Phân Biệt Viêm Họng Hạt Và Ung Thư Vòm Họng Tránh Nhầm Lẫn
Viêm họng hạt và ung thư vòm họng đều là những bệnh lý thuộc đường hô hấp có khá nhiều triệu chứng tương tự nhau khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Nhưng điều này lại vô tình gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng con người. Dưới đây là hướng dẫn cách phân biệt viêm họng hạt và ung thư vòm họng tránh nhầm lẫn, giúp quá trình điều trị bệnh tốt hơn.
Phân biệt viêm họng hạt và ung thư vòm họng
Theo bác sĩ Cù Tuấn Anh, hiện đang là Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng – Công tác tại Favina Hospital cho biết: Viêm họng hạt và ung thư vòm họng là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau, mức độ nguy hiểm cũng khác xa nhau. Tuy nhiên, lúc bệnh mới khởi phát có khá nhiều dấu hiệu và triệu chứng tương tự nhau nên nhiều người bị nhầm lẫn.
Việc nhầm lẫn này gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như người bệnh chủ quan chỉ bị viêm họng thông thường nên không thăm khám hoặc tự mua thuốc điều trị tại nhà. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh kéo dài, có thể tiến triển thành thể viêm họng mãn tính rất khó chữa. Đặc biệt nếu là ung thư vòm họng khi bước vào giai đoạn cuối sẽ không chữa trị được, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao.
Điểm giống nhau giữa viêm họng hạt và ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng và viêm họng hạt đều là những bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, vị trí xảy ra ở cổ họng nên có khá nhiều triệu chứng tương đồng, đặc biệt là thời điểm mới khởi phát. Những triệu chứng người bệnh thường nhầm lẫn với nhau cụ thể như:
- Ngứa rát cổ họng, đau họng, cảm giác đau và ngứa thường tăng dần khi người bệnh ăn uống, giao tiếp.
- Thường xuyên nghẹt mũi, chảy nước mũi khó chịu.
- Đau đầu, ù tai, mắt mờ, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, mắt mờ.
- Nổi hạch cổ, hạch có thể xuất hiện ở dưới cổ, hai bên hàm hoặc hai bên tai, khi sờ có cảm giác đau và cứng.
Khi bệnh mới bộc phát, các triệu chứng thường khá giống nhau nên người bệnh hay bị nhầm lẫn, chủ quan không thăm khám sớm. Cứ nghĩ rằng các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên thường lành tính, chỉ cần uống thuốc điều trị tại nhà sau khoảng vài ngày sẽ tự hết. Nhưng điều này vô tình lại khiến cho bệnh tiến triển nặng, mất nhiều thời gian chữa trị, nếu không may bị ung thư sẽ có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người.
Đừng Bỏ Lỡ: Mách Bạn 13 Loại Thuốc Trị Viêm Họng Tốt Nhất Thị Trường Hiện Nay
Điểm khác nhau giữa viêm họng hạt và ung thư vòm họng
Tuy có khá nhiều đặc điểm tương đồng nhau, nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết giữa hai bệnh lý này còn có rất nhiều triệu chứng điển hình khác nhau hoàn toàn. Ngoài ra, để phân biệt viêm họng hạt và ung thư vòm họng, chúng ta cần dựa vào các yếu tố khác như: Tính chất bệnh, thời gian kéo dài các triệu chứng, mức độ nguy hiểm của bệnh, phương pháp điều trị, cụ thể như sau:
1. Tính chất, thời gian tiến triển bệnh
Đều là những bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, nhưng hai chứng bệnh này có tính chất và thời gian kéo dài bệnh hoàn toàn khác nhau.
Viêm họng hạt:
Bệnh thường bắt nguồn từ tình trạng viêm họng mãn tính không được chữa khỏi hoặc tái đi lại nhiều lần. Lúc này niêm mạc họng bị tổn thương nghiêm trọng, các Lympho hoạt động quá mức nên bị phù nề, sưng đỏ tạo nên các hạt màu hồng/đỏ với kích thước bằng hạt đậu, khiến người bệnh có cảm giác lận cận khó chịu.
Bệnh thường do các loại vi khuẩn, virus độc hại tấn công hoặc do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, không biết cách giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh. Mặc dù viêm họng hạt gây ra nhiều triệu chứng bất lợi đối với sức khỏe và chất lượng công việc, cuộc sống người bệnh nhưng tính chất bệnh lại lành tính. Chỉ cần điều trị đúng cách, kịp thời sẽ khỏi bệnh sau khoảng 5 – 7 ngày mà không để lại di chứng nặng nề hay các tổn thương khác về sau.
Ung thư vòm họng:
Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính thường tiến triển chậm, các dấu hiệu bệnh thường khó nhận biết được ở giai đoạn đầu, do đó đến khi phát hiện ra thì bệnh đã bước sang giai đoạn nặng. Ung thư vòm họng chủ yếu gặp ở những người trung niên trong độ tuổi từ 40 – 60, không phân biệt nam nữ.
Bệnh ung thư vòm họng phát triển qua 4 giai đoạn, cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1: Lúc này bệnh mới khởi phát, các triệu chứng chưa biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, khối u còn rất nhỏ nằm gói gọn trong vòm họng.
- Giai đoạn 2: Khối u ung thư đã tiến triển thêm và mở rộng hơn trong khu vực vòm họng, xuất hiện triệu chứng đau họng, vướng mắc ở cổ.
- Giai đoạn 3: Khối u lớn, bắt đầu di căn tràn sang các khu vực lân cận như xương, gan, phổi.
- Giai đoạn cuối: Khi bước qua giai đoạn 4 tức là bệnh đã rất nặng, các khối ung thư di căn khắp nơi, nhất là vùng miệng và môi. Kích thước khối u có thể lên đến 6cm, việc điều trị khỏi bệnh là rất khó khăn, người bệnh cần được hóa trị, xạ trị để kéo dài thời gian sống.
Đọc Thêm: Đau Họng Nên Uống Gì? Gợi ý 13 Thức Uống Trị Viêm Họng Hiệu Quả
2. Triệu chứng điển hình của từng bệnh
Cả hai bệnh lý đều có chung triệu chứng đau họng, đau đầu, sốt, mệt mỏi, ù tai, nổi hạch cổ. Nhưng để phân biệt viêm họng hạt và ung thư vòm họng một cách chính xác cần dựa vào các triệu chứng điển hình sau đây:
Bệnh viêm họng hạt:
Các triệu chứng viêm họng hạt thường khá nhẹ, không quá ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, cụ thể:
- Ho, có thể là ho khan hoặc ho có đờm.
- Hắt xì hơi, nhức đầu nhẹ, cứng họng
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 38 độ C.
- Cơ thể có cảm giác mệt mỏi, nóng lạnh thất thường khó chịu.
- Có nhiều trường hợp bị sưng hạch bạch huyết ở hai bên hàm, dưới cổ, dưới lợi.
- Nhìn kỹ trong hầu họng sẽ thấy niêm mạc họng bị sưng đỏ, phù nề, xung huyết, thấy rõ các mạch máu nhỏ và các hạt nhỏ li ti.
Ung thư vòm họng:
Ung thư vòm họng có các triệu chứng khá tương tự với viêm họng hạt, nhưng ở mức độ nặng hơn, cụ thể như:
- Nhìn thấy rõ cổ họng bị sưng, có đến 90% số lượng người bệnh xuất hiện hạch cổ, hạch cổ có tính di động, tăng dần kích thước.
- Ngạt mũi, chảy nước mũi nhưng thường xảy ra một bên, đặc điểm rõ ràng nhất để phân biệt chính xác viêm họng hạt và ung thư vòm họng đó chính là người bệnh chảy máu cam hoặc chảy mũ ở mũi một cách bất thường.
- Triệu chứng ho kéo dài dai dẳng, khạc đờm có dính máu tươi với lượng nhiều.
- Thở khò khè, giọng khàn đặc hoặc thậm chí thay đổi giọng nói.
- Khối u lớn ở họng nên khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác bị mắc nghẹn, ăn uống hay bị sặc.
- Thường xuyên đau trong hốc mắt hoặc đau nửa đầu, tê bì vùng mặt do dây thần kinh bị chèn ép mạnh.
- Không muốn ăn, ăn không ngon miệng, mất ngủ, cơ thể suy nhược, gầy gò, sụt cân nhanh chóng thấy rõ.
3. Biến chứng, mức độ nguy hiểm
Viêm họng hạt mang tính chất lành tính, còn ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính, do đó biến chứng và mức độ nguy hiểm cũng hoàn toàn khác nhau. Đây cũng được xem là đặc điểm rõ ràng để phân biệt viêm họng hạt và ung thư vòm họng, cụ thể:
- Viêm họng hạt: Như đã chia sẻ, viêm họng hạt là bệnh lý mang tính chất lành tính, không quá nguy hiểm. Nếu được xử lý đúng cách, kịp thời bệnh sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần, ít khi chuyển biến thành thể mãn tính. Tuy nhiên nếu không được phát hiện hoặc chủ quan không điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng khá nghiêm trọng như: Viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm amidan, viêm amidan hốc mủ, áp xe thành họng gây đau, viêm phổi.
- Ung thư vòm họng: Căn bệnh này được xếp vào 1 trong 10 chứng ung thư thường gặp nhất ở nước ta, với mức độ nguy hiểm cao. Nếu may mắn phát hiện ra bệnh ở giai đoạn mới khởi phát kết hợp điều trị tích cực thì tỷ lệ thành công đạt từ 80 – 90%, người bệnh có thể duy trì sự sống thêm 5 năm, nhưng tỷ lệ này rất ít. Bởi vì thông thường bệnh nhân ung thư vòm họng thường phát hiện bệnh muộn (90 – 97%), khi bước vào giai đoạn cuối việc điều trị trở nên khó khăn, người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong cao.
Xem Thêm: Bị Viêm Họng Ăn Trứng Được Không? Và Những Lưu ý Người Bệnh Nên Tránh
4. Cách chẩn đoán bệnh
Do tính chất của hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau nên việc chẩn đoán bệnh cũng riêng biệt. Đối với viêm họng hạt việc chẩn đoán khá đơn giản, còn với ung thư vòm họng cần thực hiện nhiều bước phức tạp, kết hợp với các loại máy móc hiện đại thì mới đưa ra được kết quả chính xác nhất.
Viêm họng hạt:
- Khám lâm sàng: Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh nhân về các triệu chứng. Thông qua các triệu chứng như ho, đau rát họng, sổ mũi, nhức đầu, có cảm giác vướng mắc, khi nhìn trong cổ họng sẽ thấy đỏ, sưng nề, có nhiều hạt nhỏ li ti…Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra được tình trạng và mức độ bệnh.
- Nội soi thanh quản: Để đưa ra kết luận chính xác nhất, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi niêm mạc họng, phương pháp này không hề gây đau cho bệnh nhân, mức độ chính xác cao, hiệu quả.
- Chụp X-quang phổi: Trường hợp các triệu chứng tiến triển nặng, nghi ngờ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp dưới, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang phổi để đưa ra kết quả chính xác nhất, phục vụ quá trình điều trị tốt hơn.
Ung thư vòm họng:
Nếu nghi ngờ mắc bệnh ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ tiến hành một trong những đánh giá sau hoặc cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất, cụ thể:
- Khám tổng quát vùng đầu cổ: Đầu tiên bác sĩ sẽ khám toàn diện vùng đầu cổ để tìm ra những vị trí bất thường. Chẳng hạn như xuất hiện hạch ở cổ, góc hàm hay hai bên tai. Còn vùng họng thì sử dụng đèn, que khám họng để quan sát bên trong.
- Sinh thiết: Lấy một mẫu mô nhỏ ở ngay vị trí nghi ngờ mắc bệnh ung thư, chính xác là ở hầu họng. Đưa mẫu mô này kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện và tìm thấy tế bào ung thư.
- CT Scan: Hay còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính, tức là người bệnh nằm vào vị trí, sử dụng tia X để xoay xung quanh vùng cần chụp và chụp một lát cắt mỏng của cơ thể. Dựa vào lát cắt ngang này trên máy tính để đưa ra mức độ tổn thương và tình trạng bệnh, thông qua đó sẽ thấy được các khối u đã di căn qua các bộ phận khác hay chưa.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Biện pháp này rất hiện đại, dùng sóng radio và sóng từ trường để phát hiện và chẩn đoán mức độ bệnh. Qua đó sẽ đánh giá được kích thước của khối u ung thư, đồng thời nếu có các khối u khác cũng sẽ được phát hiện.
- Chụp X-quang ngực: Nếu nghi ngờ khối ung thư đã di căn đến phổi, bác sĩ cần thực hiện chụp X-quang ngực để đưa ra kết luận chính xác.
- Xét nghiệm máu: Đây cũng là biện pháp chẩn đoán phổ biến, xét nghiệm máu có thể đưa ra được đánh giá chung cho tình trạng sức khỏe tổng quát hiện tại của cơ thể.
Đọc thêm: Viêm Họng Giả Mạc: Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
5. Phương pháp điều trị bệnh
Hai bệnh lý này được điều trị hoàn toàn khác nhau. Viêm họng hạt cần sử dụng thuốc Tây hoặc đốt hạt thì mới khỏi bệnh. Còn ung thư vòm họng cần được hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật.
- Viêm họng hạt: Trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra cần sử dụng thuốc kháng sinh. Còn nếu do các nguyên nhân khác thì bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc như kháng viêm, long đờm, giảm ho, giảm đau, hạ sốt…thì mới làm giảm được các triệu chứng bệnh và từ từ khỏi hẳn. Quá trình điều trị thường kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày sẽ khỏi. Nếu bệnh nặng, bác sĩ sẽ tiến hành đốt hạt để loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Ngoài uống thuốc, người bệnh nên chú ý cải thiện bệnh bằng cách ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, kiêng rượu bia, thuốc lá, thực phẩm lạnh, đồ ăn cay nóng.
- Ung thư vòm họng: Nếu may mắn phát hiện bệnh ở giai đoạn 1 thì việc điều trị vẫn còn hy vọng. Bác sĩ sẽ thăm khám và tiến hành phẫu thuật hoặc kết hợp giữa hóa trị, xạ trị để loại bỏ các khối ung thư. Việc điều trị bệnh ung thư cần nhiều thời gian, tốn kém nhiều chi phí, đồng thời cần sự kiên nhẫn và tinh thần lạc quan từ người bệnh. Nhưng nếu như bệnh phát hiện muộn, ở giai đoạn cuối thì người bệnh hoàn toàn phải đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao, điều trị khỏi bệnh là điều rất khó xảy ra.
Bài viết trên đây chia sẻ cách phân biệt viêm họng hạt và ung thư vòm họng, mọi người nên tham khảo để trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết nhất. Bởi vì việc phát hiện bệnh sớm sẽ phục vụ quá trình điều trị hiệu quả, tránh nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn diện.
Có Thể Bạn Muốn Biết:
- Bệnh Viêm Họng Mãn Tính Có Gây Ung Thư Không? Và Nhưng Điều Cần Phải Biết
- Cách Phân Biệt Viêm Họng Và Viêm Amidan Tránh Nhầm Lẫn Cho Người Bệnh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!