Bà Bầu Bị Viêm Họng 3 Tháng Cuối Và Cách Khắc Phục Tốt Nhất
Bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối với những triệu chứng như đau họng, ho nhiều, nghẹt mũi, cơ thể mệt mỏi mất năng lượng khiến cho nhiều mẹ bầu hoang mang, lo lắng, liệu không biết tình trạng này có gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi trong bụng mẹ. Chính vì vậy, các mẹ bầu cần nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm của viêm họng khi mang thai 3 tháng cuối để từ đó có biện pháp xử lý đúng đắn, hiệu quả nhất.
Bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối nguy hiểm không?
Viêm họng khi mang thai cũng tương tự như bệnh viêm họng thông thường, lúc này niêm mạc họng của người bệnh bị tổn thương gây triệu chứng đau rát, ho nhiều, sốt cao. Tuy nhiên, ở những người có sức khỏe bình thường thì việc điều trị viêm họng rất đơn giản, chỉ cần uống thuốc, tự cải thiện triệu chứng tại nhà sau khoảng 5 – 7 ngày bệnh sẽ khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng hay biến chứng nguy hiểm nào.
Còn đối với các mẹ bầu, đặc biệt là bị viêm họng khi mang thai 3 tháng cuối, nếu như việc điều trị đúng cách, kịp thời thì sẽ không có gì đáng lo ngại. Còn nếu để bệnh kéo dài không chữa trị hoặc chữa trị sai cách, tự uống thuốc điều trị tại nhà có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai thi, chẳng hạn như:
- Các triệu chứng đau họng, khó nuốt, mệt mỏi khiến mẹ biếng ăn, ăn không ngon miệng dẫn đến em bé bị thiếu chất dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Bệnh thường khiến thai phụ ho hen nhiều về đêm gây mất ngủ, việc mất ngủ kéo dài có thể khiến cho quá trình chuyển dạ khi sinh kéo dài, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như nhiễm trùng sơ sinh, thai nhi bị ngạt thở.
- Các tác nhân độc hại gây viêm họng như vi khuẩn, virus có thể tác động đến sự hình thành thể chất và trí não của trẻ, dẫn đến việc trẻ bị khiếm khuyết khi sinh ra.
- Viêm họng do liên cầu khuẩn còn khiến cho thai nhi dễ bị thiếu oxy, tăng khả năng sinh non ở người mẹ hoặc mẹ gặp nhiều vấn đề rối loạn ở phổi.
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như quá trình điều trị mà việc ảnh hưởng đến thai nhi sẽ hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lưu ý, nếu có dấu hiệu bệnh thì nên chủ động thăm khám, tuyệt đối không nên tự chữa trị tại nhà vì có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng khó lường trước cho cả sức khỏe mẹ bầu và em bé trong bụng.
Đừng Bỏ Lỡ: Hướng Dẫn Phương Pháp Chữa Đau Họng Bằng Quất Hiệu Quả Cho Người Bệnh
Nguyên nhân gây viêm họng khi mang thai 3 tháng cuối
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm họng khởi phát nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn, virus tấn công vùng hầu họng khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương. Trong số các loại tác nhân gây hại này thì liên cầu khuẩn nhóm A có tên khoa học Streptococcus pyogenes là nhân tố nguy hiểm nhất, có khả năng lây nhiễm bệnh nhanh chóng từ người sang người.
Ngoài nguyên nhân chính do vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh thì bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối có thể do các yếu tố sau gây nên:
- Hệ miễn dịch bị suy yếu: Khi mang thai, lượng bạch cầu thường tập trung nhiều ở vùng tử cung để bảo vệ thai nhi được an toàn. Do đó hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ bị suy yếu và dễ bị các tác nhân độc hại từ môi trường xâm nhập gây bệnh.
- Hormone bị thay đổi: Bà bầu mang thai 3 tháng cuối thường có nhiều thay đổi về lượng hormone trong cơ thể gây ra các vấn đề như khô niêm mạc họng, khô miệng, thân nhiệt tăng cao…Mà những yếu tố này đều có khả năng làm cho hầu họng trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương, viêm nhiễm.
- Trào ngược acid: Khi bước vào 3 tháng cuối, bào thai đã rất lớn và gây áp lực cho vùng ngực. Điều này gây ra tình trạng trào ngược dạ dày, nếu như việc trào ngược acid này kéo dài không được khắc phục sẽ làm cho niêm mạc họng bị bào mòn gây viêm.
