Viêm Họng Do Liên Cầu Khuẩn: Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Viêm họng do liên cầu khuẩn tức là vùng hầu họng của người bệnh bị vi khuẩn tấn công gây tổn thương, loại vi khuẩn chủ yếu nhất đó chính là Streptococcus pyogenes. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng theo ghi nhận trẻ nhỏ từ 5 – 15 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Các triệu chứng bệnh sẽ khỏi hoàn toàn sau khoảng vài ngày điều trị tích cực, đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chủ quan để bệnh tiến triển nặng gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Viêm họng do liên cầu khuẩn là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm họng do liên cầu khuẩn tức là bệnh viêm họng khởi phát hoàn toàn do vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây bệnh. Loại vi khuẩn chủ yếu ở đây là liên cầu khuẩn nhóm A, có tên khoa học là Streptococcus pyogenes. Vi khuẩn này thường xếp thành chuỗi dài, dạng hình cầu, chủ yếu trú ngụ trong da và vùng hầu họng con người.

Viêm họng do liên cầu khuẩn
Liên cầu khuẩn gây bệnh viêm họng chủ yếu là loại vi khuẩn có tên Streptococcus pyogenes

Theo ghi nhận bệnh nhân mắc bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn chiếm một tỷ lệ khá thấp, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả người lớn và trẻ nhỏ, nhưng đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 5 – 15. Ngoài việc gây ra những triệu chứng bất lợi cho người bệnh như đau rát cổ họng, sốt cao, khó thở, mệt mỏi thì chứng viêm họng do liên cầu khuẩn có thể gây ra nhiều biến chứng khá nguy hiểm như viêm cầu thận, viêm xoang, viêm amidan, thấp khớp, ảnh hưởng đến thần kinh.

Xem thêm: Viêm Amidan Có Nguy Hiểm Không? Có Chữa Được Không? Giải Đáp

Con đường lây nhiễm viêm họng do liên cầu khuẩn

Viêm họng liên cầu khuẩn tức là người bệnh bị viêm họng do vi khuẩn Streptococcus pyogenes tấn công vào vùng họng khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương. Ngoài trú ngụ trong hầu họng, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển mạnh gây bệnh hoặc có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua một số hình thức cơ bản như:

  • Do hít phải hơi thở trong không khí, nước bọt từ người bệnh qua hành động hắt xì hơi, ho mà không bịt khẩu trang hay không che miệng.
  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thông qua một số việc như ôm hôn, nói chuyện, ngồi gần người bệnh.
  • Ăn uống chung thức ăn với người bệnh, sử dụng chung các đồ vật cá nhân như chăn màn, gối nệm, chén đũa, bát muỗng, khăn mặt, dao cạo râu, bót đánh răng đều có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Ngoài những nguyên nhân cơ bản khiến chúng ta dễ bị vi khuẩn Streptococcus pyogenes tấn công thì những yếu tố có thể khiến cơ thể gia tăng nguy cơ mắc chứng bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn bao gồm:

  • Do hệ thống miễn dịch kém, sức đề kháng yếu không đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Viêm họng do liên cầu khuẩn có thể gặp ở bất kỳ ai, tuy nhiên những đối tượng trong độ tuổi từ 5 – 15 thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người trưởng thành.
  • Bệnh thường bùng phát mạnh mẽ vào thời điểm cuối mùa thu đầu mùa xuân, khi thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao.
  • Những khu vực tập trung đông người cũng khiến cho bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn khởi phát.

Việc nắm rõ được các con đường dễ lây lan vi khuẩn Streptococcus pyogenes sẽ giúp chúng ta phòng ngừa cũng như hạn chế được nguy cơ mắc phải chứng bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra một cách hiệu quả.

Đọc thêm: Viêm Họng Do Trào Ngược Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Viêm họng liên cầu khuẩn
Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu thường có nguy cơ mắc viêm họng liên cầu khuẩn cao hơn người lớn

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn

Sau khi tấn công và xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn Streptococcus pyogenes sẽ hoạt động một cách âm thầm. Thông thường phải mất khoảng từ 2 đến 5 ngày thì các triệu chứng bệnh mới xuất hiện rõ rệt. Cụ thể những trường hợp mắc chứng viêm họng do liên cầu khuẩn thường có những dấu hiệu, triệu chứng cơ bản sau đây:

  • Đầu tiên người bệnh sẽ có cảm giác đau rát cổ họng, các cơn đau thường gia tăng khi nói, nhai và nuốt thức ăn. Điều này khiến cho người bệnh thường xuyên biếng ăn, ăn không ngon miệng.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu rõ ràng, khác biệt những ngày thường, mặc dù được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng, súc miệng đều đặn nhưng mùi hôi vẫn không giảm bớt.
  • Vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây tổn thương vùng niêm mạc họng khiến cho hạch bạch huyết sưng lên, vị trí sưng có thể là ở cổ họng dưới cằm, trước tai, sau tai, giữa cằm và tai, dưới xương hàm. Các khối hạch này sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau nhức, khi sờ nắn hoặc đè vào cơn đau sẽ tăng lên.
  • Một triệu chứng điển hình của bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra nữa đó chính là lưỡi người bệnh xuất hiện rất nhiều hạt nhỏ li ti, màu đỏ, có nhiều trường hợp các hạt này quá nhiều khiến cho ta có cảm giác lưỡi bị sưng lên, đau rát.
  • Ngoài sưng hạch thì amidan trong cổ họng cũng bị sưng đỏ, xuất huyết, bên ngoài phủ một lớp màu trắng hoặc hơi vàng, có nhiều vệt mủ dài.
  • Người bệnh có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 – 40 độ, triệu chứng này tùy thuộc vào từng thể trạng sức khỏe của mỗi người.
  • Cảm giác đau người, nhức mỏi toàn thân, đau cơ, cứng cơ, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.
  • Đau đầu, phát ban lan rộng trên khắp cơ thể, buồn nôn khó chịu, đau dạ dày.

Đây đều là những triệu chứng điển hình của người bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng xuất hiện đầy đủ các triệu chứng nói trên. Do đó, ngay khi thấy dấu hiệu nghi ngờ bệnh, chúng ta nên thăm khám ngay, không nên chủ quan bệnh thông thường để đến khi bệnh nặng mất nhiều thời gian chữa trị.

Bài viết cho bạn: Viêm Họng Hạt Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào? Chuyên Gia Giải Đáp

Viêm họng liên cầu khuẩn
Triệu chứng của viêm họng liên cầu khuẩn là đau họng, vùng hầu họng có nhiều hạt nhỏ li ti

Viêm họng liên cầu khuẩn có nguy hiểm không?

Theo ghi nhận, viêm họng do liên cầu khuẩn thường gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài thời gian hơn so với những chứng bệnh về đường hô hấp khác. Tuy nhiên, nếu như được thăm khám, điều trị đúng cách thì bệnh nhân sẽ nhanh chóng khỏe lại, các triệu chứng được loại bỏ hoàn toàn.

Thế nhưng cũng có nhiều trường hợp chủ quan điều trị không đúng cách hoặc để bệnh tiến triển nặng gây ra một số biến chứng khá nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh, cụ thể:

  • Viêm nhiễm lây lan rộng sang các bộ phận lân cận khác gây nhiễm trùng chẳng hạn như nhiễm trùng xoang, amidan, nhiễm trùng da, tai, nhiễm trùng huyết.
  • Biến chứng sốt thấp khớp dẫn đến tình trạng viêm, đau khớp nặng, phát ban nổi khắp cơ thể gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Một số trường hợp gặp biến chứng nặng nề hơn đó là viêm thận, tổn thương van tim, bệnh ban đỏ, tổn thương các khớp.

Mức độ nguy hiểm không quá nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên những biến chứng này đều tác động không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng công việc, cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Do đó, việc điều trị bệnh sớm ngay từ khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trên cơ thể là điều rất cần thiết.

Xem thêm: Bị Đau Họng Nhưng Không Ho Không Sốt: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Phương pháp điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm họng nếu như nguyên nhân do virus gây ra thì không cần sử dụng kháng sinh. Còn nếu như trường hợp do liên cầu khuẩn tấn công gây bệnh thì cần có sự hỗ trợ từ thuốc kháng sinh và một số loại thuốc khác thì các triệu chứng mới có thể giảm bớt và dần khỏi bệnh.

Thuốc Tây y:

Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định trong quá trình điều trị viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong việc chữa trị viêm họng do liên cầu khuản gây ra đó là Penicillin, Cephalosporin, Macrolid…Thuốc có tác dụng nhanh chóng, tại chỗ, đồng thời dễ sử dụng, tiện lợi nên được nhiều người lựa chọn áp dụng.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Một số trường hợp bị sốt cao hoặc có các cơn đau kéo dài không thuyên giảm, bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc giảm đau, hạ sốt, chủ yếu là Aspirin và Paracetamol.
  • Thuốc kháng viêm, chống phù nề: Trong quá trình thăm khám, nếu như trường hợp nhận thấy bệnh nhân có dấu hiệu viêm nhiễm nặng, sưng đau quá mức, có khả năng lây nhiễm sang các bộ phận xung quanh thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc kháng viêm, chống phù nề thích hợp.
  • Thuốc tăng sức đề kháng: Người bệnh viêm họng có sức đề kháng yếu, do đó bác sĩ sẽ kê thêm một số thuốc giúp bổ sung và tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật, chẳng hạn như vitamin nhóm B, C.

Bệnh nhân cần lưu ý, trong quá trình sử dụng thuốc Tây nên thực hiện đúng theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống hoặc thêm bớt thuốc vì sẽ khiến cho các triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Ngoài ra nếu như trường hợp gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn thì cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử lý gấp.

Xem chi tiết: Viêm Họng Uống Thuốc Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi? GIẢI ĐÁP

Điều trị viêm họng liên cầu khuẩn
Viêm họng liên cầu khuẩn cần phải sử dụng thuốc Tây y thì mới cắt đứt các triệu chứng bệnh

Điều trị viêm họng tại nhà

Ngoài việc thăm khám, điều trị bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra bằng phương pháp khoa học sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cũng hoàn toàn có thể loại bỏ các triệu chứng thông qua việc ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh tại nhà, cụ thể:

  • Không nên thức khuya, giành nhiều thời gian nghỉ ngơi để lấy lại sức, tránh làm việc nặng quá sức. Thay vào đó nên tạo tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, stress.
  • Kiêng các loại đồ uống kích thích như nước đá lạnh, kem, rượu, bia, nước ngọt có ga, hút thuốc lá. Vì đây đều là những yếu tố khiến cho các triệu chứng bệnh ngày càng thêm trầm trọng.
  • Nên uống các loại trà thảo dược ấm nóng như trà mật ong, trà gừng, trà bạc hà để giúp giảm các triệu chứng đau họng, ngứa rát khó chịu.
  • Không nên ăn các nhóm thực phẩm khô cứng, có chứa nhiều chất phụ gia, chất kích thích như đồ chế biến biến sẵn, nhiều dầu mỡ, cay nóng.
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt như canh, cháo, soup, sữa chua, khoai tây nghiền nhuyễn.
  • Đánh răng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi vùng hầu họng.

Đọc thêm: Cách Chữa Viêm Họng Bằng Diện Chẩn Cực Hay Và Hiệu Quả

Phòng ngừa viêm họng do liên cầu khuẩn

Vi khuẩn Streptococcus pyogenes thường tồn tại và trú ngụ ở trong hầu họng và trên da của chúng ta. Khi gặp điều kiện thuận lợi như vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, tiếp xúc với thời tiết lạnh ẩm, môi trường, không khí ô nhiễm sẽ khiến cho loại vi khuẩn này phát triển mạnh mẽ, trỗi dậy và gây tổn thương vùng niêm mạc họng gây ra các chứng bệnh về đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng hạt, viêm họng do liên cầu khuẩn.

Mặc dù không thể phòng ngừa triệt để loại vi khuẩn này, nhưng nếu như chúng ta thực hiện chế độ sinh hoạt, vận động, ăn uống hàng ngày một cách lành mạnh sẽ góp phần giảm bớt nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể để phòng ngừa viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra, mỗi chúng ta nên:

Viêm họng liên cầu khuẩn có nguy hiểm không
Mang khẩu trang khi ra đường để tránh tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn là cách phòng bệnh tốt nhất
  • Rửa tay sạch sẽ thường xuyên bằng xà phòng hoặc cồn sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn, tránh tình trạng đưa tay lên mũi miệng khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể.
  • Khi hắt hơi hoặc ho cần che miệng bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy, sau khi dùng khăn giấy cần bỏ đúng nơi quy định.
  • Không nên dùng chung đồ cá nhân như chăn màn, khăn lau mặt, bàn chải đánh răng, ly chén, bát đũa để tránh trường hợp lỡ lây nhiễm tác nhân gây bệnh từ những người mang mầm bệnh trong người.
  • Tuyệt đối không được tiếp xúc gần với người bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra, bởi vì nước bọt, hơi thở, chất nhầy của người bệnh sẽ khiến bạn dễ dàng bị vi khuẩn tấn công gây bệnh.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật, nên uống nhiều nước để không bị khô họng.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm có tính kích ứng như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt, đồ ăn thô cứng, gia vị cay nóng.
  • Khi ra đường cần bịt khẩu trang cẩn thận, tránh để bụi bẩn, vi khuẩn bay vào mũi họng. Đồng thời nên giữ ấm cơ thể nhất là vùng hầu họng.

Tỷ lệ người mắc bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn ngày càng có xu hướng tăng lên, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 15 tuổi. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm, đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, nếu như cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như đau họng, rát họng, sốt cao thì cần thăm khám và điều trị ngay.

Có thể bạn quan tâm