Cách Phân Biệt Viêm Họng Và Viêm Amidan Tránh Nhầm Lẫn
Viêm họng và viêm amidan đều là những bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên thường gặp. Điều đáng nói là các triệu chứng bệnh thường có nét tương đồng nên khiến nhiều người bị nhầm lẫn, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc điều trị. Biết cách phân biệt viêm họng và viêm amidan sẽ giúp người bệnh sớm chữa trị khỏi bệnh, đồng thời phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.
Hậu quả của việc nhầm lẫn giữa viêm họng và viêm amidan
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, hầu hết các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên thường có các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài tương đồng nhau, khá giống nhau. Chỉ có những người trong ngành mới dễ dàng nhận biết chính xác từng loại bệnh, còn những người thường rất dễ bị nhầm lẫn, nhất là bệnh lý viêm họng và viêm amidan.
Việc nhầm lẫn này gây ra nhiều vấn đề khá nghiêm trọng, chẳng hạn như:
- Vô tình sử dụng thuốc điều trị bệnh này dành cho bệnh kia thì chắc chắn một điều bệnh sẽ không khỏi mà còn khiến cho tình trạng ngày càng thêm trầm trọng.
- Bệnh kéo dài không được điều trị tích cực, đúng cách rất dễ gặp các biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
- Việc sử dụng sai thuốc thậm chí còn gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hường xấu đến sức khỏe người bệnh, chẳng hạn như nôn ói, mệt mỏi, tiêu chảy, chóng mặt lờ đờ.
Như vậy có thể thấy được việc nhầm lẫn giữa các bệnh lý với nhau gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước được. Do đó, mỗi chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về bệnh. Việc nắm rõ cách phân biệt viêm amidan và viêm họng sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị tích cực, phù hợp, đồng thời hỗ trợ bệnh nhân biết cách chăm sóc, phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Đừng Bỏ Lỡ: Phương Pháp Trị Viêm Họng Bằng Diện Chẩn Mới Nhất Của Bộ y Tế
Cách phân biệt viêm họng và viêm amidan
Có rất nhiều người thắc mắc viêm họng và viêm amidan có khác nhau không? Làm thế nào để phân biệt rõ ràng, chính xác hai bệnh lý này. Bởi vì trên thực tế các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài của cả hai chứng bệnh này đều có nhiều điểm giống nhau. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nếu để ý kỹ chúng ta sẽ nhận thấy được những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản của viêm họng và viêm amidan như sau:
Điểm giống nhau giữa viêm họng và viêm amidan
Sự giống nhau giữa bệnh viêm họng và viêm amidan được dựa trên các vấn đề như: Cấu trúc, vị trí nhiễm bệnh, nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng điển hình chung, cách phòng ngừa bệnh, cụ thể:
1. Cấu trúc và vị trí nhiễm bệnh:
Theo cấu tạo vùng hầu họng, amidan là một tổ chức Lympho nằm ở dưới niêm mạc hầu, hai bên thành họng. Tất cả các bộ phận này đều thuộc vùng họng, do đó chúng có mối quan hệ mật thiết bổ trợ cho nhau. Do đó khi bị viêm họng hoặc viêm amidan sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác đau nguyên cả một vùng lớn cổ họng, cũng chính vì vậy mà chúng ta dễ bị nhầm lẫn các bệnh lý với nhau.
2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ:
Nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh lý viêm họng và viêm amidan đều là do các loại vi khuẩn, virus, nấm. Đặc biệt là liên cầu khuẩn nhóm A, tên khoa học là Streptococcus. Bình thường chúng trú ngụ ở vùng hầu họng, khoang miệng và trên da của cơ thể người. Khi có điều kiện thuận lợi chúng sẽ tiến triển một cách nhanh chóng và gây ra tình trạng sưng viêm, phù nề niêm mạc họng.
Ngoài nguyên nhân chính do vi khuẩn, virus tấn công thì các vấn đề như ô nhiễm môi trường nước, không khí, điều kiện sống không đảm bảo vệ sinh, chế độ ăn uống không lành mạnh, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, nghỉ ngơi không hợp lý…đều là những yếu tố nguy cơ khiến cho viêm họng và viêm amidan sớm khởi phát.
3. Triệu chứng chung của hai bệnh lý:
Vị trí xuất hiện bệnh giống nhau nên cả hai chứng bệnh viêm amidan và viêm họng đều có khá nhiều triệu chứng giống nhau, cụ thể như:
- Đau họng, rát họng, triệu chứng đau sẽ tăng lên khi ăn uống, nhai nuốt.
- Có cảm giác vướng mắc trong cổ họng, khó nuốt, ăn không ngon miệng, chán ăn.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, không còn sức lực và năng lượng để tiếp tục công việc.
- Đau đầu, sốt từ 38 đến 40 độ C, mặt và trán nóng ran, ửng đỏ.
- Có thể bị ho khan, có đờm, tình trạng ho nhiều dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng tạm thời.
- Xuất hiện các khối hạch ở vùng cổ, hai bên góc hàm hoặc hai bên tai, khi ấn vào cảm thấy đau nhức.
- Nếu đối tượng là trẻ em thì con trẻ thường quấy khóc, bỏ bú, khóc nhiều về đêm, mất ngủ.
Xem Thêm: Gợi ý 7 Cách Chữa Viêm Họng Ho Có Đờm Đơn Giản Và An Toàn Tại Nhà
4. Cách phòng ngừa bệnh:
Do nguyên nhân và các yếu tố gây bệnh tương đồng nên việc phòng ngừa cũng giống nhau. Cụ thể để tránh bệnh tái đi tái lại hoặc ngăn ngừa bệnh khởi phát, mỗi chúng ta nên thực hiện tốt những vấn đề sau:
- Cố gắng giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng ngày hai lần sáng tối. Súc miệng, súc họng bằng nước muối sau khi ăn xong.
- Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết giá lạnh, nhất là vùng cổ họng và vùng miệng.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm thô cứng, cay nóng, đồ ướp lạnh, nước ngọt có ga, đồ uống chứa caffeine, chất cồn.
- Rửa tay sạch sẽ sau khi chơi đồ chơi, sau khi đi vệ sinh xong và trước khi ngồi vào bàn ăn.
- Đối với trẻ nhỏ tuyệt đối không được để trẻ cắn móng tay, ngậm mút tay. Đồng thời cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các mũi vacxin.
- Khi thấy dấu hiệu khởi phát bệnh, nghi ngờ bệnh chúng ta cần thăm khám sớm để biện pháp xử lý kịp thời.
Phân biệt điểm khác nhau giữa viêm amidan và viêm họng
Để phân biệt sự khác nhau giữa viêm họng và viêm amidan người ta thường dựa trên các vấn đề cơ bản như: Bản chất bệnh, triệu chứng khác biệt, phân loại, biến chứng, mức độ nguy hiểm, cách điều trị bệnh, cụ thể:
1. Khái niệm, bản chất bệnh:
- Viêm họng: Theo cấu tạo, họng là một phần rất quan trọng của hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Bộ phận này tiếp nhận thức ăn và đưa vào bên trong để tiếp tục quá trình nuôi cơ thể. Khi không may bị các yếu tố độc hại từ bên ngoài môi trường như vi khuẩn, virus tấn công khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương đau rát, ngứa ngáy, ho nhiều.
- Viêm amidan: Amidan cũng là một bộ phận nằm ngay ở vùng hầu họng, có chức năng hoạt động tiết ra các kháng thể để giúp cơ thể ngăn chặn các loại vi khuẩn, virus tấn công gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, một số trường hợp các tác nhân độc hại này hoạt động quá mạnh mẽ khiến amidan hoạt động quá mức dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, phù nề, đau nhức.
2. Triệu chứng điển hình riêng biệt:
Ngoài những triệu chứng chung nêu trên, nếu để ý kỹ thì người bệnh viêm họng và viêm họng hạt còn có một số triệu chứng khác biệt nhau, cụ thể như:
- Viêm họng: Khi nhìn kỹ trong cổ họng sẽ thấy niêm mạc họng bị phù nề, sưng đỏ, xung huyết. Thậm chí có nhiều người ho hoặc khạc nhổ quá nhiều dẫn đến tình trạng đờm có chứa dịch máu đỏ tươi.
- Viêm amidan: Kiểm tra vùng họng ngoài triệu chứng niêm mạc họng sưng to, phù nề thì các amidan cũng bị sưng đỏ, bên ngoài amidan bị bao bọc bởi một lớp màng trắng hoặc vàng nhạt.
Tham Khảo Ngay: Top 7+ Thuốc Chữa Viêm Họng Của Mỹ Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
3. Về phân loại:
Về phân loại thì mỗi bệnh lý sẽ được phân thành nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng sẽ tương ứng với những triệu chứng riêng biệt, cụ thể:
Viêm họng:
Phân loại viêm họng gồm có 5 loại cơ bản đó là viêm họng cấp, viêm họng mãn tính, viêm họng hạt, viêm họng giả mạc, viêm họng do liên cầu khuẩn.
- Viêm họng cấp: Tức là bệnh mới khởi phát, mức độ nguy hiểm không cao, nếu được điều trị tích cực, đúng cách các triệu chứng sẽ biến mất sau khoảng 3 – 4 ngày. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nhất là vào mùa lạnh.
- Viêm họng mãn tính: Tình trạng viêm họng cấp tính nếu không được thăm khám và điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến thể mãn tính, tái đi tái lại rất khó chữa. Các triệu chứng bệnh cũng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là các cơn ho kéo dài dai dẳng về đêm.
- Viêm họng hạt: Lúc này ngoài các triệu chứng đau rát họng, ho nhiều, sốt cao, cơ thể mệt mỏi thì bệnh viêm họng hạt còn có triệu chứng điển hình đó là vùng niêm mạc họng xuất hiện các hạt nhỏ sần sùi, chúng liên kết với nhau bằng những dây máu đỏ. Các hạt này làm tăng cảm giác ngứa ngáy, vướng mắc khó chịu, ăn không ngon miệng, chán ăn.
- Viêm họng giả mạc: Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm họng giả mạc có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn các loại bệnh viêm họng khác, nhưng mức độ nguy hiểm lại cao hơn. Bệnh tiến triển khá phức tạp với những triệu chứng điển hình như cổ họng có nhiều mảng xám trắng bám chắc, sắc mặt tái nhợt, khó thở, thở gấp.
- Viêm họng do liên cầu khuẩn: Tức là bệnh viêm họng hình thành do liên cầu khuẩn nhóm A, cụ thể đó là Streptococcus. Đây cũng được xem là dạng viêm họng có mức độ nguy hiểm cao nhất, nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng như thấp tim, viêm cầu thận…
Viêm amidan:
Viêm amidan được chia thành 3 dạng cơ bản đó là viêm amidan cấp tính, mạn tính và dạng quá phát, cụ thể:
- Viêm amidan cấp tính: Lúc này bệnh mới khởi phát, các triệu chứng điển hình là amidan sưng phù, sốt cao, cơ thể mệt mỏi, đau rát họng. Tuy nhiên, nếu được can thiệp đúng cách các triệu chứng bệnh sẽ được loại bỏ sau khoảng 3 – 4 ngày.
- Viêm amidan mạn tính: Nếu như amidan cấp tính không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến tình trạng mạn tính. Lúc này các triệu chứng bệnh thường tiến triển nặng nề, mức độ nguy hiểm cao hơn và khó chữa hơn.
- Viêm amidan quá phát: Viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần và kéo dài trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng các amidan sưng to, làm hẹp khoang họng. Viêm amidan quá phát lại được chia làm 4 loại đó là cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 và thể xơ chìm. Ở dạng này bệnh mang tính chất nguy hiểm cao, vì khoang họng bị hẹp nên người bệnh có triệu chứng thở khò khè, khó thở, thậm chí bị ngưng thở khi ngủ rất nguy hiểm.
4. Mức độ nguy hiểm và biến chứng:
Cả hai bệnh lý nếu không được thăm khám, điều trị đúng cách, kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh, chẳng hạn như:
- Viêm họng: Theo các bác sĩ chuyên khoa, mức độ tiến triển và biến chứng của bệnh viêm họng thường chậm hơn viêm amidan. Một số biến chứng nguy hiểm mà người bệnh viêm họng phải đối mặt đó là viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, viêm cầu thận, thấp khớp, thấp tim.
- Viêm amidan: Mức độ tiến triển của bệnh viêm amidan thường nhanh hơn so với bệnh viêm họng. Một số biến chứng điển hình của viêm amidan chúng ta không thể bỏ qua đó là áp xe quanh amidan gây đau đớn, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang, nhiễm trùng máu, sốt thấp khớp cấp, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện ở trẻ.
Tìm Hiểu Thêm: Viêm Họng Khó Thở Nguy Hiểm Không? Giải Pháp Khắc Phục
5. Phương pháp điều trị bệnh:
Cả hai bệnh lý đều do các loại vi khuẩn gây ra, do đó cần uống kháng sinh thì mới khắc phục và loại bỏ được bệnh. Tuy nhiên, cần dựa vào mức độ bệnh nặng nhẹ, độ tuổi bệnh nhân để kê đơn thuốc cho phù hợp.
- Điều trị bệnh viêm họng: Thông thường đối với viêm họng cấp tính các triệu chứng bệnh còn nhẹ. Chúng ta có thể tự chăm sóc và điều trị bệnh tại nhà bằng cách súc miệng, súc họng bằng nước muối, ngậm các loại kẹo ngậm đau họng. Hoặc áp dụng các mẹo dân gian chữa viêm họng bằng các loại thảo dược từ thiên nhiên kết hợp chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Còn nếu như bệnh ở thể mạn tính, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc như kháng sinh, giảm đau, kháng viêm, thuốc long đờm, chống phù nề, thuốc hạ sốt.
- Điều trị bệnh viêm amidan: Đối với bệnh viêm amidan cũng vậy, ngoài việc áp dụng các cách trị viêm amidan tại nhà thì bệnh nhân cũng được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc như: Kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc giảm xung huyết. Trường hợp bệnh nặng, tái đi tái lại nhiều lần, uống thuốc không mang lại hiệu quả, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt amidan.
Viêm họng và viêm amidan có rất nhiều điểm khác biệt, ngoài việc nắm rõ các tiêu chí phân biệt để tránh nhầm lẫn thì chúng ta nên tích cực chủ động thăm khám sớm, không nên chần chừ, chủ quan khiến bệnh ngày càng trầm trọng rất khó chữa. Nếu như người bệnh gặp các triệu chứng sau cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay, cụ thể:
- Triệu chứng ho, sốt cao trên 39 độ kéo dài trên 4 ngày mặc dù đã áp dụng các mẹo dân gian và uống hạ sốt.
- Khó thở, thở dốc, sốt cao kèm triệu chứng co giật.
- Đau rát cổ họng nhiều, khó mở miệng, há miệng và nhai nuốt thức ăn.
- Bệnh tái đi tái lại nhiều lần khiến sức khỏe người bệnh bị giảm sút.
Bài viết trên đây đề cập đến vấn đề phân biệt viêm họng và viêm amidan cụ thể để từ đó tránh nhầm lẫn bệnh. Mọi người nên tham khảo để nắm rõ hơn, từ đó trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Việc nắm rõ sự khác nhau giữa viêm họng và viêm amidan sẽ giúp người bệnh điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả hơn.
Thông Tin Hữu Ích Cho Bạn:
- Trẻ Hay Bị Viêm Họng Tái Đi Tái Lại Và Những Lưu ý Cho Bố Mẹ
- Chữa Viêm Họng Bằng Thuốc Nam Có Hiệu Quả Không? Tham Khảo Ngay
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!