- Tăng tiết dịch màng nhầy: Mang thai sẽ khiến cho nội tiết tố thay đổi kéo theo tình trạng dịch nhầy ở niêm mạc mũi tăng lên. Khi lượng dịch tiết này quá nhiều không được đào thải qua đường mũi, chúng sẽ có xu hướng chảy ngược xuống họng gây viêm nhiễm hầu họng.
- Cơ địa dị ứng: Hầu hết các mẹ bầu thường có cơ địa mẫn cảm, dễ bị các yếu tố bên ngoài tác động như khói thuốc lá, mạt cưa, bụi bẩn, lông thú, len dạ…Chúng đều có khả năng gây dị ứng và làm tăng khả năng mắc bệnh viêm họng dị ứng.
- Thói quen ăn uống: Các mẹ bầu thường có thói quen ăn mặn hoặc ăn chua, việc tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm chứa nhiều muối và acid lâu ngày sẽ khiến cổ họng bị tác động gây tổn thương.
- Thói quen sinh hoạt: Cơ địa bà bầu thường rất nóng, thân nhiệt tăng cao nên khiến cho mẹ bầu thường xuyên uống nước đá, ăn kem lạnh để hạ nhiệt. Thêm vào đó thói quen ngồi quạt máy, điều hòa cũng sẽ khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, viêm họng, cảm cúm.
- Yếu tố môi trường: Ngoài những yếu tố cơ bản nói trên, việc thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, không khí ô nhiễm, không khí lạnh, thời tiết thay đổi thất thường sẽ khiến cho vùng hầu họng dễ bị tác động và gặp các vấn đề viêm nhiễm đường hô hấp trên, trong đó có viêm họng.
Triệu chứng nhận biết bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối
Viêm họng là một trong những chứng bệnh viêm nhiễm đường hầu họng phổ biến, do đó các triệu chứng thường khá tương tự với các bệnh lý viêm amidan, viêm mũi họng cấp, cảm cúm, cảm lạnh. Việc nắm rõ triệu chứng điển hình khi bị viêm họng 3 tháng cuối sẽ giúp tránh nhầm lẫn bệnh, đồng thời có biện pháp điều trị hiệu quả, triệt để không để lại những biến chứng bệnh nguy hiểm.
Thông thường, bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối thường có những triệu chứng cụ thể như:
- Cổ họng bị đau rát, ngứa ngáy rất khó chịu, cảm giác này tăng lên khi nuốt nước miếng, ăn uống, giao tiếp.
- Có cảm giác khô họng, mắc nghẹn, khó nhai nuốt.
- Đắng miệng, ăn không ngon miệng.
- Cơ thể mệt mỏi, mất sức, đau nhức các cơ và khắp mình mẩy.
- Thân nhiệt tăng cao, người nóng bừng, mặt đỏ, sốt cao trên 38.5 độ C.
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc dưới hàm, hai bên tai gây triệu chứng đau nhức.
- Hắt xì hơi, nghẹt mũi, sổ mũi thường xuyên.
- Khi nhìn kỹ trong cổ họng sẽ thấy niêm mạc họng bị đỏ, sưng nề, xuất huyết.
- Đau rát họng, ho nhiều về đêm nên khiến thai phụ thường xuyên mất ngủ, mệt mỏi lờ đờ.
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh cũng như thể trạng sức khỏe, mức độ bệnh của từng người mà các triệu chứng nêu trên có thể xuất hiện cùng lúc hoặc riêng lẻ. Dù ít hay nhiều, một khi gặp các triệu chứng nêu trên sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi trong bụng mẹ, do đó cần có hướng xử lý kịp thời, đúng cách càng sớm càng tốt.
Tham Khảo Ngay: 5 Bài Tập Yoga Chữa Viêm Họng Tốt Cho Người Bệnh Tại Nhà
Biện pháp điều trị bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối
Viêm họng khi mang thai 3 tháng cuối thường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu như để bệnh tiến triển nặng kéo dài lâu ngày hoặc chữa trị sai cách, không đúng thuốc. Do đó ngay từ khi có dấu hiệu bệnh, mẹ bầu cần chủ động đến bệnh viện để thăm khám, từ đó bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả nhất.
Để điều trị viêm họng khi mang thai 3 tháng cuối bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân kết hợp giữa việc uống thuốc kháng sinh và tự cải thiện triệu chứng bệnh tại nhà. Cụ thể các phương pháp như sau:
Điều trị viêm họng bằng thuốc
Sử dụng thuốc Tây y để điều trị viêm họng là một điều bắt buộc, bởi vì nguyên nhân gây viêm họng chủ yếu là do vi khuẩn. Mà viêm họng do liên cầu khuẩn thì cần có thuốc kháng sinh mới loại bỏ hoàn toàn được mầm bệnh ra khỏi cơ thể, từ đó mới dần dần khắc phục được bệnh.
Ngoài ra, khi bị viêm họng mẹ bầu thường phải đối mặt với những triệu chứng như ho, sốt cao, đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt xì hơi rất khó chịu. Do đó cần sử dụng thuốc kháng viêm, long đờm, giảm ho, giảm đau, thuốc xịt viêm họng, kẹo ngậm đau họng thì mới khắc phục được triệu chứng bệnh.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh viêm họng cho bà bầu cần được tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ bầu không tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống hoặc thêm bớt liều lượng thuốc ghi trong đơn. Bởi vì điều này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng.
Nếu như bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với các thành phần trong thuốc thì cần nói rõ với bác sĩ. Trong quá trình uống thuốc điều trị bệnh, nếu như thai phụ không may gặp các các dụng phụ không mong muốn như cơ thể mệt mỏi, phát ban toàn thân, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, khó thở, suy hô hấp thì cần đến ngay bệnh viện gần nhất để được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời.
Tự cải thiện các triệu chứng tại nhà
Song song với việc uống thuốc theo sự kê đơn của bác sĩ, bà bầu có thể tự loại bỏ các triệu chứng ho, đau rát họng, khô cổ họng bằng một số vấn đề đơn giản như:
- Uống nhiều nước ấm, nếu có thể hãy uống các loại trà thảo mộc từ thiên nhiên như trà gừng, trà hoa cúc, trà tía tô để giảm đau họng, kháng viêm hiệu quả.
- Ăn uống đủ chất để giúp tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Xông cổ họng bằng tinh dầu hoặc các loại lá cây tươi như sả, chanh, bưởi, hương nhu, cam thảo để giúp sát khuẩn, long đờm, dễ thở hơn.
- Súc họng bằng nước muối sinh lý để giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, làm lành vết thương ở niêm mạc họng.
- Kiêng ăn các thực phẩm lạnh, chứa nhiều gia vị cay nóng. Thay vào đó nên ăn các đồ ăn mềm, dễ nuốt, giàu chất dinh dưỡng như cháo, soup.
- Không nên làm việc nặng, cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi thì bệnh mới nhanh khỏi.
- Hạn chế nằm máy lạnh ở nhiệt độ thấp, tốt nhất là nên kiêng nằm máy lạnh cho đến khi khỏi bệnh.
Áp dụng mẹo dân gian trị viêm họng
Có rất nhiều cách trị đau họng tại nhà bằng các thảo dược thiên nhiên lành tính dành cho bà bầu. Dưới đây là chia sẻ một số mẹo hay, đơn giản, dễ thực hiện đồng thời mang lại hiệu quả cao mà các mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng ngay, cụ thể:
- Quất ngâm mật ong: Theo dân gian, việc ngâm quất mật ong càng lâu sẽ càng có hiệu quả cao, vì vậy chúng ta có thể ngâm một lần để dành sử dụng những lần sau. Chỉ cần lấy khoảng 10 – 15 quả quất tươi, rửa sạch, cắt đôi xếp vào bình thủy tinh. Đổ mật ong nguyên chất vào sao cho ngập nguyên liệu, đậy kín nắp và cất khoảng 3 tuần là có thể dùng được. Khi dùng lấy phần nước cốt uống từ từ, phần cái có thể nhai và nuốt để có hiệu quả hơn.
- Tỏi ngâm mật ong: Tương tự như cách làm trên, bạn chỉ cần lấy khoảng vài tép tỏi tươi bóc vỏ, giã nhuyễn rồi cho vào lọ, thêm mật ong vào đậy kín nắp. Sau khoảng 2 tuần là có thể sử dụng được, mỗi lần chỉ nên dùng 1 muỗng nhỏ cả nước và cái để cho hiệu quả cao.
- Lê hấp táo tàu: Lấy một quả lê càng to càng tốt, cắt phần đầu, nạo hết phần ruột bên trong. Phần táo tàu đem rửa sạch cho vào bên trong quả lê, thêm vào đó ít mật ong hoặc đường phèn, vài sợi gừng tươi sau đó đậy nắp lại. Hấp cách thủy quả lê trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Đợi cho nguội bớt rồi lấy phần nước cốt bên trong quả táo tàu uống ngay khi còn ấm nóng, nên ăn thêm phần cái sẽ tốt hơn.
Mẹo dân gian trị viêm họng tuy an toàn, lành tính nhưng mẹ bầu cũng chỉ nên áp dụng trong vòng 5 – 7 ngày, không nên quá lạm dụng. Với một số trường hợp nếu đang trong quá trình uống thuốc kháng sinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để tránh tình trạng có nhiều nguyên liệu có khả năng tương tác qua lại với thuốc.
Xem Thêm: Dấu Hiệu Bà Bầu Bị Viêm Họng? Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị
Nên làm gì để phòng ngừa viêm họng khi mang thai 3 tháng cuối
Ngoài nguyên nhân bị vi khuẩn, virus tấn công gây viêm thì các yếu tố bên ngoài như ô nhiễm môi trường, chế độ ăn uống không khoa học, thói quen xấu trong sinh hoạt đều là những yếu tố nguy cơ khiến bệnh viêm họng sớm khởi phát. Do đó các mẹ bầu hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh viêm họng khi mang thai bằng cách thực hiện tốt những vấn đề sau:
- Tiêm phòng đầy đủ các mũi vacxin trước và trong khi mang thai để giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tốt cho cả mẹ và bé.
- Cần giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng ngày hai lần sáng – tối, thêm vào đó cần súc miệng, súc họng kỹ càng sau khi ăn để tránh vi khuẩn, thức ăn thừa bám lại trong khoang miệng, cổ họng gây bệnh.
- Vào mùa đông lạnh hoặc thời tiết mưa gió, thay đổi thất thường cần giữ ấm cơ thể bằng cách mặc đủ ấm, quàng khăn cổ khi ra đường để tránh bị gió lùa.
- Bịt khẩu trang thường xuyên khi ra đường hoặc đến những nơi đông người để hạn chế thấp nhất nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân độc hại như bụi bẩn, không khí độc hại.
- Những mẹ bầu có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng nên hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên như lông động vật, phấn hoa, len dạ, mạt cưa, ăn hải sản…vì những tác nhân này có thể khiến cơ thể bị viêm họng kích ứng.
- Chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, phun xịt khử khuẩn định kỳ để loại bỏ các tác nhân độc hại như vi khuẩn, virus, nấm trú ngụ trong nhà gây bệnh.
- Trong nhà có người mắc bệnh viêm nhiễm đường hầu họng như viêm họng cấp, viêm amidan, cảm cúm, cảm lạnh thì các mẹ bầu nên chủ động cách ly, đồng thời không nên sử dụng chung các đồ vật cá nhân với bệnh nhân.
- Mẹ bầu tuyệt đối không nên hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, uống nước ngọt có ga, ăn kem lạnh hay uống nước đá lạnh.
- Loại bỏ thói quen tắm bằng nước lạnh vào ban đêm, tắm muộn hoặc nằm ngủ bằng máy lạnh, ngồi nhiều trước máy quạt.
- Hạn chế ăn các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ hay các thực phẩm chế biến sẵn, thô cứng sẽ gây áp lực và tổn thương cho niêm mạc họng.
- Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày để tránh khô họng, mất nước.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, điều này không chỉ tốt cho thai nhi trong bụng mẹ mà còn giúp tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây hại.
Bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối là một trong những vấn đề khá phổ biến thường gặp. Tình trạng này không chỉ gây ra nhiều triệu chứng bất lợi cho mẹ bầu, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi trong bụng mẹ. Do đó nếu không may bị viêm họng khi mang thai 3 tháng cuối, các mẹ bầu không nên chủ quan mà cần tích cực thăm khám để có biện pháp xử lý đúng đắn, để lâu bệnh tiến triển nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Có Thể Bạn Muốn Biết:
- Mẹ Bầu Bị Đau Họng Trong 3 Tháng Đầu Và Cách Chữa Trị An Toàn
- 5 Kẹo Ngậm Đau Họng Cho Bà Bầu Hiệu Quả Được Bác Sĩ Khuyên Dùng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!