Nội dung chính

Viêm họng có nên ăn sữa chua là thắc mắc của khá nhiều người, bởi vì món ăn này cũng nằm trong danh sách các món ăn lạnh giải khát ngày hè. Ngoài ra lượng dưỡng chất có trong sữa chua rất dồi dào tốt cho sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, xin mời quý bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Người bệnh viêm họng có nên ăn sữa chua?

Theo cấu tạo, hầu họng nằm ngay khu vực ngã ba của cổ họng, là nơi tiếp nhận thức ăn cũng như không khí đi qua. Do đó thường xuyên bị ảnh hưởng và tác động bởi các yếu tố độc hại như vi khuẩn, virus, thức ăn thô cứng, cay nóng khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương.

Khi bị viêm họng, người bệnh thường có những triệu chứng đặc trưng như đau họng, rát cổ họng, vướng mắc khó chịu, ăn không ngon miệng, ho, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi. Để điều trị bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm ho, long đờm để giúp loại bỏ triệu chứng và dần dần khỏi bệnh.

Viêm họng có nên ăn sữa chua không
Sữa chua là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho người bệnh viêm họng, đau họng

Song song với việc thực hiện uống thuốc theo toa của bệnh viện thì người bệnh viêm họng cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn các thực phẩm mềm, có tính mát, không thô cứng, không chứa nhiều gia vị cay nóng thì bệnh mới nhanh khỏi. Vì vậy, với thắc mắc người bị viêm họng có nên ăn sữa chua? Các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, sữa chua là nguồn thực phẩm thiết yếu tốt cho người bị đau họng, bị viêm họng nên bổ sung thêm sữa chua bởi vì các lý do sau:

  • Sữa chua chứa rất nhiều Canxi, Photpho, Sắt, Magie, Kẽm, Vitamin A, B6, B12, C, D, E, K. Những thành phần này rất giàu dinh dưỡng, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Bởi vì khi mắc bệnh, bệnh nhân thường trong tình trạng mệt mỏi lờ đờ, uể oải, do đó việc bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể là điều cần thiết ngay lúc này.
  • Trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn Probiotic không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru mà còn củng cố hệ thống miễn dịch cho cơ thể, từ đó sức đề kháng được nâng cao có khả năng chống lại các tác nhân độc hại như vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh.
  • Sữa chua là một trong những chế phẩm từ sữa mang giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời thuộc nhóm thực phẩm trơn mềm, có tính mát, dễ nuốt, không gây áp lực cho niêm mạc họng khi ăn. Do đó khi bị đau họng người bệnh nên bổ sung món ăn này vào thực đơn mỗi ngày.
  • Có nhiều trường hợp người bệnh viêm họng nặng cần được điều trị bằng kháng sinh. Sau thời gian chữa trị các vi khuẩn có lợi cho đường ruột bị suy giảm đáng kể. Do đó việc bổ sung sữa chua hàng ngày sẽ giúp cơ thể lập lại cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột từ đó hệ tiêu hóa mới hoạt động bình thường trở lại.

Như vậy nếu không may bị viêm họng, đau rát họng thì chúng ta nên lựa chọn sữa chua để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Ăn sữa chua đều đặn đúng cách còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời như: Bảo vệ tim mạch, giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ giảm cân, giảm viêm da, phòng chống ung thư, ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng, nâng cao sức khỏe răng lợi, làm đẹp da, trị mụn trứng cá, trị nám, tàn nhang…

Có Thể Bạn Đang Muốn Biết: Đau Họng Có Nên Uống Sữa Không? Và Những Lưu ý Cho Người Bệnh

Hướng dẫn ăn sữa chua đúng cách cho người bệnh viêm họng

Sữa chua là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho người bệnh viêm họng, đây là nguồn thực phẩm lành tính nên có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi ăn cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau đây để đảm bảo sức khỏe, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn, cụ thể:

Viêm họng có nên ăn sữa chua
Có thể mix sữa chua với các loại trái cây tươi để tăng phần hấp dẫn, thơm ngon
  • Đều là chế phẩm giàu dinh dưỡng từ sữa, nhưng sữa chua có rất nhiều loại chẳng hạn như sữa chua đặc nguyên chất, sữa chua khô, sữa chua dẻo, sữa chua dạng uống, sữa chua trái cây. Tùy thuộc vào sở thích của mỗi người mà lựa chọn cho mình một loại phù hợp nhất.
  • Sữa chua được khuyến cáo nên ăn vào buổi tối, sau khi tập luyện hoặc sau khi ăn no (khoảng 1 giờ đồng hồ) là tốt nhất. Không nên ăn khi bụng đói sẽ khiến cho hàm lượng acid trong dạ dày bị tăng cao dẫn đến tình trạng cồn cào khó chịu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Nên ăn sữa chua đúng liều lượng, vừa đủ, không nên quá lạm dụng, bởi vì điều này có thể khiến cơ thể gặp một số vấn đề như béo phì, tăng cân, tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng, ợ chua, trào ngược dạ dày, mòn men răng, buồn nôn, thậm chí với những người có cơ địa mẫn cảm có thể bị nổi mề đay ngứa ngáy, khó thở.
  • Mỗi ngày người lớn có thể ăn từ 100 – 250 gram (tức là 1 – 2 hũ); Trẻ từ 2 tuổi ăn 100 gram, trẻ từ 1 – 2 tuổi ăn 80 gram; Còn trẻ từ 06 – 10 tháng tuổi chỉ nên ăn 50 gram là đủ; Trẻ nhỏ dưới 06 tháng tuổi chưa được ăn sữa chua.
  • Ngoài việc ăn sữa chua trực tiếp, mọi người có thể ăn kèm sữa chua với nếp cẩm, các loại trái cây tốt cho người bệnh viêm họng như chuối, dưa gang, dưa hấu, dứa, dâu tây…để tăng sự hấp dẫn và ngon miệng hơn.
  • Nếu như người bệnh viêm họng không may mắc thêm những bệnh lý khác như đau bụng tiêu chảy, tổn thương đường ruột, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, sỏi thận, viêm túi mật, viêm tuyến tụy, cơ địa mẫn cảm thì không nên ăn sữa chua.
  • Người bệnh viêm họng nên ăn sữa chua ở dạng mát khoảng từ 10 – 15 độ C, không nên ăn quá lạnh hoặc đông đá vì có thể gây kích ứng niêm mạc họng khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Nếu như đang uống thuốc điều trị viêm họng chẳng hạn như kháng sinh, kháng viêm…thì người bệnh không nên ăn sữa chua vì có thể gây tương tác thuốc hoặc làm giảm hiệu quả thuốc điều trị bệnh.
  • Không nên ăn kèm sữa chua với các thực phẩm đóng hộp như lạp xưởng, xúc xích…Bởi vì thành phần quặng nitorat Kali trong trong các thức ăn này có thể gây tương tác qua lại với một số chất trong sữa chua, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về ung thư rất nguy hiểm.
  • Không nên ăn sữa chua đã hết hạn sử dụng, sau khi mở ra cần ăn ngay, không được để qua đêm. Không nên đun nóng sữa chua ở nhiệt độ cao vì điều này sẽ khiến thức ăn bị mất chất, đồng thời các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt hết, không còn giá trị dinh dưỡng.
  • Khi ăn sữa chua vào ban đêm, chúng ta nên làm sạch răng miệng trước khi đi ngủ để tránh hư men răng, sâu răng, các vi khuẩn, virus có cơ hội xâm nhập vào khoang miệng, cổ họng gây viêm nhiễm.

Bài viết trên đây đề cập đến vấn đề người bệnh viêm họng có nên ăn sữa chua? Mọi người có thể tham khảo để nắm rõ hơn, từ đó xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh, hỗ trợ quá trình chữa trị bệnh tốt hơn. Song song với đó, chúng ta cần chủ động thăm khám và uống thuốc theo đúng chỉ định kê đơn của bác sĩ, không nên chủ quan sẽ khiến bệnh nặng hơn, thậm chí gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thông Tin Hữu Ích Cho Bạn:

Câu hỏi liên quan

Uống nước đá có bị viêm họng không là thắc mắc muốn biết của khá nhiều người. Bởi vì có nhiều ý kiến cho rằng uống nước đá nhiều sẽ làm cổ họng bị tổn...

Xem chi tiết

Bị viêm họng sốt mấy ngày có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm đau hạ sốt khi bị viêm họng hiệu quả? Đây là những câu hỏi thắc mắc của khá nhiều bệnh...

Xem chi tiết

Bị đau họng nhưng không ho không sốt có thể là do chúng ta uống quá nhiều đồ lạnh, đặc thù công việc nói quá to, quá nhiều, thường xuyên hoặc do bệnh cảm lạnh,...

Xem chi tiết

Các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng cho biết, việc nắm rõ vấn đề viêm họng hạt có lây không? Có nguy hiểm không? Đâu là con đường lây nhiễm bệnh? Sẽ...

Xem chi tiết

Khi bị viêm họng ngoài những triệu chứng sưng đỏ niêm mạc họng, nổi hạch cổ, biếng ăn, quấy khóc thì trẻ còn có triệu chứng sốt cao 39 - 40 độ kéo dài nhiều...

Xem chi tiết

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm amidan, áp xe amidan,...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe