Các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng cho biết, việc nắm rõ vấn đề viêm họng hạt có lây không? Có nguy hiểm không? Đâu là con đường lây nhiễm bệnh? Sẽ giúp bệnh nhân biết cách phòng ngừa bệnh tốt nhất, đồng thời bác sĩ cũng dễ dàng thăm khám, đưa ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
Viêm họng hạt có lây không?
Viêm họng hạt tức là tình trạng vùng hầu họng bị vi khuẩn, virus tấn công gây nhiễm trùng kéo dài, dẫn đến niêm mạc họng bị tổn thương, phù nề, sưng đỏ, dày lên. Đồng thời các tổ chức lympho nằm ở thành sau họng hoạt động mạnh mẽ, quá mức trong một thời gian quá dài khiến cho chúng bị phình to ra tạo nên các hạt có màu đỏ/ hồng, nổi cộm vướng víu với kích thước lớn nhỏ khác nhau.
Ngoài các triệu chứng tại chỗ như sưng họng, niêm mạc họng bị phù nề, sung huyết, đau rát cổ họng, nổi các hạt màu đỏ, ho khan, ho có đờm, hơi thở có mùi hôi, người bệnh còn có những triệu chứng toàn thân như sốt cao 38 – 40 độ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, đau nhức các cơ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm họng hạt khởi phát chủ yếu là do cơ thể bị các loại vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công. Do đó với thắc mắc viêm họng hạt có lây không? Chúng ta có thể trả lời ngay đó là hoàn có thể lây, thậm chí bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác một cách nhanh chóng thông qua nhiều hình thức khác nhau.
Tìm hiểu định nghĩa: Viêm Họng Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Phương Pháp Điều Trị
Những con đường lây nhiễm bệnh viêm họng hạt
Như đã chia sẻ, viêm họng hạt có khả năng lây nhiễm nhanh chóng từ người sang người. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus, vi khuẩn tấn công khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương, lâu ngày tạo nên viêm họng hạt. Các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua hai con đường cơ bản đó là trực tiếp và gián tiếp, cụ thể:
Do tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh
Con đường lây nhiễm viêm họng hạt nhanh nhất, phổ biến nhất đó chính là tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Một số hành động khiến chúng ta dễ bị vi khuẩn, virus tấn công cơ thể gây bệnh như:
- Người bệnh viêm họng hạt hắt xì hơi, ho nhưng không bịt khẩu trang, không che chắn miệng khiến cho vi khuẩn phát tán ra ngoài. Lúc này những người khỏe mạnh vô tình hít phải không khí có chứa các tác nhân độc hại này, khiến cho chúng xâm nhập vào cơ thể.
- Do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch nhầy của người bệnh thông qua việc ngồi gần nói chuyện, ôm hôn.
- Việc người bệnh khạc nhổ đờm bừa bãi khiến cho những người khỏe mạnh vô tình tiếp xúc phải cũng khiến cho các nhân tố độc hại này tấn công cơ thể gây bệnh, nhất là những người có hệ miễn dịch yếu kém.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh Viêm Họng Có Bị Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
Lây nhiễm bệnh do tiếp xúc gián tiếp
Mặc dù các yếu tố gián tiếp này có nguy cơ khởi phát bệnh thấp hơn nhiều so với việc tiếp xúc trực tiếp người bệnh. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn đó là không thể nào tránh khỏi việc lây nhiễm bệnh, dù chỉ là tỷ lệ nhỏ nhất. Một số yếu tố lây nhiễm bệnh thông qua hình thức tiếp xúc gián tiếp mà chúng ta nên chú ý đó là:
- Do ăn chung thức ăn với người bệnh, uống chung ly nước, dùng chung chén, dĩa, bát, đũa.
- Sử dụng chung khăn lau mặt, bàn chải đánh răng, đồ cạo lưỡi.
- Mặc chung quần áo, dùng chung khẩu trang, đồ trang điểm như son phấn.
Viêm họng hạt có khả năng lây lan nhanh chóng từ người sang người, thông qua hình thức trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên, việc lây nhiễm bệnh nhanh hay chậm, bệnh tiến triển nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như thể trạng sức khỏe người bệnh, cơ địa, độ tuổi, hệ miễn dịch của từng người.
Đọc thêm: Viêm Họng Hạt Có Mủ Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Chữa được không?
Theo ghi nhận, chứng bệnh viêm họng hạt đang có xu hướng ngày càng gia tăng, nhất là với thời tiết, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, thay đổi thất thường như nước ta hiện nay. Bệnh không chỉ tạo ra nhiều triệu chứng phiền phức cho người bệnh như đau họng, sốt cao, mệt mỏi…mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời, cụ thể:
- Viêm họng hạt gây ra nhiều biến chứng tại chỗ nghiêm trọng thường gặp như áp xe quanh amidan, áp xe thành họng, viêm họng teo.
- Người mắc chứng bệnh này có khả năng tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác như viêm amidan cấp tính, viêm thanh quản mãn tính, viêm khí phế quản.
- Các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt không chỉ gây nhiều phiền toái cho người bệnh mà còn khiến cho cơ thể luôn mệt mỏi, mất ngủ, suy nhược, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, người mắc các bệnh lý nền nguy hiểm.
- Một số biến chứng xa, mang tính chất nguy hiểm đến tính mạng con người mà bệnh nhân viêm họng hạt có thể mắc phải đó chính là ung thư vòm họng, viêm màng ngoài tim, viêm cầu thận, viêm thấp khớp.
Viêm họng hạt là một bệnh lý mạn tính khá nguy hiểm, bệnh không thể tự khỏi nếu như không được can thiệp đúng cách. Theo các bác sĩ chuyên khoa, ngay từ khi bệnh mới khởi phát nếu như được phát hiện, chữa trị sớm, các triệu chứng sẽ biến mất sau khoảng 7 – 10 ngày. Còn nếu như bệnh đã tiến triển nặng, việc uống kháng sinh không đáp ứng, bác sĩ sẽ chỉ định đốt hạt thì mới hoàn toàn khỏi bệnh.
Do đó, tốt nhất ngay khi thấy cơ thể có những triệu chứng khác thường biểu hiện ra bên ngoài thì nên thăm khám ngay, không nên chủ quan để kéo dài, bệnh nặng vừa mất thời gian, công sức điều trị vừa tốn kém chi phí.
Tham khảo thêm: TOP 11 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Bằng Mật Ong Không Nên Bỏ Qua
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng hạt
Bệnh viêm họng hạt không chỉ lây nhiễm từ người sang người nhanh chóng mà còn có khả năng tái phát bệnh nếu như gặp điều kiện thuận lợi. Căn bệnh này gây ra nhiều biến chứng khá nguy hiểm, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó chúng ta nên phòng ngừa, thực hiện tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt để làm giảm nguy cơ mắc bệnh, cụ thể:
- Chú ý giữ gìn răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng đều đặn ngày hai lần sáng tối, súc miệng, khò họng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng tại nhà.
- Luôn giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ vào mùa đông lạnh, khi ra đường cần bịt khẩu trang, mặc quần áo kín đáo, quàng khăn.
- Tránh xa những nơi ô nhiễm môi trường có nhiều khói bụi độc hại, trường hợp môi trường làm việc cần tiếp xúc thì phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ.
- Kể cả người bệnh và người khỏe mạnh nên kiêng hút thuốc lá, uống rượu bia, hạn chế sử dụng thức uống có ga, đá lạnh, kem, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, khô cứng.
- Tập luyện thể dục thể thao, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng chống lại bệnh tật.
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể để tránh tình trạng thiếu nước, cổ họng bị khô, tốt nhất mỗi ngày nên uống đủ 2 lít nước, có thể thêm các loại nước ép trái cây, rau củ quả tươi xanh.
- Giữ môi trường sống, nhất là phòng ngủ luôn sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ phòng vừa phải, không quá lạnh.
- Trường hợp bị viêm nhiễm các chứng bệnh về đường hầu họng nên nhanh chóng thăm khám và điều trị sớm.
- Khi còn nhỏ có thể cho trẻ tiêm phòng vacxin, đặc biệt là những mũi liên quan đến việc phòng ngừa các chứng bệnh về đường hô hấp.
Trên đây là giải đáp thắc mắc viêm họng hạt có lây không? Đâu là những con đường lây nhiễm bệnh? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hy vọng qua bài viết sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về căn bệnh này, để từ đó biết cách xử lý tốt nhất khi không may mắc bệnh, đồng thời phòng ngừa bệnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh một cách thấp nhất.
Có thể bạn muốn biết
- Viêm Họng Nổi Hạch Góc Hàm Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
- Bị Viêm Họng Do Trào Ngược Dạ Dày Và Phương Pháp Điều Trị Hợp Lý