Nội dung chính

Viêm họng là một trong những căn bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp trên rất phổ biến. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng cho người khác, đồng thời dễ tái phát nhiều lần trong năm. Việc nắm rõ viêm họng có lây không? Đâu là con đường lây nhiễm bệnh? Sẽ giúp cho người bệnh ngăn ngừa được tình trạng lây lan bệnh cho người khác, đồng thời hạn chế khả năng bệnh tái đi tái lại.

Viêm họng có lây không?

Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng của người bệnh bị tổn thương với những đặc trưng như sưng đỏ, sung huyết, đau rát cổ họng, ngứa họng, khó nuốt, có cảm giác vướng víu vùng họng, biếng ăn, ăn không ngon miệng, sốt nhẹ hoặc sốt cao, ho khan hoặc ho có đờm, đau nhức các cơ, cơ thể mệt mỏi, một số ít trường hợp nổi hạch dưới cổ hoặc góc hàm.

Viêm họng có lây không
Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm họng có khả năng lây lan nhanh chóng từ người sang người

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng chủ yếu là do các loại virus cúm, liên cầu khuẩn nhóm A và một số tác nhân khác như môi trường ô nhiễm, khí hậu thay đổi thất thường, thường xuyên sử dụng nước đá lạnh, chất kích thích, đồ uống có cồn. Viêm họng có hai dạng cơ bản đó là viêm họng cấp và viêm họng mạn tính, bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng đời sống của bệnh nhân.

Vậy thì viêm họng có lây không? Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng cho biết, viêm họng là căn bệnh viêm nhiễm hô hấp trên phổ biến, bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Căn bệnh này có khả năng lây lan từ người sang người rất nhanh chóng. Sau khi điều trị khỏi bệnh nhưng nếu vùng hầu họng không được chăm sóc kỹ, thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ thì khả năng tái phát bệnh rất cao.

Đọc thêm: Viêm Họng Kéo Dài Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Để Điều Trị

Viêm họng lây qua đường nào?

Như đã chia sẻ, bệnh viêm họng có khả năng lây lan nhanh từ người sang người, đồng thời dễ bị tái phát bệnh sau khi điều trị. Nhưng có rất ít người nắm được con đường lây nhiễm bệnh, theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh thường lây nhiễm qua hai con đường đó là trực tiếp và gián tiếp, cụ thể:

Viêm họng lây qua đường nào
Nói chuyện trực tiếp với người mắc bệnh viêm họng sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc chứng bệnh này rất cao
  • Trực tiếp: Trường hợp không biết người đối diện mắc bệnh viêm họng và vô tình tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, nước dãi, nước mũi, chất nhầy của người bệnh thông qua một số hành động như nói chuyện với khoảng cách quá gần không bịt khẩu trang, ôm hôn, thì nguy cơ khởi phát viêm họng rất cao. Đặc biệt những người có sức đề kháng yếu kém như người già, trẻ nhỏ thì khả năng mắc bệnh lại càng cao hơn.
  • Gián tiếp: Ít ai biết được rằng, việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người bệnh như quần áo, khăn mặt, ly chén, bát đũa, lược chải đầu, bàn chải đánh răng, chăn màn…cũng đều có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh viêm họng. Mức độ lây nhiễm nhanh hay chậm, nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào thể trạng, sức đề kháng của từng người.

Việc nắm rõ con đường lây nhiễm bệnh viêm họng không chỉ giúp chúng ta biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả, mà các bác sĩ còn dễ dàng tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh, từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp, hiệu quả.

Đọc thêm: Bị Viêm Họng Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi, Hiệu Quả? GIẢI ĐÁP

Cách phòng ngừa bệnh viêm họng hiệu quả

Bệnh viêm họng có khả năng lây nhiễm cho những người xung quanh, việc xác định được con đường lây lan sẽ giúp chúng ta phòng ngừa mắc bệnh cũng như tránh trường hợp bệnh tái đi tái lại hiệu quả. Cụ thể để phòng ngừa chứng viêm họng, kể cả người bệnh lẫn người khỏe mạnh cần thực hiện tốt những điều sau:

Viêm họng có lây lan không
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày là cách phòng ngừa bệnh viêm họng hiệu quả nhất
  • Ngay khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh nhân cần nhanh chóng đến các trung tâm y tế để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp, tránh để bệnh tiến triển nặng khó chữa.
  • Trong quá trình chữa trị, bệnh nhân cần thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc cũng như chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hay thêm bớt liều lượng thuốc, bởi vì điều này không những không khỏi bệnh mà còn làm cho các triệu chứng ngày càng thêm trầm trọng.
  • Trường hợp xác định được bản thân đang mắc bệnh viêm họng có khả năng lây nhiễm cao, người bệnh nên có ý thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng cách tránh khạc nhổ bừa bãi, các rác thải như khăn giấy, khăn ướt sau khi sử dụng xong cần bỏ đúng nơi quy định.
  • Nếu trẻ nhỏ đang mắc chứng viêm họng cấp thì cha mẹ không nên đưa trẻ đến trường để tránh lây nhiễm bệnh cho các bạn cùng lớp, vì trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ mắc bệnh.
  • Đối với người khỏe mạnh, nếu như biết rõ nguồn lây nhiễm thì nên tránh xa, tuyệt đối không được tiếp xúc gần các tác nhân gây bệnh như nước mũi, nước bọt của người bệnh.
  • Bịt khẩu trang thường xuyên khi ra đường hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như khói bụi, môi trường ô nhiễm, nơi có nhiều chất độc hóa học.
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ họng vào mùa đông bằng cách quàng khăn ấm, mặc đồ đủ ấm khi ra đường.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng ngày hai lần sáng tối, súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý. Khi hắt hơi, ho cần dùng tay che miệng, sau đó cần rửa sạch với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm, đồ uống chứa chất kích thích gây kích ứng niêm mạc họng như đá lạnh, nước ngọt có ga, rượu bia, hút thuốc lá, đồ ăn cay nóng, chiên xào, đồ thô cứng.
  • Tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng cách tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, cân bằng các nhóm chất, đặc biệt là khoáng chất, vitamin, ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước để tránh khô họng.

Trên đây là giải đáp thắc mắc viêm họng có lây không? Các con đường lây nhiễm viêm họng và cách phòng ngừa bệnh viêm họng hiệu quả, quý bạn đọc có thể tham khảo để nắm rõ hơn. Viêm họng tuy không quá nguy hiểm, nhưng gây ra nhiều rắc rối, mệt mỏi cho người bệnh. Chúng ta không thể phòng tránh tuyệt đối được bệnh, nhưng việc thực hiện ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh đáng kể.

Bài viết hấp dẫn

Câu hỏi liên quan

Bị viêm họng sốt mấy ngày có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm đau hạ sốt khi bị viêm họng hiệu quả? Đây là những câu hỏi thắc mắc của khá nhiều bệnh...

Xem chi tiết

Bị đau họng nhưng không ho không sốt có thể là do chúng ta uống quá nhiều đồ lạnh, đặc thù công việc nói quá to, quá nhiều, thường xuyên hoặc do bệnh cảm lạnh,...

Xem chi tiết

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết, tình trạng viêm họng mãn tính kéo dài không chỉ gây ra nhiều triệu chứng bất lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng...

Xem chi tiết

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không và làm thế nào để chữa dứt điểm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Các chuyên gia cho rằng, viêm họng mãn tính không...

Xem chi tiết

Đang bị bệnh viêm họng có tiêm vacxin được không là thắc mắc của khá nhiều người. Như chúng ta đã biết một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh tật...

Xem chi tiết

Bị viêm họng nên uống nước nóng hay lạnh là tốt nhất là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân. Bởi vì có nhiều ý kiến cho rằng cả nước lạnh và nước nóng đều...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe