Nội dung chính

Viêm mũi di truyền là bệnh thường gặp, xảy ra khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các dị nguyên khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mức. Thông thường, một gia đình nếu có cả bố và mẹ bị viêm mũi dị ứng thì tỉ lệ mắc bệnh của đứa con trong gia đình đó là rất cao. Thắc mắc viêm mũi dị ứng có di truyền không sẽ được Thạc sĩ, Bác sĩ Cù Tuấn Anh, chuyên khoa Tai Mũi Họng giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. 

Viêm mũi dị ứng có di truyền không?

Viêm mũi dị ứng chiếm khoảng 20 – 30% các bệnh lý về tai mũi họng tại Việt Nam. Căn bệnh này ngày càng có xu hướng gia tăng ở các đô thị lớn liên quan đến các vấn đề như ô nhiễm môi trường, bụi mịn. Viêm mũi dị ứng là bệnh tự phát do cơ thể phản ứng quá mức với các dị nguyên. Đến nay, căn bệnh này không thể chữa khỏi mà chỉ có thể điều trị, làm giảm bớt các triệu chứng do bệnh gây ra.

Viêm mũi dị ứng có di truyền không là thắc mắc chung của nhiều người
Viêm mũi dị ứng có di truyền không là thắc mắc chung của nhiều người

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Cù Tuấn Anh – Khoa Tai Mũi Họng, Favina Hospital, viêm mũi dị ứng là một bệnh lý di truyền mũi dịch. Các nghiên cứu nhận thấy rằng, có đến 47 – 50% trẻ bị viêm mũi dị ứng có cả bố và mẹ bị viêm mũi dị ứng. Khoảng 20% trẻ bị dị ứng có một trong hai người là bố hoặc mẹ bị viêm mũi dị ứng.

Các thống kê đều nhận thấy rằng, viêm mũi dị ứng là bệnh có liên quan chặt chẽ đến yếu tố di truyền. Nếu gia đình có bố hoặc mẹ mắc viêm mũi dị ứng thì nguy cơ con sinh ra mắc viêm mũi là rất cao. Tỷ lệ này có thể lên đến 50% nếu cả bố và mẹ đều mắc căn bệnh này.

Để phòng ngừa nguy cơ trẻ sinh ra bị viêm mũi dị ứng do có liên quan đến yếu tố di truyền, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần chú ý chăm sóc tốt sức khỏe để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt sẽ giúp em bé sinh ra có sức khỏe, hệ miễn dịch tốt, từ đó mà sức đề kháng cũng tốt hơn, tránh được nguy cơ mắc các vấn đề về dị ứng.

Có thể bạn quan tâm: Bị Viêm Mũi Dị Ứng Có Gây Ho Không? Cách Khắc Phục

Viêm mũi dị ứng có lây không?

Thông thường, trong gia đình, khi ba mẹ bị viêm mũi dị ứng, trẻ cũng thường mắc phải căn bệnh này. Do đó, có rất nhiều người thắc mắc không biết viêm mũi dị ứng có lây không. Trả lời thắc mắc này, Ths.Bs Cù Tuấn Anh cho biết, viêm mũi dị ứng chỉ liên quan đến yếu tố di truyền, hoàn toàn không phải là bệnh truyền nhiễm nên không hề lây nhiễm.

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các dị nguyên trong môi trường. Các dị nguyên phổ biến thường gặp là khói bụi, không khí lạnh, ẩm mốc, phấn hoa, các bào tử nấm lơ lửng, lông động vật, các mùi gây kích thích… Bệnh xuất phát từ yếu tố cơ địa của từng người, hoàn toàn không lây truyền.

Cơ chế của bệnh viêm mũi dị ứng là khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên, hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra kháng thể IgE. Kháng thể này gắn kết với một số tế bào đặc biệt và dị nguyên, giải phóng một số chất hóa học trung gian gọi là histamin vào niêm mũi mũi và gây ra các triệu chứng của bệnh.

Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng như hắc xì, chảy mũi, nghẹt mũi, ngứa ngáy khó chịu ở mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, ngứa trong họng. Bệnh cũng gây ra một số biểu hiện hiện như cảm giác đầy tai, viêm tai giữa, phù mí mắt, có vòng sẫm quanh mắt, khàn tiếng, tắc vòi nhĩ, ho, khó thở đặc biệt là vào ban đêm…

Viêm mũi dị ứng có trị dứt điểm được không?

Hiện nay, tại nước ta, viêm mũi dị ứng thường được chẩn đoán lâm sàng, tức là bác sĩ sẽ dựa vào bệnh sử, diễn tiến của bệnh và các dấu hiệu lâm sàng mà đưa ra chẩn đoán. Để chẩn đoán chính xác bệnh thì cần phải tìm được tác nhân gây dị ứng thông qua phương pháp test phản ứng da dương tính với các dị nguyên. Thế nhưng, do số lượng dị nguyên rất nhiều nên có rất ít cơ sở có thể đầy đủ các test dị nguyên để thực hiện phản ứng.

Vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm viêm mũi dị ứng
Vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm viêm mũi dị ứng

Với tình hình hiện nay, viêm mũi dị ứng là bệnh chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Cách điều trị bệnh lý tưởng nhất là tránh tiếp xúc với dị nguyên, thế nhưng do không xác định được dị nguyên nên rất khó để thực hiện được điều này.

Ngoài ra, cũng có thể điều trị bằng phương pháp giải mẫn cảm (miễn dịch liệu pháp). Phương pháp này áp dụng cho trường hợp biết rõ dị nguyên nhưng không loại bỏ được. Người ta sẽ điều trị bằng cách đưa từ từ dị nguyên vào cơ thể với liều lượng từ thấp đến cao để cơ thể nghi với dị nguyên.

Biện pháp điều trị khả thi và phổ biến nhất hiện nay chính là dùng thuốc điều trị. Mục tiêu của phương pháp này làm giảm nhẹ các triệu chứng, giảm khó chịu và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Các thuốc thường được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng thường là thuốc co mạch, thuốc kháng histamin, thuốc corticoid dạng uống hoặc dạng xịt tại chỗ.

Để điều trị viêm mũi dị ứng, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Tùy theo mức độ, tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp, cách phối hợp các loại thuốc với nhau để đạt hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ nhất. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để tránh lờn thuốc hoặc các tác dụng phụ.

ĐỪNG BỎ LỠ: Điểm Danh TOP 13 Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Tốt Nhất Dành Cho Bạn

Cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng

Như đã đề cập, hiện nay tại nước ta, việc điều trị viêm mũi dị ứng tuân thủ theo nguyên tắc làm giảm triệu chứng bệnh và phòng ngừa bệnh tái phát. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là tự tạo cho mình một môi trường, một không gian sống sạch sẽ, vệ sinh, giảm tối đa tiếp xúc với các dị nguyên.

Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp ở vùng nhiệt đới như Việt Nam và ngày càng có xu hướng gia tăng do ô nhiễm môi trường cùng sự xuất hiện của các dị nguyên mới. Người bị viêm mũi dị ứng có thể chung sống với bệnh trong một thời gian dài mà không gặp phải các vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không có biện pháp can thiệp, bệnh tiến triển nặng gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng.

Có thể phòng ngừa viêm mũi dị ứng bằng cách:

  • Tạo không gian sống trong lành, sạch sẽ, nếu nhà dùng máy lạnh, không khí khô thì nên dùng thêm máy tạo độ ẩm để tránh khô niêm mạc mũi
  • Dùng nước muối rửa mũi khi ra ngoài về, nhất là khi đến nơi ô nhiễm, đi đường xa hoặc tiếp xúc với khói bụi, lông chó mèo, phấn hoa…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, sử dụng các thực phẩm lành mạnh, tăng cường ăn nhiều rau xanh trái cây. Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể, tăng cường sức đề kháng để chống chọi tốt khi điều kiện môi trường thay đổi bất lợi.
  • Phẫu thuật không chữa được viêm mũi dị ứng nhưng có thể giải quyết được tình trạng bất thường trong cấu trúc mũi. Từ đó giúp các triệu chứng của viêm mũi dị ứng giảm khoảng 30 – 60%.

Như vậy, với thắc mắc viêm mũi dị ứng có di truyền không, câu trả lời được chuyên gia đưa ra chính là có. Viêm mũi dị ứng là bệnh lý có liên quan đến yếu tố di truyền, khi bố mẹ mắc bệnh thì nguy cơ con sinh ra sau này bị viêm mũi dị ứng là rất cao. Ngoài ra, căn bệnh này hoàn toàn không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lây truyền.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Một trong những vấn đề mà nhiều bệnh nhân băn khoăn khi cắt polyp mũi là có phải nằm viện không. Nắm rõ thời gian lưu viện sẽ giúp người bệnh chủ động sắp xếp...

Xem chi tiết

Polyp mũi là một khói tròn nhỏ giống như một nang nhỏ, phát triển từ mô viêm của niêm mạc mũi. Xuất hiện khi tình trạng niêm mạc mũi bị kích thích do viêm hoặc...

Xem chi tiết

Đối với người bình thường hoạt động bơi lội thường giúp nâng cao thể trạng, rèn luyện sức khỏe và tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Tuy nhiên đa số người bệnh đều có...

Xem chi tiết

Có nhiều cách điều trị polyp mũi nhưng sử dụng thuốc điều trị, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa khối polyp phát triển bằng các mẹo dân gian. Khi polyp mũi lớn, ảnh hưởng...

Xem chi tiết

“Viêm mũi dị ứng có lây không” không chỉ là thắc mắc của người bị viêm mũi dị ứng, mà còn là nỗi trăn trở của người thân, bạn bè hay những người tiếp xúc...

Xem chi tiết

Phẫu thuật luôn tiềm ẩn rủi ro, biến chứng nên việc lựa chọn địa chỉ thực hiện là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Trước băn khoăn Mổ polyp mũi ở đâu tốt nhất?,...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe