Những Cách Phân Biệt Viêm Họng Và Covid Bạn Cần Biết
Như chúng ta đã biết, cho đến hiện tại tình trạng dịch Covid vẫn chưa chấm dứt hẳn, dịch bệnh diễn ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như đời sống con người. Điều đáng nói ở đây là nhiều người thường nhầm lẫn giữa Covid và viêm họng, dẫn đến tình trạng chủ quan không điều trị gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cách phân biệt viêm họng và Covid để tránh bị nhầm lẫn, từ đó có hướng điều trị hiệu quả nhất.
Cách phân biệt viêm họng và Covid chúng ta cần nằm rõ
Viêm họng và Covid đều là những bệnh lý viêm nhiễm đường hầu họng nên có khá nhiều triệu chứng giống nhau. Do đó nhiều người thường bị nhầm lẫn và nghĩ rằng không nguy hiểm nên không thăm khám và điều trị. Nhưng ít ai biết rằng chính vì sự nhầm lẫn này đã gây ra nhiều hậu quả khôn lường, thậm chí chết người. Để phân biệt viêm họng và Covid một cách chính xác, chúng ta cần nắm rõ điểm giống nhau và khác nhau giữa hai bệnh lý.
Điểm giống nhau giữa viêm họng và Covid
Bệnh viêm họng và Covid có hai điểm giống nhau đó là triệu chứng bộc phát ra bên ngoài và biện pháp phòng ngừa bệnh, cụ thể:
1. Triệu chứng chung của bệnh
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, cả viêm họng và Covid đều có thời gian ủ bệnh khá lâu thường từ 5 – 10 ngày, thậm chí 14 ngày. Đồng thời khi mới khởi phát bệnh thường có những triệu chứng điển hình sau:
- Đau rát cổ họng, ngứa ngáy họng rất khó chịu. Triệu chứng này tăng lên khi chúng ta nuốt nước bọt, ăn uống, giao tiếp.
- Có cảm giác vướng mắc nên khó ăn, biếng ăn, ăn không ngon miệng.
- Người bệnh ho nhiều, có thể ho có đờm hoặc ho khan, triệu chứng ho tăng dần khi về đêm hoặc tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng, thực phẩm lạnh, chứa chất kích thích.
- Sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao kèm theo dấu hiệu chóng mặt, quay cuồng, đau nhức đầu.
- Ho hen, khạc nhổ nhiều nên có nhiều trường hợp bị khàn tiếng, mất tiếng tạm thời.
- Hắt xì hơi liên tục, ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, nước mũi thường xuyên rất khó chịu.
- Kích thích triệu chứng nôn, buồn nôn, nhất là ở trẻ khiến con trẻ hay bị nôn nớ, bú kém.
- Cơ thể mệt mỏi, khi sờ vào người sẽ thấy thân nhiệt tăng mạnh, mắt và da mặt đỏ ửng.
- Nếu là trẻ nhỏ mắc bệnh trẻ thường hay quấy khóc, mất ngủ, biếng ăn, bỏ bú, cơ thể suy nhược.
Nếu không thăm khám và Test Covid để tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh thì chắc chắn có rất nhiều người nhầm lẫn viêm họng và Covid là một.
Xem Thêm: Bị Viêm Họng Hạt Nên Ăn Gì? Và Không Nên Ăn Gì Để Tốt Cho Người Bệnh?
2. Biện pháp phòng ngừa bệnh
Cả hai chứng bệnh đều có nguy cơ lây lan từ người sang người thông qua dịch tiết nước bọt, tiếp xúc với các đồ dùng cá nhân. Đồng thời có khả năng tái đi tái lại nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó chúng ta cần thực hiện tốt những vấn đề sau để phòng ngừa bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, bịt khẩu trang hoặc dùng kính che giọt bắn để tránh tiếp xúc trực tiếp với nước bọt thông qua nói chuyện.
- Nếu phát hiện có người bị viêm họng hoặc nhiễm Covid cần cách ly càng sớm càng tốt.
- Rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc cồn sát khuẩn sau khi ra đường, trước khi ăn hoặc sau khi hắt xì hơi, khạc nhổ.
- Cần che miệng khi khạc nhổ, ho hen để tránh phát tán vi khuẩn ra bên ngoài môi trường.
- Hạn chế đến những nơi đông người hoặc những không gian chật hẹp thiếu không khí.
- Nếu có dấu hiệu nghi ngờ bị Covid chúng ta nên liên hệ ngay với trung tâm Y tế gần nhất để được xử lý đúng cách, kịp thời.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhằm tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.
- Uống nhiều nước, thường xuyên súc họng bằng nước muối sinh lý, xông họng, xông mũi bằng tinh dầu để loại bỏ vi khuẩn, virus độc hại ra khỏi hầu họng.
Điểm khác nhau giữa viêm họng và Covid
Viêm họng và Covid tuy có khá nhiều triệu chứng tương đồng, nhưng trên thực tế đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt viêm họng và Covid chúng ta cần dựa vào các yếu tố cơ bản như: Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng điển hình khác biệt, tính chất bệnh, thời gian tiến triển bệnh, mức độ nguy hiểm của bệnh, phương pháp chẩn đoán và biện pháp điều trị bệnh, cụ thể:
1. Nguyên nhân gây bệnh
Covid chủ yếu do virus Corona gây nên, nhưng đối với bệnh viêm họng cấp còn rất nhiều nguyên nhân và yếu tố khác chi phối.
- Bệnh viêm họng: Viêm họng xảy ra có thể do cả vi khuẩn và virus tấn công gây nên. Theo ghi nhận có đến 80% trường hợp do các virus gây ra, cụ thể là Virus cúm A, cúm B, Parainfluenza virus, Coronavirus. Còn nếu do vi khuẩn thường là liên cầu khuẩn nhóm A, tụ cầu, phế cầu. Ngoài ra, các yếu tố như ăn uống không lành mạnh, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, thời tiết thay đổi thất thường cũng có thể khiến bệnh viêm họng khởi phát.
- Bệnh Covid: Covid xảy ra hoàn toàn do virus Corona gây nên, bệnh chỉ mới bùng phát vào tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán – Tỉnh Hồ Bắc – Trung Quốc. Còn những yếu tố khác như môi trường, chế độ ăn uống sinh hoạt, vệ sinh răng miệng thường không tác động nhiều đến việc khởi phát bệnh. Trường hợp đang bị Covid mà thực hiện những vấn đề này không đảm bảo sẽ khiến bệnh tiến triển nặng và lâu khỏi.
Đọc Thêm: Viêm Họng Hạt Gây Hôi Miệng Cho Người Bệnh Không? Và Cách Khắc Phục
2. Mức độ lây nhiễm bệnh
So về mức độ lây lan và tính chất nguy hiểm thì Covid nguy hiểm gấp nhiều lần hơn so với viêm họng, đồng thời bệnh cũng lây lan nhanh chóng, khó kiểm soát, hậu quả gây ra nặng nề về người và của.
- Viêm họng: Đây được xem là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên tính chất bệnh khá lành tính, không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Mặc dù bệnh có nguy cơ lây nhiễm từ người sang người nhưng không quá nhanh chóng và lây lan trên diện rộng.
- Covid: Hiện tại tình trạng Covid đã được khống chế, nhưng trước đó đây được xem là một đại dịch mang tính toàn cầu. Bệnh mang tính cấp bách, đe dọa tính mạng con người và có hàng trăm triệu người phải bỏ mạng vì căn bệnh này. Tháng 12/2019 bệnh khởi phát ở Vũ Hán – Trung Quốc, nhưng cho đến hiện tại thì bệnh đã xuất hiện trên 215 quốc gia gây ra nhiều thiệt hại nặng nề về mọi mặt.
3. Triệu chứng riêng biệt
Đau rát họng, ho, mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược là đều là những triệu chứng chung giống nhau giữa viêm họng và Covid. Tuy nhiên, triệu chứng của Covid có phần nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm họng.
- Viêm họng: Ngoài những triệu chứng chung nêu trên, người bệnh viêm họng còn có những triệu chứng riêng biệt điển hình như sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc hai bên góc hàm, hai bên tai, dưới cổ. Khi khám bệnh sẽ thấy niêm mạc họng bị sưng đỏ, phù nề, xuất huyết.
- Covid: Bệnh nhân Covid thường bị mất khứu giác hoặc vị giác, kèm theo triệu chứng khó thở, đau ngực, tiêu chảy, phát ban khắp người, mắt đỏ, có những trường hợp khó khăn trong việc nói năng, cử động.Những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, viêm phổi mắc phải Covid có nguy cơ tử vong rất cao.
4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh
So với Covid thì bệnh viêm họng có biến chứng khá nhẹ, không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Còn đối với bệnh Covid – 19 để lại nhiều hậu quả vô cùng nặng nề, cụ thể:
- Viêm họng: Nếu không được thăm khám và điều trị đúng cách, bệnh viêm họng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang, áp xe amidan, nhiễm trùng tai.
- Covid – 19: Cho đến hiện tại việc tiêm phòng Covid đã được phủ sóng toàn thế giới, chính vì vậy mà tỷ lệ người chết đã giảm được khá nhiều. Tuy nhiên, với những trường hợp đã từng bị Covid thường gặp những hội chứng hậu Covid nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, suy giảm trí nhớ, tăng/giảm đường huyết, tăng/giảm huyết áp, mắc bệnh viêm phổi, ho mãn tính, nguy cơ mắc các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp rất cao.
5. Cách chẩn đoán bệnh
Hai bệnh lý khác nhau nên việc chẩn đoán bệnh cũng hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:
- Bệnh viêm họng: Thông thường sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh. Trường hợp bệnh tiến triển nặng hoặc nghi ngờ liên quan đến các bệnh lý khác thì bác sĩ sẽ xem xét và tiến hành một số biện pháp khác như nội soi thanh quản, chụp X-quang phổi.
- Bệnh Covid: Bệnh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên việc chẩn đoán bệnh khá đơn giản chỉ cần sử dụng que Test nhanh để phết vùng mũi họng lấy dịch, sau đó đem đi kiểm tra và trong vòng vài phút sẽ có kết quả. Hoặc có nhiều trường hợp cần thực hiện Test PCR để cho ra kết quả chính xác hơn, nhưng biện pháp này khá tốn kém, chi phí cao.
Xem Thêm: Trẻ Bị Viêm Họng Nhưng Không Ho Là Tình Trạng Gì? Cách Điều Trị
6. Biện pháp điều trị
Cần dựa vào nguyên nhân và mức độ bệnh nặng nhẹ mới đưa ra được hướng điều trị đúng đắn và đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Đối với bệnh viêm họng: Những trường hợp bệnh khởi phát do vi khuẩn gây nên thì bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh điều trị. Ngoài ra kê thêm một số thuốc khác để làm giảm triệu chứng bệnh như kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, kẹo ngậm viêm họng, dung dịch súc họng. Ngoài ra người bệnh cần thực hiện tốt chế độ ăn uống, kiêng các thực phẩm lạnh, cay nóng thì bệnh mới nhanh khỏi. Thông thường các triệu chứng bệnh sẽ khỏi hoàn toàn sau khoảng 7 – 10 ngày.
- Đối với bệnh Covid: Hiện tại có 3 loại thuốc điều trị bệnh Covid chủ yếu đó là Paxlovid, Molnupiravir, Remdesivir. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc cần báo với bác sĩ, dược sĩ những bệnh lý nền mà mình mắc phải để đảm bảo an toàn. Ngoài uống thuốc người bệnh Covid cần chú ý bổ sung Vitamin C, uống nhiều nước, xông mũi, xông họng bằng tinh dầu để giảm đau, loại bỏ vi khuẩn, ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng. Tùy vào sức khỏe từng bệnh nhân mà việc hồi phục nhanh hay chậm.
Nắm rõ cách phân biệt viêm họng và Covid sẽ giúp chúng ta tránh được tình trạng nhầm lẫn bệnh, từ đó có biện pháp xử lý đúng đắn cũng như điều trị hiệu quả, nhanh chóng hơn. Tốt nhất ngay khi thấy những dấu hiệu nghi ngờ bệnh, mỗi chúng ta nên có ý thức chủ động đến các trung tâm y tế để thăm khám, không nên chủ quan có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường.
Có Thể Bạn Muốn Biết:
- Phân Biệt Viêm Họng Hạt Và Ung Thư Vòm Họng Tránh Nhầm Lẫn Cho Người Bệnh
- Chữa Viêm Họng Bằng Thuốc Nam Có Hiệu Quả Không? Tham Khảo Ngay
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!