Ngứa mũi hắt xì liên tục là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Khi tần suất hắt xì xảy ra quá nhiều sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như cách điều trị phù hợp thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.
Nguyên nhân gây ngứa mũi hắt xì liên tục
Chức năng chính của mũi là làm sạch không khí trước khi đưa vào hệ hô hấp. Lúc này, bụi bẩn và tác nhân gây hại sẽ bị giữ lại ở cơ quan này, kích thích đến lớp niêm mạc mũi, gây ngứa ngáy và khiến cơ thể có phản ứng hắt xì liên tục. Có thể nói, hắt xì ngứa mũi liên tục là phản ứng bình thường của cơ thể nhằm chống lại sự xâm nhập của các dị nguyên gây kích thích đến niêm mạc mũi.
Triệu chứng hắt xì kèm theo ngứa mũi liên tục thường xảy ra đột ngột, không kiểm soát được và không có dấu hiệu cảnh báo trước. Sau khi hắt hơi xong, cơ thể sẽ trở về trạng thái bình thường và không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nhưng nếu tình trạng này xảy ra liên tục và kéo dài, người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Một số nguyên nhân gây ngứa mũi hắt xì liên tục thường gặp là:
- Bị kích ứng với các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, lông động vật, phấn hoa, khói thuốc lá,…
- Thời tiết thay đổi đột ngột khiến niêm mạc mũi bị kích ứng
- Tình trạng này thường xảy ra vào mùa xuân khi hoa nở rộ
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây y điều trị bệnh
- Mắc phải hội chứng hắt hơi do dị ứng với ánh nắng mặt trời.
Đọc thêm: Tổng Hợp Các Mẹo Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Nước Muối Cực Dễ
Ngứa mũi hắt xì liên tục là bệnh gì?
Ngoài các nguyên nhân sinh lý ở trên, tình trạng ngứa mũi hắt xì liên tục cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về đường hô hấp thường gặp. Nếu nghi ngờ do bệnh lý, bạn cần đến bệnh viện thăm khám chuyên khoa, xác định chính xác bệnh lý để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Ngứa mũi hắt xì liên tục có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau đây:
Viêm mũi
Bệnh viêm mũi khởi phát khi lớp niêm mạc lót bên trong mũi bị viêm sưng. Bệnh lý này được phân thành hai loại cơ bản là cấp tính và mãn tính. Viêm mũi cấp tính sẽ khởi phát do sự tấn công của vi khuẩn, virus hoặc tác nhân gây dị ứng. Viêm mũi mạn tính khởi phát do ảnh hưởng từ một số bệnh lý đường hô hấp khác như viêm xoang, viêm họng mãn tính,…
Dựa vào biểu hiện và nguyên nhân mà y khoa chia bệnh viêm mũi không do dị ứng thành nhiều loại khác nhau như viêm mũi vận mạch, viêm mũi teo, viêm mũi do thuốc,… Khi các bệnh lý này khởi phát, người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi liên tục, ngẹt mũi, chảy dịch sau mũi, ho,…
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý đường hô hấp xảy ra ngày càng phổ biến. Bệnh khởi phát do lớp niêm mạc mũi bị kích ứng với sự xâm nhập của dị nguyên. Ngứa mũi và hắt xì liên tục là triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này, đây là phản ứng của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của dị nguyên. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với một số triệu chứng khác như nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, ho,…
Một số tác nhân gây viêm mũi dị ứng thường gặp là thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo,… Khi các tác nhân này xâm nhập vào hệ hô hấp sẽ gây kích ứng niêm mạc mũi và kích hoạt cơ chế hắt xì để đào thải chúng ra ngoài. Nếu bệnh viêm mũi dị ứng không được điều trị đúng cách, tình trạng ngứa mũi và hắt xì sẽ diễn ra kéo dài và thường xuyên tái phát.
