Nội dung chính

Viêm họng có nên uống nước cam là thắc mắc của khá nhiều người. Bởi vì có hai luồng ý kiến khác nhau, một là nước cam giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, chứa nhiều vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể nên tốt cho người bệnh viêm họng. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng nước cam có chứa nhiều Acid citric sẽ khiến cho tình trạng đau rát họng tăng lên. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, xin mời quý bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Giải đáp bị viêm họng có nên uống nước cam?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cam là một loại trái cây chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết đối với sức khỏe con người. Trong quả cam có nhiều thành phần Vitamin C, chất xơ, tinh bột, Phopho, Natri, Fe, Lipid, Kali, Calo, đặc biệt là Carotene có khả năng chống oxy hóa cao, tiêu viêm, kháng khuẩn tốt.

Mỗi ngày uống 1 – 2 ly nước cam đều đặn sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch chống lại bệnh tật. Bổ sung lượng nước cam đúng cách, đủ liều lượng sẽ mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời như: Giúp giảm cân, ổn định huyết áp, ngăn ngừa các tế bào ung thư, bệnh sỏi thận, tăng cường lưu thông máu, trẻ hóa làn da, cải thiện các vấn đề tim mạch, chống còi xương, giải rượu, cung cấp chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai.

Bị viêm họng có nên uống nước cam
Bị viêm họng không nên uống nước cam vì lượng Acid citric sẽ làm triệu chứng bệnh nặng nề hơn

Mặc dù nước cam tươi có chứa nhiều thành phần kháng viêm, kháng khuẩn, giúp chữa lành vết thương, nhưng lại không thích hợp với người bệnh viêm họng. Do đó khi bị đau họng do viêm họng gây ra chúng ta không nên uống cam, bởi vì một số nguyên nhân sau:

  • Trong nước cam có chứa một lượng lớn Acid citric, nếu như đang bị đau họng, niêm mạc họng đang bị viêm loét, khi dung nạp nước cam vào cơ thể sẽ khiến cho các tổn thương ngày càng trầm trọng hơn, cảm giác đau rát họng, ho cũng tăng lên nhiều.
  • Đặc biệt những người mắc chứng viêm họng do trào ngược dạ dày khi uống nước cam vào cơ thể sẽ làm tăng các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. Điều này khiến cho dịch vị có chứa Acid tràn lên cổ họng làm cho niêm mạc hầu họng bị viêm loét nặng hơn.
  • Ngoài ra, những trường hợp mắc bệnh viêm họng đang trong quá trình điều trị bằng thuốc Tây, thuốc kháng sinh, kháng viêm. Khi uống nước cam có thể gây tương tác với thuốc dẫn đến tình trạng phản tác dụng, thuốc bị mất chất, không còn tác dụng điều trị bệnh.

Như vậy với thắc mắc bị viêm họng có nên uống nước cam không? Chúng ta có thể trả lời nhanh là không nên. Mặc dù nước cam mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, nhưng không hề thích hợp với người bệnh viêm họng. Do đó chúng ta cần nắm rõ vấn đề này để tránh tình trạng vô tình uống phải nước cam chua khiến cho tình trạng bệnh ngày thêm trầm trọng.

Đọc Thêm: Gợi ý 5 Cách Chữa Viêm Họng Mãn Tính Dân Gian Đơn Giản Và Hiệu Quả Tại Nhà

Một số lưu ý cho người bệnh viêm họng

Như đã chia sẻ, người bệnh viêm họng không nên uống nước cam, đặc biệt là những người mắc chứng trào ngược dạ dày. Bởi vì uống nước cam sẽ khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, cũng không phải vì lý do này mà chúng ta tuyệt đối không uống nước cam.

Trường hợp người bệnh viêm họng không mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản và không sử dụng kháng sinh điều trị bệnh vẫn có thể uống nước cam nhưng chỉ với liều lượng vừa đủ, theo khuyến cáo của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng.

Bị viêm họng có nên uống nước cam
Thay vì uống nước cam, chúng ta nên uống các loại trà thảo mộc ấm nóng sẽ tốt hơn

Cụ thể, trong quá trình điều trị viêm họng, người bệnh cần lưu ý những vấn đề cơ bản sau đây:

  • Người bệnh có thể uống nước cam, nhưng mỗi ngày chỉ nên uống 30 – 50ml nước cam và không được uống trong nhiều ngày liên tục.
  • Cần đảm bảo nước cam ngọt, không có vị chua, khi uống nước cam tuyệt đối không được thêm đá hoặc ướp lạnh để tránh tình trạng làm tổn thương thêm vùng niêm mạc họng.
  • Thay vì uống nước ép cam, người bệnh nên uống các loại trà thảo dược ấm nóng như trà gừng, trà hoa cúc, tía tô, bạc hà, mật ong, trà xanh để giúp thanh nhiệt, giảm triệu chứng đau rát cổ họng nhanh chóng.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các loại thịt, hoa quả tươi, rau xanh để giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Uống đủ nước để tránh tình trạng khô họng, mất nước, đồng thời nên uống nước ấm, tuyệt đối không nên uống nước đá hoặc nước ướp lạnh.
  • Kiêng các loại đồ uống có ga như rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, nước ngọt, hút thuốc lá. Hạn chế ăn những thực phẩm có tính cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn thô cứng, đồ ăn lên men nhiều Acid.
  • Người bệnh viêm họng nên ăn chín uống sôi, thức ăn nên chế biến theo kiểu mềm, dễ nuốt để tránh tạo áp lực cho vùng hầu họng.
  • Bảo vệ cổ họng tránh gió lạnh, bụi bẩn, nhất là khi ra đường, thời tiết thay đổi thất thường. Hạn chế nằm máy lạnh, tiếp xúc với các dị nguyên như lông thú, phấn hoa, vải len dạ.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ngày hai lần, súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn, thức ăn thừa trong kẽ răng, khoang miệng.
  • Giữ vệ sinh nhà ở thoáng mát, nên sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương để tránh tình trạng cổ họng bị khô, gây tổn thương niêm mạc họng.

Trên đây là giải đáp thắc mắc bị viêm họng có nên uống nước cam và một số lưu ý trong quá trình điều trị đối với người bệnh viêm họng. Chứng bệnh này tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó nếu như nhận thấy dấu hiệu bệnh, chúng ta nên chủ động thăm khám sớm để có hướng điều trị sớm, triệt để.

Có Thể Bạn Muốn Biết:

Câu hỏi liên quan

Bị viêm họng nên uống nước nóng hay lạnh là tốt nhất là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân. Bởi vì có nhiều ý kiến cho rằng cả nước lạnh và nước nóng đều...

Xem chi tiết

Viêm họng là một trong những căn bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp trên rất phổ biến. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng cho người khác,...

Xem chi tiết

Đang bị bệnh viêm họng có tiêm vacxin được không là thắc mắc của khá nhiều người. Như chúng ta đã biết một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh tật...

Xem chi tiết

Khi bị viêm họng ngoài những triệu chứng sưng đỏ niêm mạc họng, nổi hạch cổ, biếng ăn, quấy khóc thì trẻ còn có triệu chứng sốt cao 39 - 40 độ kéo dài nhiều...

Xem chi tiết

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết, tình trạng viêm họng mãn tính kéo dài không chỉ gây ra nhiều triệu chứng bất lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng...

Xem chi tiết

Bị viêm họng sốt mấy ngày có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm đau hạ sốt khi bị viêm họng hiệu quả? Đây là những câu hỏi thắc mắc của khá nhiều bệnh...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe