỉnh hình vách ngăn, chỉnh hình cuốn mũi, phẫu thuật mũi xoang…
  • Chủ yếu được điều trị bằng các loại thuốc tăng cường giao cảm hoặc thuốc ức chế phó giao cảm
  • Thuốc kháng histamin, thuốc xịt chứa corticoid và hoạt chất co mạch có thể được sử dụng nhưng không phải là lựa chọn chính.
  • Can thiệp ngoại khoa chủ yếu là cắt dây thần kinh ở hố chân bướm (dây thần kinh vidian)

Nên xem: Top 13 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Cây Tốt Nhất Hiện Nay

Lời khuyên cho người bị viêm mũi dị ứng và viêm mũi vận mạch

Viêm mũi dị ứng và viêm mũi vận mạch tuy khác nhau về biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng, căn nguyên và cách điều trị nhưng điểm chung là tính chất dai dẳng, dễ tái phát. Để quản lý bệnh thành công, cần phải lên kế hoạch chăm sóc hợp lý và khoa học:

viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng
Người bị viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng đều nên tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích như mạt bụi, lông chó mèo…
  • Cách ly với những yếu tố dị ứng, kích ứng có thể khiến triệu chứng bùng phát như lông động vật, phấn hoa, mạt bụi, hóa chất, khói thuốc lá…
  • Vào thời tiết khô lạnh, nên giữ ấm cơ thể, hạn chế tắm vào sáng sớm và tối muộn. Ngoài ra, cần hạn chế sử dụng điều hòa nếu không thật sự cần thiết.
  • Tập thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài. Vệ sinh tai mũi họng thường xuyên để tránh chất kích ứng, dị ứng đi vào niêm mạc đường hô hấp.
  • Khi bệnh bùng phát mạnh, nên dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để nâng đỡ thể trạng.
  • Tránh thức khuya và căng thẳng vì sự gia tăng của hormone cortisol có thể khiến triệu chứng viêm mũi bùng phát.
  • Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng và viêm mũi vận mạch có thể bùng phát mạnh, tiến triển dai dẳng khi hệ miễn dịch suy giảm. Vì vậy, bạn nên dành thời gian tập thể dục mỗi ngày hoặc ít nhất 3 lần/ ngày.

Viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng có triệu chứng khá tương đồng nhưng hoàn toàn khác biệt về căn nguyên. Hiểu rõ tính chất hai dạng viêm mũi này sẽ giúp bạn chủ động hơn khi chăm sóc và điều trị đúng cách.

Tham khảo thêm: