Viêm mũi dị ứng có tiêm được vaccine Covid không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Bởi các đối tượng có cơ địa mẫn cảm sẽ dễ dị ứng với thuốc và vaccine phòng ngừa. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn giải đáp băn khoăn và chủ động hơn khi tiêm chủng.
Bị viêm mũi dị ứng có tiêm được vaccine Covid không?
Vaccine Covid là chế phẩm có tác dụng phòng ngừa viêm phổi do virus Covid-19. Giống như các loại vaccine khác, tiêm vaccine Covid-19 có thể gây ra phản ứng quá mẫn ở những người có cơ địa mẫn cảm và đang mắc các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm xoang, viêm da cơ địa… Do đó, không ít người băn khoăn liệu bị viêm mũi dị ứng có tiêm được vaccine Covid hay không?
Trong Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 do Bộ Y tế ban hành có quy định, người có tiền sử dị ứng là những đối tượng cần thận trọng khi tiêm chủng. Vì vậy, nếu bị viêm mũi dị ứng hoặc từng có tiền sử dị ứng thuốc, nên chủ động thông báo với bác sĩ.
Hiện tại, những trường hợp bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang không nằm trong nhóm đối tượng chống chỉ định nên vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19 như bình thường. Tuy nhiên, bạn cần trung thực khi khai báo tình trạng sức khỏe và trả lời câu hỏi sàng lọc của bác sĩ để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng.
Trước khi được sử dụng rộng rãi, vaccine Covid-19 đã được nghiên cứu về hiệu quả và độ an toàn trên lâm sàng. Các phản ứng không mong muốn sau khi tiêm đều nằm trong dự liệu của các nhà khoa học. Phần lớn tác dụng phụ đều có mức độ nhẹ và thuyên giảm chỉ sau vài ngày cho đến một tuần.
Các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, đau cơ… là dấu hiệu cho thấy vaccine đang tạo ra phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể. Vì vậy, việc có một số phản ứng khác thường sau khi tiêm chủng là hoàn toàn bình thường. Khi tiêm vaccine, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về vấn đề này và hướng dẫn bệnh nhân cách nhận biết những dấu hiệu bất thường.
Tìm hiểu thêm: Bị Viêm Mũi Dị Ứng Có Gây Sốt Không? Những Thông Tin Bạn Nên Biết
Những đối tượng chống chỉ định tiêm vaccine Covid
Vaccine Covid là chế phẩm giúp cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại sự tấn công của virus. Với cơ chế này, hầu hết các loại vaccine đều có khả năng gây dị ứng và kích ứng cao. Để phòng tránh sốc phản vệ, vaccine Covid sẽ có chống chỉ định với những đối tượng sau:
- Tiền sử dị ứng do mọi nguyên nhân (từ mức độ 2 trở lên)
- Cơ địa dị ứng, tiền sử sốc phản vệ
- Người bị suy giảm miễn dịch hoặc đang sử dụng các loại thuốc gây ức chế miễn dịch như thuốc điều trị ung thư, corticoid liều cao
- Người đang bị nhiễm trùng, sốt cao
- Người đang sử dụng thuốc chống đông máu, rối loạn đông máu bẩm sinh hoặc do thiếu vitamin K
Thông qua danh mục các đối tượng chống chỉ định, có thể thấy người bị viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, dị ứng thức ăn, viêm kết mạc dị ứng… có thể tiêm phòng Covid như bình thường. Tuy nhiên, cần lưu ý đặc biệt nếu có đi kèm với tiền sử dị ứng thuốc, vaccine, mắc bệnh lý liên quan đến tế bào mast…
Xem thêm thông tin: Yoga Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Tốt Không? Các Bài Tập Hiệu Quả
Lưu ý khi tiêm vaccine Covid cho người bị viêm mũi dị ứng
Phản ứng phản vệ sau khi tiêm vaccine là tai biến y khoa không thể dự đoán trước. Do đó, khi tiêm ngừa, bạn cần chú ý một số vấn đề để hạn chế tai biến và được xử trí kịp thời trong trường hợp có vấn đề phát sinh.
So với người không có tiền sử dị ứng, nguy cơ khi tiêm vaccine Covid ở người bị viêm mũi dị ứng sẽ cao hơn. Với nền tảng là cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch có thể phản ứng quá mức với các thành phần có trong vaccine và gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.
Để đảm bảo an toàn, người bị viêm mũi dị ứng cần lưu ý một số vấn đề khi tiêm vaccine Covid-19:
1. Trung thực khi khai báo
Trước khi tiêm bất cứ loại vaccine nào, các bác sĩ cũng sẽ sàng lọc nguy cơ dị ứng ở tất cả mọi đối tượng. Để tránh các rủi ro khi tiêm chủng, cần trung thực khai báo và thành thật khi trả lời các câu hỏi.
Sàng lọc trước tiêm vaccine Covid-19 thường sẽ bao gồm các câu hỏi như:
- Có tiền sử dị ứng với các loại thuốc đường tiêm hay không (tiêm dưới da, tiêm bắp, thuốc tĩnh mạch)?
- Có từng dị ứng khi tiêm vaccine hay không?
- Có bị dị ứng với latex, nọc côn trùng, thức ăn… hay không?
- Có dị ứng với các thành phần trong vaccine và các loại thuốc tiêm hay không?
Về cơ bản, vaccine Covid-19 không chứa các thành phần gây dị ứng thường gặp như latex, trứng, gelatin, đậu nành… nên những người bị viêm dị ứng hoàn toàn có thể tiêm chủng như bình thường.
2. Theo dõi 30 phút sau tiêm
Phản ứng phản vệ thường xuất hiện đột ngột sau khi tiêm chủng. Vì vậy, tất cả những đối tượng tiêm ngừa vaccine Covid-19 sẽ được yêu cầu ở lại theo dõi trong vòng 30 phút.
Nếu không có vấn đề bất thường, bác sĩ sẽ đo nhiệt độ và kiểm tra vết tiêm, đồng thời tư vấn cách chăm sóc và hướng dẫn nhận biết những dấu hiệu bất thường sau khi tiêm chủng.
3. Kiêng các yếu tố dị ứng, kích ứng sau khi tiêm
Sau vào khi vào cơ thể, vaccine sẽ kích thích hệ miễn dịch tạo kháng thể để chống lại sự tấn công của virus. Trong khoảng 1 – 3 ngày đầu, cơ thể sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, đau nhức, mệt mỏi… Lúc này, hệ miễn dịch đang khá nhạy cảm nên nguy cơ dị ứng, kích ứng sẽ cao hơn bình thường.
Người bị viêm mũi dị ứng nên kiêng các loại thực phẩm dễ dị ứng như hải sản, trứng gà, thịt gà, đậu phộng, mè… và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dị ứng, kích ứng như phấn hoa, mạt bụi, nấm mốc trong thời gian sau khi tiêm. Nên kiêng cữ tuyệt đối trong ít nhất 3 – 7 ngày đầu vì đây là giai đoạn hệ miễn dịch vô cùng nhạy cảm, rất dễ bùng phát các triệu chứng dị ứng, quá mẫn.
Đọc thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Có Gây Sốt Không? Thông Tin Bạn Nên Biết
3. Nghỉ ngơi hợp lý
Không chỉ riêng người bị viêm mũi dị ứng, tất cả các đối tượng sau tiêm chủng đều nên nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng và làm việc quá sức. Đây là thời điểm cơ thể tạo kháng thể, việc nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp tăng số lượng kháng thể nhanh chóng, gia tăng hiệu quả phòng ngừa viêm phổi Covid-19.
Trong thời gian này, nên ngủ sớm và đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày. Hạn chế lao động nặng, ăn uống đầy đủ và giữ tinh thần thoải mái.
5. Chú ý các biểu hiện bất thường
Sau khi tiêm vaccine, các phản ứng như sốt, đau cơ, mệt mỏi, đau đầu… là hoàn toàn bình thường. Các triệu chứng sẽ dần thuyên giảm sau 3 – 5 ngày. Nếu cần thiết, có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt, bổ sung C sủi để nâng cao sức đề kháng và giảm nhẹ triệu chứng.
Ngoài ra, cần chú ý những dấu hiệu bất thường như nổi ban, mề đay, phù mí mắt, phù mặt, thở rít, đi phân lỏng, tăng huyết áp, vật vã, rối loạn ý thức… Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu này, nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, phòng tránh các tai biến nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm: Cách Nhận Biết Điểm Giống Và Khác Nhau Giữa Viêm Họng Và Covid Bạn Cần Biết
Có nên uống thuốc chống dị ứng trước khi tiêm vaccine Covid-19?
Không ít người bị viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da cơ địa… có ý định thuốc kháng dị ứng (thuốc kháng histamin H1) trước khi tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên, việc uống thuốc dự phòng trước khi tiêm không được khuyến cáo.
Vì thuốc không thể phòng ngừa dị ứng vacxin và các tai biến y khoa. Mặt khác, tác dụng của thuốc có thể che lấp các dấu hiệu bất thường ở da, niêm mạc, dẫn đến việc phát hiện muộn và xử trí chậm tình trạng dị ứng, tai biến khi tiêm chủng.
Để đảm bảo an toàn, tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào trước khi tiêm vaccine. Bên cạnh đó, cần khai báo thành thật các câu hỏi sàng lọc để hạn chế tối đa nguy cơ dị ứng và kích ứng.
Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc “Bị viêm mũi dị ứng có tiêm được vắc xin Covid hay không?” và nắm rõ những vấn đề quan trọng cần lưu ý. Nếu lo lắng về tai biến, có thể đến các bệnh viện lớn để được hỗ trợ và chăm sóc chu đáo sau khi tiêm chủng.
Bài viết liên quan:
- Viêm Mũi Dị Ứng Gây Khó Thở Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Khắc Phục
- Bệnh Viêm Xoang Ở Trẻ Em: Cách Nhận Biết, Điều Trị Và Phòng Ngừa