Xem thêm: “Bật Mí” Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Cây Giao Hiệu Quả Nhất
Viêm xoang
Viêm xoang là hiện tượng niêm mạc lót trong hốc xoang bị viêm nhiễm. Bệnh viêm xoang được chia thành nhiều loại khác nhau dựa vào vị trí bị viêm nhiễm. Chuyên gia cho biết, tác nhân chính gây ra bệnh viêm xoang là do sự tấn công của các tác hân gây hại như vi khuẩn, virus và vi nấm. Ở một số trường hợp, bệnh viêm xoang sẽ khởi phát do ảnh hưởng từ một số bệnh lý tai mũi họng khác như viêm tai giữa, viêm họng, viêm mũi,…
Một số triệu chứng điển hình của bệnh lý này là ngứa mũi hắt xì liên tục, đau nhức hốc xoang, sổ mũi và nghẹt mũi đau đầu,… Viêm xoang được xem là bệnh lý nguy hiểm, cần được can thiệp càng sớm càng tốt. Nếu người bệnh chủ quan trong việc điều trị, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn nặng và gia tăng nguy cơ phát sinh biến chứng.
Đọc thêm: Gợi Ý 10 Tip Trị Ngứa Mũi Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Nhanh
Polyp mũi
Polyp mũi là bệnh lý đường hô hấp khá ít gặp. Bệnh khởi phát do sự tấn công của vi khuẩn và virus. Lúc này, niêm mạc mũi sẽ bị sưng, ửng đỏ và nhạy cảm hơn bình thường. Theo chuyên gia, polyp không phải là khối u mà là sự thoái hóa cục bộ của niêm mạc mũi. Dựa vào yếu tố cơ địa của mỗi người mà khối u có thể to hoặc nhỏ.
Triệu chứng của bệnh polyp mũi còn phụ thuộc vào kích thước của khối polyp. Người bệnh có thể nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu điển hình như ngứa mũi, hắt xì liên tục và kéo dài, nghẹt mũi, chảy máu cam, giảm khứu giác, đau đầu,… Ở trường hợp khối polyp có kích thước quá lớn, chúng sẽ đè nặng lên vùng trán và cản trở hoạt động của hệ hô hấp. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng khó thở hoặc ngạt thở. Nếu bệnh tiến triển sang mức độ nặng có thể gây biến dạng khuôn mặt.
Cảm lạnh, cảm cúm
Cảm là phản ứng của cơ thể khi bị vi khuẩn và virus tấn công. Khi bệnh lý này khởi phát sẽ gây ra các triệu chứng như ngứa mũi, hắt xì liên tục, đau họng, ho, sổ mũi,… Bác sĩ chuyên khoa cho biết, mức độ nặng nhẹ của bệnh cảm còn phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn và virus tấn công vào cơ thể.
Ở trường hợp bệnh nhẹ, tình trạng cảm cúm chỉ diễn ra trong khoảng 1 – 2 ngày với các triệu chứng không quá nặng. Với trường hợp nặng hơn, bệnh sẽ diễn ra kéo dài trên 1 tuần với các biểu hiện nghiêm trọng hơn như sốt cao, đau cơ, ớn lạnh,… Lúc này, sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
Có thể bạn chưa biết: Mách Bạn TOP 6 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Ngải Cứu Đơn Giản, Hiệu Quả
Cách điều trị ngứa mũi hắt xì liên tục
Khi bị ngứa mũi hắt xì liên tục, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân và được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Với trường hợp ngứa mũi hắt xì do nguyên nhân sinh lý thì không cần điều trị, tình trạng này sẽ thuyên giảm nhanh chóng sau đó. Với trường hợp bệnh lý, cần điều trị chuyên khoa theo chỉ định của bác sĩ để tránh phát sinh rủi ro không mong muốn. Các phương pháp điều trị phổ biến là:
Điều trị y tế
Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, trong đó có tình trạng ngứa mũi hắt hơi liên tục. Các loại thuốc thường được kê đơn là:
- Thuốc kháng histamin (loratadin, chlorpheniramin, esloratadin): Tác dụng giảm ngứa mũi và số lần hắt hơi, được kê đơn với những trường hợp viêm mũi do dị ứng.
- Thuốc chống ngạt mũi (phenylsephrine, pseudoephedrine…): Được kê đơn cho những trường hợp bị ngứa mũi và hắt xì liên tục do bệnh về mũi. Dược tính trong thuốc sẽ tác động lên thần kinh giao cảm và cải thiện tình trạng sung huyết tại niêm mạc.
- Thuốc chống viêm: Được kê đơn cho những trường hợp khởi phát bệnh lý do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus. Thường dùng là corticosteroid, vừa có tác dụng giảm viêm vừa đáp ứng miễn dịch.
- Thuốc xịt mũi (phenylsephrine, pseudoephedrine…): Thuốc có tác dụng làm dịu kích ứng tại niêm mạc mũi, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh lý. Không nên sử dụng thuốc xịt kéo dài quá 3 ngày để tránh tình trạng bị nhờn thuốc.
Dược tính trong thuốc Tây y khá cao, giúp cải thiện triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Người bệnh không nên sử dụng thuốc trị bệnh bừa bãi, tránh tình trạng quá liều, phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn dùng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa để quá trình điều trị có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nên xem: Phù Nề Niêm Mạc Mũi: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hợp Lý
Chăm sóc tại nhà
Bên cạnh việc điều trị y tế, người bệnh cũng cần có các biện pháp chăm sóc tại nhà phù hợp, giúp tình trạng ngứa mũi hắt xì liên tục nhanh chóng được cải thiện. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:
- Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi mỗi ngày, nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương lớp niêm mạc mũi.
- Nếu sinh hoạt trong phòng máy lạnh hoặc trời hanh khô, nên sử dụng thêm máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm không khí để giảm khô rát và kích ứng niêm mạc mũi.
- Cần giữ ấm cơ thể vào những ngày trời chuyển lạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột. Hạn chế đi ra ngoài khi thời tiết quá lạnh, không nên tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp.
- Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, mạt bụi,… Thường xuyên vệ sinh không gian sống để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc và các mầm bệnh tiềm ẩn xung quanh.
Ăn uống khoa học
Người bệnh nên hình thành cho bản thân thói quen ăn uống khoa học và đầy đủ dưỡng chất, giúp nâng cao đề kháng cơ thể và hạn chế tối đa nguy cơ khởi phát bệnh. Bạn có thể đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.
- Các loại thực phẩm nên ăn: Thực phẩm giàu vitamin C (trái cây có múi, cải xanh, ớt chuông,..), thực phẩm giàu omega-3 (cá hồi, cá trích, cá thu,..), các loại gia vị có tính kháng viêm (gừng, tỏi, mật ong, rau bạc hà,…)
- Các loại thực phẩm nên kiêng: Người bệnh cần thận trọng khi tiêu thụ các loại thực phẩm dễ gây dị ứng (hải sản, sữa và chế phẩm từ sữa, đậu phộng,…), đồ ăn cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn và chất kích thích,…
Có thể bạn quan tâm: Cách Chế Biến 9 Món Ăn Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bồi Bổ Sức Khỏe Cho Bạn
Biện pháp phòng ngừa ngứa mũi hắt xì liên tục
Tình trạng ngứa mũi hắt xì liên tục có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp nhất là do phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với sự xâm nhập của dị nguyên. Để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh, bạn cần tránh tiếp xúc với dị nguyên và các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh có, bạn cũng nên chú ý cải thiện sức đề kháng bằng cách tăng cường vận động thể chất, ăn uống khoa học, tránh stress,… Nếu mắc bệnh lý mãn tính, bạn cần thăm khám chuyên khoa và tiến hành điều trị theo phác đồ của bác sĩ, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và phát sinh biến chứng.
Ngứa mũi hắt xì liên tục là tình trạng không quá nguy hiểm, có thể khắc phục bằng các mẹo đơn giản. Khi gặp phải tình trạng này, bạn không cần quá lo lắng mà hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
Có thể bạn quan tâm:
- [Giải đáp] Mổ Viêm Xoang Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Gì Để Phòng Ngừa Bệnh Hiệu Quả?
- Viêm Amidan Không Sốt Có Nguy Hiểm Không? Có Chữa Được Không? Cách Điều Trị