Viêm họng phát ban là một khái niệm khá xa lạ đối với chúng ta, nhưng thực chất đây cũng chính là một dạng của bệnh viêm họng phổ biến. Đặc trưng của bệnh là cơ thể sốt cao, cổ họng đau rát, khàn tiếng, ho kèm theo triệu chứng phát ban ngoài da, nổi mẩn đỏ ngứa ngáy khó chịu. Để nắm rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị viêm họng phát ban, xin mời quý bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Viêm họng phát ban là gì? Có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm họng phát ban là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm họng kèm theo triệu chứng phát ban gây ngứa ngáy toàn thân. Thực chất đây cũng là một dạng bệnh viêm họng thông thường, do vi khuẩn, virus gây ra. Ngoài ra các yếu tố như ô nhiễm môi trường, thực phẩm có tính dị ứng cũng là những nguyên nhân khiến bệnh sớm khởi phát hoặc làm cho các triệu chứng bệnh ngày càng thêm nghiêm trọng hơn.
Cũng tương tự như các thể viêm họng cấp, viêm họng hạt…bệnh viêm họng phát ban nếu như không được thăm khám và can thiệp sớm sẽ gây một số vấn đề cơ bản như:
- Bệnh gây triệu chứng ngứa ngáy ngoài da khó chịu, ho hen, đau rát cổ họng…khiến cho sức khỏe của người bệnh phần nào bị tác động. Điều này kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, công việc của bệnh nhân.
- Khi bệnh ở thể cấp tính không được thăm khám và điều trị triệt để có thể tiến triển và chuyển biến sang thể mãn tính rất khó chữa, đồng thời có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần nếu như gặp điều kiện thuận lợi.
- Bệnh kéo dài tiến triển sang thể mãn tính có thể khiến bệnh nhân đối mặt với nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng huyết.
Viêm họng phát ban thực chất là một bệnh lý viêm nhiễm đường hầu họng khá phổ biến, mức độ nguy hiểm không cao, tính chất nguy hiểm cũng không cấp bách. Nếu như được can thiệp đúng cách, kịp thời bệnh sẽ được kiểm soát và cải thiện trong khoảng 5 – 7 ngày, nhưng nếu chủ quan không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó nếu như thấy cơ thể có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, cần thăm khám sớm nhất có thể, tránh trường hợp không may gặp các biến chứng không mong muốn.
Triệu chứng bệnh viêm họng phát ban điển hình cần nắm rõ
Những triệu chứng của bệnh viêm họng phát ban đều tương tự như đối với các bệnh lý viêm họng thông thường khác. Tuy nhiên một dấu hiệu điển hình để phân biệt bệnh đó chính là cơ thể nổi nhiều mẩn đỏ, phát ban gây ngứa ngáy rất khó chịu. Cụ thể từng triệu chứng như sau:
- Đau rát cổ họng, ngứa họng, triệu chứng này tăng lên khi nói, nhai nuốt thức ăn.
- Có cảm giác mắc nghẹn rất khó nuốt, chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, mất năng lượng, đau nhức các cơ bắp hoặc toàn thân.
- Nổi hạch dưới cổ hoặc hai bên góc hàm, dưới cằm, các hạch này rất cứng, khi sờ sẽ có cảm giác đau nhức.
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 38.5 độ C, ho, có thể là ho có đờm hoặc ho khan, triệu chứng ho tăng lên khi về đêm hoặc gần sáng khiến người bệnh mất ngủ, khi tiếp xúc với không khí lạnh, ăn đồ lạnh.
- Hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi thường xuyên.
- Nổi mẩn đỏ trên da, phát ban toàn thân hoặc từng khu vực tùy vào mức độ, thể trạng và cơ địa của từng bệnh nhân.
Khi bị viêm họng phát ban sẽ chắc chắn một điều đó là cơ thể bị nổi mẩn đỏ, phát ban gây ngứa ngáy. Còn những triệu chứng khác có thể bộc phát cùng lúc hoặc đơn lẻ. Nếu như thấy triệu chứng bệnh chúng ta nên chủ động thăm khám ngay, cần điều trị càng sớm càng tốt.
Xem Thêm: Top 7 Loại Thuốc Điều Trị Viêm Họng Mãn Tính Hiệu Quả Các Chuyên Gia Khuyên Dùng
Nguyên nhân cơ bản gây viêm họng phát ban
Theo ghi nhận, những người có cơ địa mẫn cảm dễ bị ứng với các tác nhân từ bên ngoài môi trường sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm họng phát ban cao hơn so với những người có sức khỏe bình thường. Những nguyên nhân chính gây bệnh viêm họng phát ban mà mọi người cần nắm rõ đó là:
- Do vi khuẩn, virus: Hầu hết bệnh viêm họng thường do liên cầu khuẩn nhóm A, tụ cầu, phế cầu hoặc các loại virus cúm gây bệnh. Thông thường viêm họng do vi khuẩn gây ra sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao, có thể lây từ người sang người thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Dị ứng thực phẩm: Những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao khiến cho bệnh nhân viêm họng dễ bị phát ban được kể đến như sữa bò, trứng, đậu lạc, đậu tương, đậu nành, hải sản, lúa mì, các loại hạt khô, đồ muối chua.
- Dị ứng phấn hoa: Đây cũng được xem là một trong những yếu tố chính gây nên tình trạng viêm họng phát ban hoặc khiến triệu chứng nặng nề hơn. Những loại phấn hoa có nguy cơ gây dị ứng cao mà chúng ta nên tránh như bạch dương, Ragweed, hoa sồi, phấn hoa cỏ…
- Yếu tố môi trường: Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm không khí, thời tiết thay đổi thất thường cũng có thể khiến cho cơ thể bị suy giảm sức đề kháng và nhiễm bệnh.
Trong đời sống hàng ngày có rất nhiều yếu tố có nguy cơ gây dị ứng cao, do đó với những người có sức khỏe không tốt, hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ địa mẫn cảm thì nên chú ý tránh xa những tác nhân này. Việc hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên sẽ giúp giảm bớt thấp nhất nguy cơ mắc bệnh viêm họng phát ban.
Phương pháp điều trị bệnh viêm họng phát ban
Viêm họng phát ban thực chất cũng là một thể viêm họng bình thường, chỉ xuất hiện thêm triệu chứng nổi mẩn đỏ, phát ban ngoài da gây ngứa ngáy. Chỉ cần điều trị khỏi viêm họng, khi bệnh được kiểm soát thì dấu hiệu phát ban cũng được cải thiện và dần dần biến mất.
Để điều trị viêm họng phát ban bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc kết hợp với việc cải thiện triệu chứng thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, cụ thể:
Uống thuốc điều trị bệnh
Dựa vào nguyên nhân gây viêm họng và triệu chứng điển hình mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho phù hợp. Nếu như viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra cần sử dụng thuốc kháng sinh thì mới kiểm soát được triệu chứng và loại bỏ tận gốc các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó người bệnh cần uống thêm một số loại thuốc khác như:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt.
- Thuốc kháng viêm, long đờm.
- Thuốc điều trị dị ứng dạng uống, dạng gel bôi.
- Bù nước, Vitamin C để giúp tăng cường sức đề kháng, chống mất nước.
- Có thể sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ loại bỏ triệu chứng bệnh như nước súc miệng trị viêm họng, thuốc xịt viêm họng, kẹo ngậm đau họng.
Bệnh nhân cần tuân thủ uống thuốc theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng hoặc tự ý thêm giảm liều lượng thuốc có thể khiến cơ thể gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Tham Khảo Ngay: Phương Pháp Chữa Viêm Họng Bằng Bấm Huyệt Đơn Giản Mà Hiệu Quả
Kiểm soát và cải thiện triệu chứng tại nhà
Ngoài việc uống thuốc điều trị bệnh theo đơn, bệnh nhân có thể tự cải thiện triệu chứng thông qua một số việc như đơn giản như:
- Uống nhiều nước, nhất là các loại trà thảo dược từ thiên nhiên ấm nóng để giúp giảm triệu chứng đau rát họng, ngứa họng.
- Ăn nhiều trái cây, hoa quả tươi để giúp tăng cường Vitamin, khoáng chất.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thức ăn dành cho người bệnh viêm họng cần trơn mềm, dễ nuốt, nấu chín kỹ càng.
- Nghỉ ngơi nhiều để giúp cơ thể lấy lại sức, tránh làm việc nặng hoặc thức khuya.
- Kiêng rượu bia, thuốc lá, nước đá lạnh, tránh xa các tác nhân gây dị ứng như hải sản, phấn hoa, chất độc hóa học.
- Có thể sử dụng thêm các loại kem dưỡng da để giúp làm ẩm da, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.
- Giảm triệu chứng ngứa ngáy ngoài da bằng các mẹo dân gian như sử dụng lá trà xanh, lá bạc hà, lá khế, lá đơn đỏ, lá nhọ nồi, lá mướp đắng.
Xem thêm: Đau Họng, Viêm Họng Buồn Nôn Có Phải Bệnh? Cách Điều Trị
Biện pháp phòng ngừa viêm họng phát ban hiệu quả
Có thể nói bệnh viêm họng phát ban tuy mức độ nguy hiểm không cao, nhưng các triệu chứng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng công việc, cuộc sống của người bệnh. Do đó bên cạnh điều trị triệt để bệnh, chúng ta nên có biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát cũng như tránh nguy cơ bệnh khởi phát một cách thấp nhất.
Để phòng ngừa bệnh viêm họng phát ban, mỗi chúng ta nên thực hiện tốt những vấn đề cơ bản dưới đây:
- Tránh tiếp xúc với những trường hợp đang mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp như viêm họng cấp, viêm amidan, viêm mũi họng cấp.
- Nên bịt khẩu trang cẩn thận khi đến những nơi đông người. Khi hắt xì hơi, ho nên dùng khuỷu tay hoặc tay che miệng, sau đó rửa sạch tay bằng xà phòng, dung dịch cồn sát khuẩn.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng đều đặn mỗi ngày, súc họng bằng nước muối sinh lý.
- Khi ra đường cần giữ ấm cơ thể, nhất là vào thời điểm thời tiết lạnh, khí hậu thay đổi thất thường.
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể thông qua một số việc đơn giản như ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao, uống nhiều nước, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga, ăn kem lạnh, uống nước đá lạnh.
- Những người có cơ địa dị ứng tránh tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông thú, chất độc hóa học, len dạ, nếu tính chất công việc cần tiếp xúc thì nên mặc đồ bảo hộ cẩn thận. Đồng thời nên hạn chế ăn các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao.
- Trường hợp cơ thể có sức đề kháng yếu kém, mắc các bệnh lý nền như viêm xoang, hen suyễn nên hạn chế nằm ngủ bằng máy lạnh thường xuyên.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, giữ không gian thoáng mát, đặc biệt là phòng ngủ.
Trên đây là chia sẻ những thông tin cần thiết về bệnh viêm họng phát ban, mọi người có thể tham khảo để nắm rõ hơn, từ đó trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh. Tốt nhất khi thấy cơ thể có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh chúng ta nên chủ động thăm khám ngay, tránh để lâu bệnh tiến triển nặng gây khó chữa, đồng thời ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Có Thể Bạn Muốn Biết:
- Dùng Ô Mai Chữa Viêm Họng: Cách Hay Và Cực Đơn Giản
- Viêm Họng Nên Ăn Trái Cây Gì? Top 18 Loại Quả Cực Tốt