Nội dung chính

Bị đau họng nhưng không ho không sốt có thể là do chúng ta uống quá nhiều đồ lạnh, đặc thù công việc nói quá to, quá nhiều, thường xuyên hoặc do bệnh cảm lạnh, cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đây lại là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Do đó khi gặp những triệu chứng  này chúng ta nên chủ động thăm khám để tìm ra nguyên nhân, không nên chủ quan sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường.

Bị đau họng nhưng không ho không sốt có thể mắc bệnh gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng cho biết, bị đau họng nhưng không ho không sốt nếu như bộc phát riêng lẻ không đi kèm theo các triệu chứng khác như hắt xì, mệt mỏi, đau đầu thì nguyên nhân có thể là do bạn quá lạm dụng các đồ uống lạnh chứa chất kích thích trong một thời gian dài. Hoặc do tính chất đặc thù công việc nói quá nhiều, quá to.

Những vấn đề này không quá nghiêm trọng, chỉ cần lưu ý giảm bớt các thói quen kể trên cùng với việc kết hợp súc họng bằng nước muối, uống trà thảo dược ấm nóng thì triệu chứng đau họng sẽ dần dần biến mất. Nhưng nếu như bị đau họng kèm theo những dấu hiệu như ho, hắt xì hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, nhức mỏi toàn thân, đau các cơ, mất vị giác, sưng hạch cổ, áp lực hai bên tai, vùng mặt thì có thể bạn đang mắc một số chứng bệnh liên quan đến vùng hầu họng.

Bị đau họng nhưng không ho không sốt
Đau họng nhưng không ho, sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mắc một số chứng bệnh nguy hiểm

Lúc này người bệnh cần đến các trung tâm y tế để thăm khám, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau họng nhưng không ho không sốt, mọi người có thể tham khảo để nắm rõ hơn:

1. Bệnh cảm lạnh

Chứng cảm lạnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng, nhất là vào thời điểm giao mùa hoặc mùa đông lạnh. Bệnh thường do vi khuẩn, virus gây ra, đặc trưng của cảm lạnh là người bệnh sẽ gặp những triệu chứng như hắt xì hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mắt, đau họng, nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn.

Cảm lạnh thường tự khỏi sau khoảng 3 – 7 ngày nếu như người bệnh biết tự chăm sóc tốt cho bản thân. Còn những trường hợp chủ quan không điều trị, ngược lại vẫn thường xuyên hút thuốc, uống nước đá lạnh, sử dụng các thực phẩm chứa chất kích thích thì bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng và gây ra một số biến chứng như viêm tai giữa, hen suyễn, viêm xoang cấp.

2. Bệnh viêm họng hạt

Viêm họng hạt tức là vùng niêm mạc họng bị viêm nhiễm kéo dài lâu ngày gây mạn tính. Lúc này các lympho nằm ở phía sau thành bị sưng to lên tạo thành các hạt màu hồng – đỏ với kích thước to nhỏ khác nhau. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhất là những người có cơ thể suy nhược, hệ miễn dịch yếu kém.

Bị đau họng nhưng không ho không sốt
Bị đau họng nhưng không ho không sốt có thể bạn đang mắc chứng viêm họng hạt

Các triệu chứng bệnh thường diễn ra âm thầm và kéo dài dai dẳng khiến người bệnh khó phát hiện. Khi tiến triển nặng sẽ gây ra những triệu chứng điển hình như ngứa rát cổ họng, đau họng, có cảm giác vướng víu khó nhai nuốt, khô họng. Nói chung người bệnh ít khi ho nhiều, sốt cao mà chỉ bị đau rát cổ họng kéo dài nên xảy ra tình trạng thường xuyên khạc nhổ.

Tìm Hiểu Thêm: Viêm Họng Uống Thuốc Gì? Mách Bạn 7 Loại Thuốc Chữa Viêm Họng Hiệu Quả

3. Trào ngược dạ dày thực quản

Chứng trào ngược dạ dày thực quản sẽ khiến cho phần dịch vị trong dạ dày trào ngược lên vùng hầu họng. Trong dịch vị có chứa nhiều chất acid, chúng có khả năng gây viêm nhiễm, tổn  thương niêm mạc họng làm cho cổ họng bị sưng lên.

Khi mắc phải chứng bệnh này, người bệnh cũng sẽ không ho, không sốt mà gặp những triệu chứng cơ bản như đau rát cổ họng, nóng rát ở ngực, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau ngực, khó nuốt, cảm giác như có vật gì mắc ở vùng hầu họng, mất ngủ.

Nếu không may bị trào ngược dạ dày thực quản, ngoài việc uống thuốc điều trị bệnh theo đơn, người bệnh nên chủ động thực hiện tốt các vấn đề như kiêng hút thuốc, không nên ăn quá no, không ăn khuya, hạn chế ăn các thực phẩm chua cay, nhiều dầu mỡ để nhanh giảm triệu chứng bệnh.

4. Bệnh sỏi amidan

Trong đời sống hàng ngày, vấn đề vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến cho lượng thức ăn dư thừa, canxi hoặc các dịch tiết tích tụ lại trong hầu họng và hốc amidan. Lâu dần tạo thành các hạt nhỏ như bã đậu màu trắng hoặc vàng nhạt được gọi là sỏi amidan.

Bị đau họng nhưng không ho không sốt
Sỏi amidan thường gây ra triệu chứng đau họng nhưng không ho, không sốt

Người bệnh sỏi amidan thường có những triệu chứng điển hình như hôi miệng, đau họng, khó nuốt, amidan bị sưng to, đau lên vùng tai, ít khi kèm theo dấu hiệu ho và sốt. Trường hợp nếu được phát hiện sớm, các sỏi amidan còn nhỏ có thể loại bỏ bằng cách súc họng bằng nước muối, uống nhiều nước, tăng cường bổ sung vitamin C. Còn nếu như sỏi quá to, bác sĩ sẽ chỉ định cho uống thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật cắt bỏ amidan.

5. U thực quản lành tính

Khối u thực quản lành tính hay còn được gọi là Polyp thực quản, một chứng bệnh khá hiếm gặp. Theo ghi nhận, chúng chỉ chiếm khoảng từ 0.5 – 0.8% trong tất cả các loại u thực quản. Vì mang tính chất lành tính nên ít gây nguy hiểm đến sức khỏe bệnh nhân.

Polyp thực quản thường xuất hiện ở hai vị trí cơ bản đó là thành thực quản và lòng thực quản. Khi mắc chứng bệnh này, người bệnh sẽ có những triệu chứng cơ bản như đau họng khó nuốt, buồn nôn, nôn, cơ thể mệt mỏi chán ăn, tức ngực. Các dấu hiệu này thường khá giống với bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên nhiều người hay bị nhầm lẫn.

Còn nếu trường hợp xuất hiện Polyp thực quản ở dạng ác tính người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như trên, kèm theo đó là ho nhiều kéo dài dai dẳng, ho ra máu, khàn tiếng, sụt cân nhanh chóng, tiết nhiều nước bọt, da bị sạm khô, trên da mặt và da tay có nhiều nếp nhăn.

Đọc Thêm: 5 Cách Chữa Viêm Họng Mủ ở Trẻ Em Tại Nhà Hiệu Quả Bạn Đừng Bỏ Qua

6. Mắc các bệnh ung thư vùng hầu họng

Trường hợp bị đau họng kéo dài nhưng không ho, không sốt thì người bệnh có thể đang mắc phải các chứng bệnh nguy hiểm như ung thư thực quản, ung thư vòm họng. Ngoài đau họng thường kèm theo những triệu chứng điển hình như có cảm giác mắc nghẹn ở cổ, khó nuốt, tức ngực khó thở, nghẹt mũi chảy nước mũi, khạc đờm ra máu, ăn kém, sụt cân nhanh chóng, nổi hạch cổ.

Bị đau họng nhưng không ho không sốt
Đau họng không ho, không sốt có thể bạn đang mắc phải các chứng bệnh ung thư vùng hầu họng

Khi mắc các chứng bệnh ung thư vùng hầu họng, nếu như ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ được thăm khám và tiến hành phẫu thuật loại bỏ các khối u, có nhiều trường hợp may mắn khỏi bệnh và tiếp tục cuộc sống bình thường. Còn nếu như bệnh ở giai đoạn cuối bác sĩ sẽ chỉ định hóa trị hoặc xạ trị nhằm làm giảm các triệu chứng, chứ không thể nào khỏi bệnh hoàn toàn.

7. Ảnh hưởng của môi trường sống

Sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm không khí, có nhiều khói bụi, chất hóa học độc hại, thời tiết thay đổi thất thường, khí hậu lạnh ẩm sẽ khiến cho cơ thể dễ mắc các chứng bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là vùng hầu họng, nếu như không biết chăm sóc và giữ gìn đúng cách sẽ rất dễ bị tổn thương, gây ra tình trạng sưng họng, đau họng kéo dài.

Ngoài đau họng thông thường, khi tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm chúng ta còn dễ gặp phải các chứng bệnh về đường hô hấp trên như viêm họng cấp, viêm amidan, viêm mũi họng cấp, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng hạt…Các chứng bệnh này tuy không mang tính chất nguy hiểm cao nhưng ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

8. Do tính chất công việc

Bị đau họng nhưng không ho không sốt có thể là do đặc thù công việc. Những công việc như ca sĩ, giáo viên, nhân viên tư vấn khách hàng…thường phải giao tiếp thường xuyên, thậm chí phải la hét to. Điều này khiến cho niêm mạc họng dễ bị tổn thương và gây cảm giác đau họng.

Bị đau họng nhưng không ho không sốt
Những người thường xuyên nói nhiều, nói to sẽ khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương gây đau

Có thể nói đau họng trong trường hợp này là do niêm mạc họng bị các tác nhân bên ngoài tác động gây tổn thương, sưng đau chứ không phải do các loại vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Do đó, ngoài đau họng thì ít có những triệu chứng đi kèm như cơ thể mệt mỏi, sốt cao, ho hen nhiều, đau nhức các cơ…Thông thường đau họng do tính chất công việc sẽ được loại bỏ sớm sau khoảng 4 – 7 ngày nếu như bạn biết cách chăm sóc sức khỏe tại nhà.

9. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Ít ai biết rằng những thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thường xuyên uống nước đá lạnh, sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất kích thích, nhiều cồn như rượu bia, cà phê, hút thuốc lá, ăn đồ thô cứng, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ…đều làm tăng nguy cơ đau họng.

Trong những trường hợp này người bệnh thường đau họng nhưng không ho không sốt, tính chất bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên cần thăm khám hoặc tự cải thiện các triệu chứng tại nhà bằng cách súc họng bằng nước muối, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế sử dụng các thực phẩm không an toàn. Chỉ sau khoảng 5 – 7 ngày triệu chứng đau họng sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn.

Xem Thêm: Chữa Viêm Họng Mãn Tính Bằng Mật Ong Đơn Giản Và Hiệu Quả Tại Nhà

Nên làm gì để cải thiện chứng đau họng nhưng không ho không sốt?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nếu như tình trạng đau họng, không ho, không sốt nguyên nhân là do yếu tố môi trường sống, sinh hoạt, thói quen ăn uống gây nên thì không có gì đáng lo ngại. Chỉ cần thực hiện tốt các biện pháp cải thiện triệu chứng tại nhà thì bệnh sẽ từ từ khỏi hẳn. Còn nếu đau họng do các bệnh lý gây nên thì cần thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ của bệnh để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

Để hỗ trợ quá trình chữa trị chứng đau họng không ho không sốt nhanh khỏi, người bệnh nên lưu ý thực hiện tốt những vấn đề cơ bản sau:

Bị đau họng nhưng không ho không sốt
Uống trà thảo dược sẽ giúp loại bỏ triệu chứng đau họng nhanh chóng tại nhà
  • Loại bỏ những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến vùng hầu họng như nói nhiều, nói to, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước đá lạnh, đồ ăn thô cứng.
  • Nếu làm việc ở những nơi có nhiều khói bụi, chất thải độc hại cần chú ý mặc đồ bảo hộ, bịt khẩu trang thường xuyên.
  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày để tránh khô họng, ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại trà thảo dược như trà xanh, trà gừng, trà hoa cúc, nước mật ong để giúp làm giảm nhanh các triệu chứng đau họng. Nhưng lưu ý nên uống trà ấm nóng thì mới đem lại hiệu quả cao.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các loại Vitamin từ rau củ, trái cây tươi. Khi chế biến cần nấu chín kỹ, khi bị đau họng nên ăn những món mềm, dễ nuốt. Trong quá trình nấu có thể cho thêm một chút gia vị như nghệ, gừng, tỏi, lá hẹ để giúp giảm đau họng, tăng sức đề kháng.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kết hợp súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý để tránh vi khuẩn, virus tích tụ lại trong khoang miệng gây bệnh.
  • Lưu ý không nên ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn, bởi vì những điều này sẽ khiến cho chúng ta dễ gặp tình trạng trào ngược dạ dày làm cho triệu chứng đau họng ngày càng tăng.
  • Những người có cơ địa dễ bị dị ứng thì nên tránh xa với các dị nguyên như khói thuốc lá, lông động vật, phấn hoa, các loại hóa chất độc hại, len quần áo, bụi bẩn, mùn cưa. Vì tất cả các yếu tố này sẽ khiến cho họng bị kích thích gây tổn thương.

Bị đau họng nhưng không ho không sốt có thể là do những thói quen xấu trong sinh hoạt, ăn uống, do tính chất công việc hay ảnh hưởng bởi môi trường. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đây lại chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải nhiều chứng bệnh nguy hiểm liên quan đến đường hầu họng. Do đó nếu như đau họng kéo dài quá lâu kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nghiêm trọng thì cần thăm khám ngay, không nên chủ quan.

Thông Tin Hữu Ích Cho Bạn:

Câu hỏi liên quan

Khi bị viêm họng ngoài những triệu chứng sưng đỏ niêm mạc họng, nổi hạch cổ, biếng ăn, quấy khóc thì trẻ còn có triệu chứng sốt cao 39 - 40 độ kéo dài nhiều...

Xem chi tiết

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm amidan, áp xe amidan,...

Xem chi tiết

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết, tình trạng viêm họng mãn tính kéo dài không chỉ gây ra nhiều triệu chứng bất lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng...

Xem chi tiết

Bị viêm họng sốt mấy ngày có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm đau hạ sốt khi bị viêm họng hiệu quả? Đây là những câu hỏi thắc mắc của khá nhiều bệnh...

Xem chi tiết

Các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng cho biết, việc nắm rõ vấn đề viêm họng hạt có lây không? Có nguy hiểm không? Đâu là con đường lây nhiễm bệnh? Sẽ...

Xem chi tiết

Uống nước đá có bị viêm họng không là thắc mắc muốn biết của khá nhiều người. Bởi vì có nhiều ý kiến cho rằng uống nước đá nhiều sẽ làm cổ họng bị tổn...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe