Nội dung chính

Phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng của Bộ y tế tập trung vào việc đẩy lùi triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Do tính chất bệnh dai dẳng nên ngoài điều trị y tế, người bệnh cần chủ động cách ly, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích thích.

phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng
Tuân thủ phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng của Bộ y tế giúp quản lý bệnh thành công và nhanh chóng

Đại cương viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm, phù nề do tiếp xúc với dị nguyên trong không khí. Các triệu chứng điển hình như nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi… được kích hoạt thông qua trung gian kháng thể IgE.

Viêm mũi dị ứng gồm có 2 loại:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Tác nhân chủ yếu là bào tử từ phấn hoa
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Tác nhân thường gặp là mạt bụi, long chó mèo… từ không gian sống

Dịch tễ học

  • Gặp ở mọi lứa tuổi, thời điểm khởi phát chủ yếu là lứa tuổi thanh thiếu niên
  • Tỷ lệ cao hơn ở nam giới nhưng sau giai đoạn dậy thì, tỷ lệ mắc bệnh là ngang nhau
  • Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng tính chất dai dẳng, dễ tái phát, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống
  • Viêm mũi dị ứng kéo dài có thể gia tăng nguy cơ bị hen suyễn và các bệnh hô hấp khác

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

1. Lâm sàng

Các triệu chứng cơ năng điển hình: Chảy nước mũi, ho, thở khò khè, hắt hơi, ngứa mũi, tắc nghẹt mũi, mệt mỏi, ngứa mắt, đỏ mắt…

Nội soi mũi: Cuốn mũi phù nề, niêm mạc mũi nhợt nhạt, phù nề, xung huyết có nhiều dịch tiết (dịch màu trắng trong). Đôi khi đi kèm với tình trạng phì đại cuốn mũi, polyp và lệch vẹo vách ngăn.

Các triệu chứng khác: Thở rít, tiếng khò khè khi nghe phổi, viêm kết mạc, chàm (viêm da cơ địa)…

Khai thác tiền sử dị ứng:

  • Thời điểm khởi phát, triệu chứng phối hợp, mức độ triệu chứng
  • Dị nguyên nghi ngờ
  • Hỏi về môi trường sống và làm việc (môi trường ẩm, lạnh, bụi…)
  • Tiền sử chấn thương vùng mũi
  • Tiền sử gia đình, cá nhân như dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, viêm kết mạc, mề đay, hen phế quản
Phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng Bộ y tế
Viêm mũi dị ứng vừa có biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng đặc trưng

2. Cận lâm sàng

Soi dịch mũi đếm số lượng bạch cầu ái toan

Test lẩy da với dị nguyên nghi ngờ

Test kích thích với dị nguyên nghi ngờ

Xét nghiệm kháng thể dị ứng IgE đặc hiệu

Có thể bạn quan tâm: Đừng Bỏ Lỡ TOP 7 Địa Chỉ Khám Chữa Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Tốt Nhất Ở TPHCM

Chẩn đoán bệnh viêm mũi dị ứng

1. Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán viêm mũi dị ứng cần dựa vào kết quả của các kỹ thuật sau:

  • Khai thác tiền sử và thăm khám lâm sàng
  • Soi dịch rửa mũi
  • Test kích thích
  • Định lượng IgE đặc hiệu
  • Test lẩy da với dị nguyên nghi ngờ

Ngoài ra, có thể xác định viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng quanh năm dựa vào thời gian triệu chứng xuất hiện.

2. Chẩn đoán phân loại

Cần phân biệt viêm mũi dị ứng với các bệnh lý có triệu chứng tương tự:

  • Viêm mũi vận mạch: Nguyên nhân không rõ ràng, triệu chứng gần như xuất hiện quanh năm. Ít ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi hơn so với viêm mũi dị ứng. Triệu chứng điển hình nhất là nghẹt mũi và cuốn mũi phù nề nhiều. Các xét nghiệm cận lâm sàng đều cho kết quả âm tính.
  • Viêm mũi do nhiễm khuẩn: Sưng hạch ngoại biên, có thể kèm theo sốt, dịch mũi đặc có màu vàng hoặc xanh. Xét nghiệm dịch mũi có nhiều bạch cầu đa nhân trung tính.
  • Viêm mũi có hội chứng tăng bạch cầu ái toan: Nhạy cảm với corticoid, xét nghiệm dị ứng âm tính và dịch mũi có nhiều bạch cầu ái toan.
  • Các dạng viêm mũi khác: Thường do thuốc co mạch, dị ứng Aspirin, tác dụng phụ của thuốc ngừa thai, viêm mũi do rối loạn nội tiết, ảnh hưởng của bệnh cường giáp…
  • Các bệnh lý khác: Phì đại cuốn mũi, lệch vách ngăn, u, dị vật trong mũi, hội chứng Sjogren’s, Wegener’s, Sarcoidosis, dò dịch não tủy…

Đọc thêm: Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Và Những Lưu Ý Cần Thiết

Điều trị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh lành tính, ít đe dọa đến sức khỏe. Do bệnh có liên quan đến phản ứng dị ứng nên quan trọng nhất là phải tìm ra dị nguyên và cách ly tuyệt đối. Các phương pháp điều trị y tế chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng, phòng ngừa hoặc giải quyết biến chứng của bệnh.

Phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng Bộ y tế
Phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng tập trung vào việc giảm nhanh triệu chứng và phòng ngừa tái phát

1. Mục tiêu

  • Giảm nhanh triệu chứng, ngăn ngừa tái phát
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của bệnh
  • Ưu tiên sử dụng các loại thuốc an toàn, ít tác dụng phụ

2. Nguyên tắc điều trị

  • Phân loại đúng loại bệnh và mức độ triệu chứng
  • Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên (đã xác định hoặc nghi ngờ)
  • Điều trị theo bậc (ưu tiên các loại thuốc có tác dụng nhẹ, an toàn đến các loại thuốc có cơ chế mạnh)
  • Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nặng hoặc dai dẳng, phải tiến hành kiểm tra có đi kèm với hen phế quản hay không
  • Ưu tiên dùng thuốc kháng histamin ít có tác dụng an thần
  • Trong đợt cấp, corticoid và thuốc co mạch đường uống được cân nhắc sử dụng ngắn ngày.
  • Thuốc xịt mũi chứa corticoid là điều trị bậc hai. Có thể dùng hằng ngày để làm giảm triệu chứng và duy trì sử dụng thêm 30 ngày kể từ khi triệu chứng chấm dứt.
  • Điều trị kết hợp các bệnh hô hấp đi kèm (nếu có)
  • Giáo dục người bệnh về cách chăm sóc, phòng ngừa tái phát

Bạn có biết: Các Mẹo Điều Trị Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Ngải Cứu Hiệu Quả Và Tiết Kiệm Chi Phí

3. Điều trị cụ thể

Dùng thuốc

Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm thuốc uống và thuốc dùng ngoài. Điều trị cụ thể bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin H1: Thuốc xịt tại chỗ (Azelastine), thuốc đường uống (Cetirizin, Desloratadine, Fexofenadine…)
  • Thuốc co mạch có tác dụng thông minh: Thuốc xịt (Phenylephrine, Oxymetazolin) và thuốc uống (Pseudoephedrine, Phenylephrine)…
  • Corticoid: Chủ yếu dùng thuốc dạng xịt, thuốc uống chỉ được dùng ngắn ngày trong đợt cấp để kiểm soát triệu chứng nhanh chóng. Thuốc uống (Prednison, Methylprednisolone) và thuốc dạng xịt (Mometasone, Budesonide, Fluticasone…)
  • Thuốc kháng leukotriene: Dùng Montelukast, người lớn dùng liều 10mg/ viên/ ngày, trẻ em dùng 4 – 5mg viên/ lần/ ngày
  • Thuốc kháng cholinergic: Dùng Ipratropium dạng xịt. Xịt 2 lần mỗi bên mũi, ngày dùng từ 2 – 3 lần/ ngày. Thuốc chỉ tác dụng tại chỗ, ít tác dụng toàn thân giúp cải thiện tốt triệu chứng sổ mũi.
  • Thuốc bảo vệ dưỡng bào: Thuốc xịt Cromolyn xịt 1 lần mỗi bên mũi, ngày dùng từ 4 – 6 lần. Thời gian sử dụng kéo dài khoảng vài tuần và có thể sử dụng trước khi tiếp xúc với chất dị ứng để phòng ngừa tái phát.
  • Giải mẫn cảm đặc hiệu: Giải mẫn cảm được thực hiện bằng cách nhỏ dị nguyên dưới lưỡi hoặc tiêm dưới da. Hiệu quả tốt với những người bị dị ứng phấn hoa theo mùa. Hạn chế của phương pháp này là thời gian điều trị khá lâu (ít nhất là 3 tháng).
Phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng
Lựa chọn ban đầu đối với viêm mũi dị ứng là thuốc kháng histamin H1 dạng xịt hoặc đường uống

4. Điều trị viêm mũi dị ứng ở những đối tượng đặc biệt

Trẻ em từ 4 tuổi trở lên: Điều trị tương tự như người lớn với liều lượng được điều chỉnh phù hợp:

Trẻ em từ 2 tuổi: Xịt rửa nước muối sinh lý hàng ngày kết hợp với thuốc kháng histamin đường uống. Trường hợp triệu chứng nặng có thể dùng thêm thuốc xịt chứa corticoid.

Phụ nữ mang thai: Nên kết hợp nhiều loại thuốc và các biện pháp chăm sóc để đẩy lùi triệu chứng nhanh chóng:

  • Rửa mũi hằng ngày bằng nước muối
  • Sau đó, có thể dùng thêm thuốc kháng histamin H1 đường uống (Cetirizin, Loratadin) hoặc/ và corticoid đường xịt (Budesonide)
  • Nếu triệu chứng nặng, có thể cân nhắc dùng các loại thuốc co mạch và corticoid đường uống

Nên xem: Top 13 Cách Điều Trị Viêm Mũi Dị Ứng Dân Gian Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Theo dõi điều trị

Đánh giá lại sau khoảng 2 – 4 tuần:

  • Đáp ứng tốt: Tiếp tục điều trị bằng các loại thuốc được chỉ định. Kết hợp cách ly với dị nguyên để tránh tình trạng tái phát.
  • Đáp ứng kém hoặc không đáp ứng: Thay thế thuốc, điều chỉnh lại phác đồ.

Tiên lượng và biến chứng của viêm mũi dị ứng

1. Tiên lượng

Tính chất bệnh dai dẳng, dễ tái phát đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ điều trị. Kết hợp với chăm sóc lâu dài mới có thể quản lý bệnh hiệu quả.

2. Biến chứng

  • Làm nghiêm trọng các bệnh có liên quan đến phản ứng dị ứng như hen phế quản, nổi mề đay, viêm da cơ địa, viêm kết mạc dị ứng
  • Gia tăng nguy cơ phát triển các bệnh hô hấp mãn tính như viêm thanh quản, polyp mũi, viêm xoang

Dự phòng

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý có tính chất mãn tính, dễ tái phát. Do đó, ngoài điều trị tấn công, bệnh nhân cần thực hiện thêm các biện pháp dự phòng như:

  • Duy trì điều trị theo chỉ định
  • Tái khám theo lịch hẹn
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích như phấn hoa, hóa chất, khói thuốc lá, mạt bụi, mùi mạnh…
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào
  • Kiêng rượu bia
  • Vệ sinh không gian sống thường xuyên, sử dụng máy lọc không khí nếu chỉ số bụi mịn cao
  • Cân nhắc thay đổi công việc nếu môi trường làm việc là nguồn cơn khiến viêm mũi dị ứng bùng phát mạnh, tiến triển dai dẳng, khó dứt

Tuân thủ phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng của Bộ y tế sẽ giúp kiểm soát triệu chứng hiệu quả và hạn chế tối đa tác dụng phụ từ thuốc. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần chủ động lên kế hoạch chăm sóc, nâng cao sức đề kháng để phòng ngừa tái phát.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Viêm mũi di truyền là bệnh thường gặp, xảy ra khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các dị nguyên khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mức. Thông thường, một gia đình nếu có...

Xem chi tiết

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không và bao lâu khỏi là mối bận tâm của nhiều người bệnh khi không may gặp phải tình trạng này. Những triệu chứng của viêm mũi...

Xem chi tiết

“Viêm mũi dị ứng có lây không” không chỉ là thắc mắc của người bị viêm mũi dị ứng, mà còn là nỗi trăn trở của người thân, bạn bè hay những người tiếp xúc...

Xem chi tiết

Có nhiều cách điều trị polyp mũi nhưng sử dụng thuốc điều trị, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa khối polyp phát triển bằng các mẹo dân gian. Khi polyp mũi lớn, ảnh hưởng...

Xem chi tiết

Phẫu thuật luôn tiềm ẩn rủi ro, biến chứng nên việc lựa chọn địa chỉ thực hiện là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Trước băn khoăn Mổ polyp mũi ở đâu tốt nhất?,...

Xem chi tiết

Người bị viêm mũi dị ứng có nâng mũi được không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Bởi tình trạng hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi… có thể làm gián đoạn quá trình...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa