Viêm họng bội nhiễm thường xảy ra khi bệnh viêm họng không được điều trị dứt điểm, thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần. Đây là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được xử lý đúng cách có thể phát sinh biến chứng nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Viêm họng bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm họng là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp với biểu hiện đặc trưng là đau rát cổ họng. Bệnh lý này thường tự khỏi chỉ sau 1 tuần mà không để lại tổn thương và di chứng sau này. Viêm họng bội nhiễm là tình trạng cơ thể bị nhiễm thêm vi khuẩn hoặc vi trùng mới dựa trên căn bệnh có sẵn. Lúc này, cơ thể vừa phải chống lại sự tấn công của cả vi khuẩn gây viêm họng và vi khuẩn gây bội nhiễm.
Khi bị viêm họng bội nhiễm, tình trạng viêm nhiễm sẽ phát triển lan rộng ra toàn bộ vùng họng và gây ra các triệu chứng như đau họng, khó nuốt, nổi hạch ở hai bên cổ, amidan sưng to kèm theo mủ,… Khi có dấu hiệu bội nhiễm, bạn cần nhanh chóng thăm khám và điều trị chuyên khoa. Việc điều trị phải thích hợp với nguyên nhân gây viêm họng và phụ thuộc vào quá trình chẩn đoán bệnh. Ngược lại, nếu bệnh không được điều trị đúng cách sẽ trở nên nặng nề, phát sinh biến chứng nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng.
Một số biến chứng có thể gặp phải khi bị viêm họng bội nhiễm là hình thành ổ mủ bên trong vòm họng, nhiễm trùng lây lan sang vùng hô hấp dưới, viêm tai dưới, viêm màng não mủ,… Trường hợp kéo dài thời gian ủ bệnh sẽ gây khó khăn cho việc điều trị, nguy cơ nhiễm trùng toàn thân và sốc nhiễm khuẩn.
Đọc Thêm: Gợi ý 5 Loại Nước Súc Miệng Trị Viêm Họng Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Dấu hiệu nhận biết viêm họng bội nhiễm
Khi bệnh viêm họng tiến triển sang giai đoạn bội nhiễm, người bệnh phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng khó chịu. Bạn cần phải nắm rõ các triệu chứng này để sớm phát hiện và đưa ra phương án xử lý đúng cách. Các triệu chứng đó là:
- Đau họng: Đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh, cơn đau sẽ diễn ra kéo dài và lây lan sang các cơ quan khác như mũi, tai, phế quản,…
- Amidan sưng đỏ: Thăm khám chuyên khoa sẽ thấy bên trong amidan có sự xuất hiện của những mảng trắng và mủ. Kèm theo đó là triệu chứng đau rát khi nuốt, khàn tiếng, đau nhiều hơn khi giao tiếp.
- Đờm có màu sắc lạ: Khi tình trạng bội nhiễm xảy ra, đờm sẽ tiết ra nhiều hơn khiến người bệnh phải thường xuyên khạc đờm. Đờm có màu xanh nhạt là do siêu vi, đờm màu trắng là do bội nhiễm.
- Suy nhược cơ thể: Khi tình trạng bội nhiễm xảy ra bạn sẽ thấy cơ thể bị suy nhược kèm theo các triệu chứng đi kèm như đau đầu, buồn nôn, chán ăn, hơi thở nặng mùi, lưỡi bẩn,…
Nguyên nhân gây viêm họng bội nhiễm
Bệnh viêm họng thường khởi phát do sự tấn công của các loại virus gây hại tại đường hô hấp trên. Nếu bạn có sức đề kháng suy yếu sẽ rất dễ bị nhiễm siêu vi, điều này đã làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Streptococcus pyogenes là tác nhân gây viêm họng bội nhiễm thường gặp nhất, đây cũng chính là tác nhân gây ra bệnh viêm hong liên cầu khuẩn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do tác động của một số nguyên nhân sau đây:
- Thói quen vệ sinh cơ thể kém, lười vệ sinh tai mũi họng và lười vệ sinh nhà cửa. Điều này đã tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ và tấn công gây bệnh.
- Chịu tác động từ một số yếu tố tiêu cực từ môi trường như ô nhiễm không khí, thời điểm giao mùa, khói bụi, tiếp xúc với mầm bệnh, sinh sống ở những nơi có không khí lạnh khô,…
- Chế độ ăn uống không đảm bảo, thường xuyên tiêu thụ thực phẩm cay nóng và thực phẩm nhiều dầu mỡ khi bệnh viêm họng đang khởi phát.
Cách điều trị viêm họng bội nhiễm
Khi có dấu hiệu của bệnh viêm họng bội nhiễm, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng bằng cách nội soi tai – mũi – họng để kiểm tra tổn thương tại niêm mạc họng. Sau đó, dùng bông phết mủ bài tiết trên thành họng để làm kiểm tra trong phòng thí nghiệm giúp tìm ra vi khuẩn gây bội nhiễm. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ lựa chọn ra loại kháng sinh điều trị sao cho phù hợp.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn. Nếu bệnh được phát hiện sớm, bạn chỉ cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị sẽ hạn chế được các biến chứng không mong muốn. Thông thường, việc điều trị viêm họng bội nhiễm sẽ tập trung vào hai hướng là điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng.
Kháng sinh là loại thuốc cần được chỉ định bắt buộc, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại tồn tại bên trong vòm họng. Lúc này, người bệnh cần có thái độ điều trị tích cực và tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa biến chứng. Nếu bạn lạm dụng kháng sinh hoặc dùng kháng sinh sai cách sẽ gây ra tình trạng kháng kháng sinh, khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn và gây khó khăn cho việc điều trị
Trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, không đáp ứng tốt với kháng sinh và amidan sưng to gây cản trở đường thở thì bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật. Với sự phát triển của y học hiện đại thì việc phẫu thuật có khả năng thành công rất cao và không gây ra biến chứng về sau, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện.
Tìm Hiểu Thêm: Viêm Họng Phát Ban Có Nguy Hiểm? Cách Chữa Trị Hiệu Quả
Biện pháp phòng ngừa viêm họng bội nhiễm
Để phòng ngừa bệnh viêm họng bội nhiễm, bạn cần tập trung nâng cao sức đề kháng giúp cơ thể có thể chống lại sự tấn công của các tác nhân gây hại tồn tại ngoài môi trường. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà:
- Chú trọng vào việc vệ sinh cá nhân thông qua các thói quen như giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối thường xuyên, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi ra ngoài về, đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài,…
- Đa dạng các loại thực phẩm sử dụng trong thực đơn ăn uống hàng ngày giúp nâng cao hệ miễn dịch. Nên tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu sắt, kẽm, vitamin A, vitamin C, vitamin D,… Uống đủ nước mỗi ngày, bạn có thể uống thêm nước ép hoa quả giúp cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng cách tăng cường tập luyện thể dục thể thao, giữ ấm cơ thể mỗi khi trời lạnh, không sử dụng các chất dễ gây kích thích đến cổ họng, không nên hét to hoặc nói nhiều,…
- Giữ cho môi trường sống sạch sẽ và thoáng khí, nên trồng nhiều cây xanh, có thể dùng thêm máy lọc không khí khi cần thiết. Nên dự trữ viên ngậm có tính kháng khuẩn trong nhà để sử dụng khi cần thiết.
- Thăm khám sức khỏe tai – mũi – họng định kỳ giúp sớm phát hiện bất thường và có biện pháp can thiệp đúng cách ngay từ sớm. Trường hợp viêm họng không có chuyển biến tốt sau khi dùng thuốc điều trị chuyên khoa, nên đến gặp bác sĩ để thay đổi loại thuốc điều trị phù hợp hơn.
Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh viêm họng bội nhiễm bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Ngay khi có các dấu hiệu bội nhiễm, bạn cần thăm khám và điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt, tránh phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bên cạnh việc điều trị chuyên khoa, bạn cũng nên hình thành cho bản thân thói quen ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, giúp cơ thể có thời gian phục hồi và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
Có Thể Chưa Biết:
- Phân Biệt Viêm Họng Và Viêm Amidan Và Phương Pháp Điều Trị Bệnh
- Đau Họng Nên Uống Gì ? Một Số Loại Thuốc Hiệu Quả Bác Sĩ Đề Cử