Nội dung chính

Viêm mũi là bệnh thường gặp, có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Thường xảy ra khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các tác nhân như virus, vi khuẩn, các dị nguyên (nấm mốc, phấn hoa, lông thú…) hay do thời tiết, hóa chất, do ảnh hưởng của một số loại thuốc nhất định. Viêm mũi có nhiều loại khác nhau như viêm mũi dị ứng, viêm mũi do nhiễm trùng, viêm mũi không do dị ứng… 

Viêm mũi là gì?

Viêm mũi là tình trạng sưng viêm ở lớp niêm mạc mũi, dẫn đến sự xuất hiện của các triệu chứng ngứa, nghẹt mũi, chảy nước mũi và hắt hơi. Bệnh thường chia làm 2 loại, khi ảnh hưởng đến người bệnh ngắn hạn thì được gọi là cấp tính, nếu kéo dài, thường tái phát sẽ được gọi là mạn tính.

Viêm mũi là bệnh thường gặp, xảy ra khi lớp niêm mạc mũi bị sưng viêm
Viêm mũi là bệnh thường gặp, xảy ra khi lớp niêm mạc mũi bị sưng viêm

Viêm mũi có rất nhiều loại như viêm mũi dị ứng, viêm mũi không do dị ứng, viêm mũi do nhiễm trùng. Trong đó, viêm mũi dị ứng là dạng phổ biến, thường gặp nhất, gây ra nhiều vấn đề khó chịu cho người bệnh. Người bị viêm mũi dị ứng nếu không sớm điều trị, kiểm soát triệu chứng bệnh có thể làm gia tăng nguy cơ hen suyễn.

Có rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến sự xuất hiện của bệnh viêm mũi. Thường gặp là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc do hệ miễn dịch phản ứng quá mẫn với các dị nguyên như nấm mốc, phấn hoa, lông động vật, mạt bụi, khói… Ngoài ra, cũng có thể liên quan đến việc sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng một số loại thuốc như oxymetazoline, naphazoline, sympathomimetic…

Viêm mũi dị ứng thường do các yếu tố bên ngoài tác động. Còn viêm mũi không dị ứng thường do các tác nhân từ bên trong gây ra. Các đối tượng có nguy cơ bị viêm mũi thường là người mắc bệnh hen suyễn, người cao tuổi, người mắc các bệnh lý (suy giáp, bệnh suy giảm sức đề kháng như phổi mạn tính, tiểu đường, lupus ban đỏ…).

Tìm hiểu thêm: Ngứa Mũi Hắt Xì Liên Tục Là Gì? Cách Điều Trị Dứt Điểm

Các dạng viêm mũi thường gặp và triệu chứng nhận biết

Viêm mũi là bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Đặc biệt, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người sức đề kháng kém là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Dưới đây là một số dạng viêm mũi thường gặp và triệu chứng nhận biết mà bạn có thể tham khảo:

1. Viêm mũi nhiễm trùng

Viêm mũi nhiễm trùng hay viêm mũi không do dị ứng là loại viêm mũi xảy ra khi nguyên nhân gây bệnh là các loại virus hoặc vi khuẩn, đa phần là các virus. Viêm mũi không do dị ứng cũng được chia thành 2 dạng nhỏ gồm:

– Viêm mũi virus cấp tính

Là dạng viêm mũi do các loại virus gây ra, đúng như tên gọi, bệnh do virus tấn công và xâm nhập vào cơ thể. Các loại virus phổ biến thường gặp nhất là virus cảm cúm và virus cảm lạnh. Khi bị viêm mũi do virus, cơ thể sẽ bị kích thích làm gia tăng sản sinh chất nhầy và nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Viêm mũi nhiễm trùng cấp tính là bệnh do virus, vi khuẩn gây ra, có thể lây lan
Viêm mũi nhiễm trùng cấp tính là bệnh do virus, vi khuẩn gây ra, có thể lây lan

Viêm mũi virus có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em, người có sức đề kháng kém. Bệnh có khả năng lây truyền nhanh qua không khí. Thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, nhất là khi thời tiết trở lạnh hoặc có sự chênh lệch nhiệt độ lớn.

Triệu chứng nhận biết:

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi nhiều ngày
  • Nước mũi trong và nhiều
  • Thở khò khè, do nghẹt mũi nên phải thở bằng miệng
  • Người mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không ngon miệng
  • Trẻ nhỏ bú mẹ có thể bú ít, quấy khóc nhiều
  • Sốt vừa hoặc sốt cao
  • Nôn trớ, mệt mỏi, có thể kèm theo tiêu chảy.

– Viêm mũi virus mạn tính

Là tình trạng nhiễm trùng kéo dài, xảy ra khi không được điều trị triệt để khi bệnh còn ở giai đoạn cấp tính. Dẫn đến các triệu chứng của bệnh kéo dài, thường xuyên tái phát và chuyển biến thành mãn tính. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính sẽ khó điều trị, thời gian điều trị kéo dài hơn rất nhiều.

Triệu chứng nhận biết:

  • Chảy nước mũi
  • Trường hợp nhiễm trùng nước mũi có thể trở nên đặc, hôi, có màu xanh hoặc vàng
  • Sưng đỏ, phù nề ở niêm mạc mũi, có thể kèm theo xuất tiết
  • Suy giảm khứu giác, khả năng ngửi mùi kém
  • Khoang mũi ứ đọng nhiều dịch nhầy, có thể tắc một hoặc hai bên mũi hoặc thậm chí cả hai bên
  • Cuống mũi sưng to, đường thở bị thu hẹp gây khó thở, phải thở bằng miệng.

2. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là dạng đặc biệt phổ biến trong các loại viêm mũi. Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, có khoảng 47% trẻ bị viêm mũi dị ứng khi có cả bố và mẹ cùng mắc căn bệnh này. Viêm mũi dị ứng không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lây truyền.

Viêm mũi dị ứng do các tác nhân gây dị ứng, còn gọi là dị nguyên gây ra
Viêm mũi dị ứng do các tác nhân gây dị ứng, còn gọi là dị nguyên gây ra

Bệnh xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với một số dị nguyên. Lúc này, cơ thể sẽ sản xuất một kháng thể gọi là IgE, kháng thể này gắn kết với một số tế bào đặc biệt ở niêm mạc mũi và dị nguyên. Khiến các tế bào này giải phóng chất hóa học trung gian (thường gọi là histamin) vào niêm mạc mũi, từ đó gây ra các triệu chứng của bệnh.

Các dị nguyên gây bệnh thường là phấn hoa, nấm mốc, lông thú, khói thuốc lá, chất tiết của côn trùng, bụi bặm, các loại mỹ phẩm, hóa chất, cây cỏ… Các dị nguyên cũng có thể là tôm cua, trứng gà, sữa hoặc các loại vi khuẩn, virus. Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác như sự thay đổi đột ngột của thời tiết như nhiệt độ quá nóng, quá lạnh hoặc ô nhiễm môi trường.

Triệu chứng nhận biết:

  • Hắc xì, có thể một vài cái hoặc một tràng vài chục cái
  • Sổ mũi, chảy nước mũi, thường là nước mũi trong, khó cầm lại được
  • Khụt khịt mũi, có khi nước mũi chảy ra sau họng khiến người bệnh phải hắng, ho, khạc nhổ
  • Khi có nhiễm trùng, nước mũi thường đặc, có mùi hôi, màu vàng hoặc xanh
  • Nghẹt mũi luân phiên hoặc một bên hoặc thậm chí cả hai bên
  • Các triệu chứng nghiêm trọng hơn khi ở phòng máy lạnh
  • Nhức đầu, ngứa mũi, phải dụi mũi
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt, cảm giác ngứa trong họng, vòm họng
  • Suy giảm khứu giác, có thể gây phù mí mắt, đầy tai, khàn tiếng…

Có thể bạn chưa biết: Viêm Mũi Dị Ứng Có Gây Ho Không? Chuyên Gia Giải Đáp Cho Bạn

3. Viêm mũi vận mạch

Viêm mũi vận mạch là loại viêm mũi không dị ứng, không có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng. Thường được chẩn đoán khi đã loại trừ các yếu tố như dị nhân, vi khuẩn, virus hay nấm. Bệnh cũng gây ra các triệu chứng khá giống với các dạng viêm mũi khác như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi, khô mũi, giảm khứu giác. Tuy nhiên, không thể xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì.

Đây là bệnh có sinh lý bệnh phức tạp, có liên quan đến việc mất cân bằng giữa hệ thống giao cảm và phó giao cảm ở niêm mạc mũi. Ngoài như biểu hiện lâm sàng, các chuyên gia nhận thất, không có bất kỳ dấu hiệu khác khi thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng như xét nghiệm IgE, xét nghiệm tế bào học, tiêm dị nguyên dưới da…

Triệu chứng nhận biết:

  • Ngứa mũi, phải dùng tay dụi mũi
  • Nghẹt mũi, nghẹt một bên hoặc luân phiên
  • Chảy nước mũi
  • Đỏ mũi, khô mũi
  • Các triệu chứng kéo dài dai dẳng, có thể vài tuần hoặc vài tháng.

Viêm mũi vận mạch ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống Tai – Mũi – Họng, làm gia tăng nguy cơ viêm tai giữa, viêm xoang, ho mãn tính. bệnh được chẩn đoán bằng phương pháp loại trừ, thường điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp điều trị ngoại khoa.

4. Viêm mũi teo

Bệnh viêm mũi teo còn gọi là trĩ mũi, viêm mũi thối. Bệnh thường gặp ở nữ, tiến triển chậm, thường trầm trọng trong thời kỳ mang bầu hoặc hành kinh. Nguyên nhân gây viêm mũi teo được cho là do các loại vi khuẩn như Levenberg, Belfanti hay Perez.

Bệnh viêm mũi teo đặc trưng bởi tình trạng mũi có nhiều vảy và mùi hôi thối
Bệnh viêm mũi teo đặc trưng bởi tình trạng mũi có nhiều vảy và mùi hôi thối

Bệnh xảy ra khi lớp niêm mạc và xương mũi teo nhỏ lại, làm ảnh hưởng xấu đến chức năng mũi. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả hai bên mũi cùng lúc, gây không ít khó chịu cho người bệnh. Viêm mũi teo được chia thành 2 dạng là viêm mũi teo nguyên phát và viêm mũi teo thứ phát.

Viêm mũi teo nguyên phát thường xảy ra đột ngột, không có bệnh lý đi cùng. Các bác sĩ thường tìm thấy nhiều loại vi khuẩn trong dịch mũi của người bệnh, phổ biến nhất là Klebsiella ozaenae. Bệnh không rõ nguyên nhân, thường liên quan đến các yếu tố như di truyền, thiếu máu do sắt, dinh dưỡng kém, nhiễm trùng lâu ngày, các bệnh tự miễn, vấn đề nội tiết, tác nhân môi trường…

Viêm mũi teo thứ phát xuất hiện do các biến chứng của bệnh lý hoặc hậu phẫu. Thường có rủi ro xuất hiện ở người đã trải qua ca mổ viêm xoang, chấn thương mũi, đã hoặc đang tiếp nhận liệu trình xạ trị, mắc các bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ…

Triệu chứng nhận biết:

  • Điển hình là triệu chứng hơi thở có mùi hôi lạ
  • Dịch mũi thường có màu xanh
  • Tắc nghẽn ở mũi thường xuyên
  • Chảy nước mũi nhiều
  • Chảy máu cam
  • Mũi biến dạng
  • Suy giảm khứu giác
  • Đau họng, đau đầu
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt
  • Hay bị nhiễm trùng đường hô hấp trên…

5. Viêm mũi do thuốc

Viêm mũi do thuốc là tình trạng hiếm gặp trong các dạng viêm mũi. Bệnh thường xảy ra khi người bệnh lạm dụng, sử dụng các loại thuốc thông mũi không đúng cách. Phổ biến là các thuốc xịt mũi như oxymetazoline, phenylephrine, naphazolin…

Đây là các thuốc thuộc nhóm co mạch, làm co các mao mạch nằm trong cuốn dưới mũi trong thời gian nhất định. Việc sử dụng liên tục sẽ gây hiện tượng xơ hóa tổ chức cuốn mũi, gây nhờn thuốc, khiến tình trạng nghẹt mũi dễ xuất hiện trở lại, gây viêm niêm mạc mũi. Nếu dùng thuốc lâu ngày, có thể gây xung huyết mũi, hẹp đường thở, buộc người bệnh phải dùng thuốc nhiều hơn nếu không dùng sẽ không thở được.

Triệu chứng nhận biết:

  • Nghẹt mũi, ngứa mũi, ngứa mắt
  • Viêm mũi, tắc mũi do thuốc
  • Tắc ở hai bên mũi do nhỏ thuốc ít hoặc mất tác dụng
  • Cảm giác mũi khô
  • Cuốn mũi dưới quá phát, hơi sần sùi, to hơn bình thường
  • Nếu tiếp tục dùng thì tình trạng nghẹt mũi kéo dài vài tuần hoặc vài tháng.

Tìm hiểu thêm: Quá Phát Cuốn Mũi Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Phương pháp điều trị các dạng viêm mũi

Viêm mũi có rất nhiều dạng như viêm mũi nhiễm trùng, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm mũi teo, viêm mũi do thuốc… Mỗi loại viêm mũi sẽ có cách chẩn đoán và điều trị khác nhau, cụ thể như sau:

Viêm mũi nhiễm trùng

Khi bị viêm mũi do vi khuẩn hoặc virus gây ra, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các loại thuốc như kháng sinh, kháng histamin, thuốc xịt mũi chứa nước muối, thuốc thông mũi, thuốc corticosteroid dạng xịt, thuốc kháng Cholinergic…

Bệnh viêm mũi sẽ được điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc xịt tác dụng tại chỗ
Bệnh viêm mũi sẽ được điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc xịt tác dụng tại chỗ

Đa phần các trường hợp viêm mũi do virus, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng histamine, thuốc co mạch hoặc cả hai. Bệnh cũng có thể được điều trị triệu chứng bằng các thuốc trị nghẹt mũi, thuốc làm co mạch tại chỗ bằng các amin kích thích thần kinh giao cảm. Thuốc co mạch có thể làm giảm triệu chứng viêm của viêm mũi cấp và mạn tính.

Trường hợp nếu nhiễm trùng sâu do vi khuẩn thì yêu cầu phải cấy mủ làm kháng sinh đồ. Thực hiện bằng cách xác định mầm bệnh, nhạy cảm với kháng sinh và lựa chọn loại kháng sinh phù hợp để điều trị. Nếu vẫn còn triệu chứng thì cần tiến hành sinh thiết để loại trừ ung thư.

Viêm mũi dị ứng

Bệnh xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên. Vì vậy, nguyên tắc điều trị là cần tránh tiếp xúc với các dị nguyên, làm giảm triệu chứng bệnh để cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát. Nên điều trị theo phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng của Bộ Y Tế. Cách điều trị viêm mũi dị ứng thường là:

  • Sử dụng thuốc: Các thuốc này là thuốc co mạch, thuốc kháng histamin, thuốc corticoid. Mỗi loại thuốc đều có dạng xịt tác dụng tại chỗ và dạng uống. Tùy vào mức độ bệnh mà người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp.
  • Phẫu thuật: Với trường hợp người bệnh có polyp mũi, thoái hóa cuốn mũi, lệch vách ngăn mũi…

Viêm mũi vận mạch

Không thể xác định chính xác nguyên nhân của bệnh viêm mũi vận mạch nên đôi khi kết quả điều trị sẽ không như mong đợi. Thông thường, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các phương pháp như:

  • Sử dụng thuốc: Các thuốc thường được dùng là thuốc kháng histamin, thuốc xịt chứa corticoid, thuốc kháng cholinergic, thuốc cường giao cảm, tiêm Botulinum Toxin…
  • Phẫu thuật: Thường được chỉ định khi phương pháp điều trị nội khoa không có hiệu quả. Các loại phẫu thuật thường gặp là cắt polyp mũi, thu nhỏ cuốn dưới hoặc cất dây thần kinh vidian…

Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp hỗ trợ điều trị bằng cách thường xuyên rửa mũi bằng nước mũi sinh lý, xông mũi làm sạch chất nhầy, giữ ấm cơ thể…

Với bệnh viêm mũi teo

Bệnh viêm mũi teo sẽ được chẩn đoán thông qua các dấu hiệu lâm sàng, kết hợp cùng các thủ thuật y tế như kiểm tra thể chất tổng quát, sinh thiết, xét nghiệm hình ảnh… Viêm mũi teo không thể tự khỏi, vì vậy, khi có các dấu hiệu của bệnh, bệnh nhân nên sớm thăm khám để được điều trị.

Người bệnh nên sớm thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị
Người bệnh nên sớm thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị

Bệnh có thể được điều trị bằng cách kết hợp nhiều phương pháp:

  • Điều trị nội khoa: Có thể kể đến như rửa mũi bằng nước muối sinh lý, dùng các thuốc nhỏ mũi, dùng thuốc kê toa (kháng sinh, thuốc làm giãn mạch máu).
  • Phẫu thuật: Trường hợp viêm teo mũi nghiêm trọng sẽ tiến hành một số biện pháp phẫu thuật để điều trị như thủ thuật Young, phẫu thuật làm tăng độ dày cho niêm mạc mũi.

Việc điều trị viêm teo mũi được tiến hành theo nguyên tắc giảm vảy mũi, rửa mũi loại bỏ mùi thối và dùng kháng sinh tại chỗ. Có thể phẫu thuật để thu hẹp hoặc giảm độ rộng của hốc mũi, làm giảm vẩy mũi do tác động làm khô của không khí.

Với viêm mũi do thuốc

Người bệnh sẽ được điều trị bằng cách ngưng sử dụng các loại thuốc đang dùng. Ngưng một cách từ từ, giảm dần tần suất sử dụng, không ngừng thuốc đột ngột để tránh tình trạng sưng và tắc nghẽn nghiêm trọng hơn. Với tình trạng nghẹt mũi nhẹ, người bệnh có thể cải thiện bằng cách dùng dung dịch nước muối dạng xịt để rửa mũi. Loại dung dịch này chỉ chứa nước muối, không chứa thêm bất kỳ thành phần nào khác.

Nếu tình trạng viêm mũi của người bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ thường được chỉ định sử dụng glucocorticosteroid để làm giảm viêm, giảm nghẹt mũi. Hoặc có thể dùng thuốc thông mũi pseudoephedrine, dùng đường uống nhằm làm giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh.

Nguyên tắc điều trị viêm mũi do thuốc là điều trị triệu chứng, tránh nguy cơ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt là nguy cơ gây hình thành polype trong khoang mũi và viêm xoang. Khi tình trạng nghiêm trọng, có thể cân nhắc xem xét phẫu thuật nếu tắc nghẽn và viêm đã hình thành polype trong khoang mũi.

Xem thêm: Review TOP 13 Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả, An Toàn Nhất

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm mũi

Khi bị viêm mũi, bạn cần nhanh chóng thăm khám và điều trị để tránh nguy cơ bệnh chuyển biến thành mạn tính, gây các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Có thể phòng ngừa bệnh viêm mũi bằng cách:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, đảm bảo cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất cho cơ thể. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm tốt cho sức khỏe.
  • Hạn chế sử dụng thức ăn mặn, nhiều muối, nhiều đường, nhiều dầu mỡ. Tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, vào thời điểm giao mùa. Nên đeo khẩu trang, tránh tắm vào buổi sáng sớm và tối muộn.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Dọn dẹp môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên giặt chăn mền, vệ sinh nhà ở.
  • Uống nhiều nước, ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
  • Để phòng ngừa viêm mũi do thuốc, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tuân theo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân không tự ý tăng giảm liều lượng, theo dõi sự thay đổi của các triệu chứng, có giảm đi hay không. Nếu không thấy thuyên giảm thì cần nhanh chóng thăm khám để được điều trị.
  • Tuyệt đối không lạm dụng các loại thuốc không kê đơn, nhất là thuốc co mạch nhỏ dạng xịt mũi. Chỉ dùng trong thời gian ngắn, không nên lạm dụng.

Trên đây là một số bệnh viêm mũi thường gặp, cách phòng ngừa và điều trị mà bạn có thể tham khảo. Viêm mũi có nhiều loại, nếu không sớm thăm khám và điều trị, bệnh có thể chuyển biến nặng, gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bài viết tham khảo:

Câu hỏi liên quan

Viêm mũi di truyền là bệnh thường gặp, xảy ra khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các dị nguyên khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mức. Thông thường, một gia đình nếu có...

Xem chi tiết

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không và bao lâu khỏi là mối bận tâm của nhiều người bệnh khi không may gặp phải tình trạng này. Những triệu chứng của viêm mũi...

Xem chi tiết

Đối với người bình thường hoạt động bơi lội thường giúp nâng cao thể trạng, rèn luyện sức khỏe và tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Tuy nhiên đa số người bệnh đều có...

Xem chi tiết

Phẫu thuật luôn tiềm ẩn rủi ro, biến chứng nên việc lựa chọn địa chỉ thực hiện là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Trước băn khoăn Mổ polyp mũi ở đâu tốt nhất?,...

Xem chi tiết

Viêm mũi dị ứng có tiêm được vaccine Covid không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Bởi các đối tượng có cơ địa mẫn cảm sẽ dễ dị ứng với thuốc và vaccine...

Xem chi tiết

Một trong những vấn đề mà nhiều bệnh nhân băn khoăn khi cắt polyp mũi là có phải nằm viện không. Nắm rõ thời gian lưu viện sẽ giúp người bệnh chủ động sắp xếp...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp