Nội dung chính

Thường xuyên có cảm giác đau họng, viêm họng buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải một số bệnh lý liên quan hệ hô hấp hoặc hệ tiêu hóa như viêm họng cấp, trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản, ung thư dạ dày. Việc nắm rõ nguyên nhân gây đau họng buồn nôn sẽ giúp quá trình điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Triệu chứng viêm họng buồn nôn cảnh báo cơ thể mắc bệnh gì?

Thông thường tình trạng viêm họng buồn nôn sẽ đi kèm với các các triệu chứng điển hình khác như mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, khó chịu ở cổ họng, cơ thể suy nhược. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp hoặc do thói quen sinh hoạt ăn uống không khoa học.

Trường hợp cơ thể thường xuyên có cảm giác buồn nôn, đau họng có thể do các nguyên nhân sau gây nên, cụ thể:

1. Bệnh viêm họng

Triệu chứng đau họng buồn nôn có thể là do cơ thể bạn đang bị bệnh viêm họng. Có nhiều người thắc mắc viêm họng có gây buồn nôn không? Câu trả lời chính xác là có, ở cả thể cấp tính và mãn tính viêm họng đều có thể gây ra triệu chứng buồn nôn, khó chịu, mắc nghẹn ở vùng hầu họng.

Viêm họng buồn nôn
Bệnh viêm họng cấp thường khiến người bệnh có cảm giác đau họng, buồn nôn

Ngoài viêm họng gây buồn nôn thì bệnh lý này còn khiến người bệnh gặp một số triệu chứng bất lợi khác như đau rát cổ họng, ho nhiều, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi thường xuyên rất khó chịu. Nổi hạch dưới cổ, khi thăm khám sẽ thấy niêm mạc họng bị xuất tiết, phù nề, sưng đỏ. Nếu không điều trị triệt để bệnh viêm họng thường có xu hướng tái phát liên tục khi gặp điều kiện thuận lợi, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Cảm cúm thông thường

Bệnh cảm cúm thông thường cũng có thể gây ra triệu chứng đau họng buồn nôn khiến người bệnh khó chịu. Bệnh thường do virus cúm xâm nhập và tấn công vùng hầu họng gây bệnh. Ngoài đau họng buồn nôn, bệnh nhân còn gặp các dấu hiệu khác như sốt cao, khó thở, nghẹt mũi, sổ mũi, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, lờ đờ thiếu năng lượng.

Tuy chưa có thuốc đặc trị bệnh cảm cúm nhưng người bệnh có thể tự cải thiện triệu chứng tại nhà bằng cách áp dụng mẹo dân gian, thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt nếu bệnh tiến triển nặng. Không nên chủ quan trong việc điều trị bệnh bởi vì cảm cúm nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não đe dọa mạng sống người bệnh.

Đừng Bỏ Lỡ: 5 Bài Tập Yoga Chữa Viêm Họng Đơn Giản Và Hiệu Quả Cho Người Bệnh

3. Viêm xoang gây buồn nôn

Viêm xoang là một trong những bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên khó điều trị nhất. Khi lượng dịch nhầy ở các hốc xoang tiết ra quá nhiều khiến cho chúng không được đào thải ra đường mũi, người bệnh sẽ vô tình nuốt phải các chất dịch này. Trong khi đó lượng dịch này thường kèm theo các vi khuẩn, virus độc hại có nguy cơ làm tổn thương niêm mạc họng gây viêm họng.

Đau họng buồn nôn
Bệnh viêm xoang tiến triển nặng có thể khiến người bệnh bị đau họng buồn nôn

Ngoài triệu chứng đau họng buồn nôn thì người bệnh viêm xoang còn gặp phải các dấu hiệu như: Choáng váng, đau nhức vùng mặt trán và mũi, nghẹt mũi khó thở, thường xuyên chảy nước mũi, khứu giác bị suy giảm, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, lờ đờ. Cần điều trị sớm bệnh viêm xoang bởi vì các triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, công việc cũng như sức khỏe người bệnh.

4. Viêm amidan

Viêm họng gây buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị viêm amidan. Khi amidan vùng hầu họng bị vi khuẩn, virus tấn công sẽ bị sưng nề, xuất tiết gây triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, có cảm giác vướng víu, mắc nghẹn ở cổ họng. Ngoài ra còn có thêm các dấu hiệu như sốt cao, hơi thở có mùi hôi, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon miệng, chán ăn, ho nhiều, khàn tiếng.

Viêm amidan có thể gặp bất kỳ đối tượng nào, nhất là trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai. Cần điều trị triệt để bệnh nếu không có thể gây ra các biến chứng như viêm cầu thận cấp tính, sốt tinh hồng nhiệt, sốt thấp khớp, viêm khớp nhiễm trùng, nhiễm trùng tai rất nguy hiểm.

5. Rối loạn tiêu hóa

Những người thường xuyên có thói quen ăn uống không khoa học như ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo, đồ ăn cay nóng, uống rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga, hút thuốc lá, hay ăn đêm có thể bị rối loạn tiêu hóa. Lúc này cơ thể sẽ gặp các triệu chứng như đau họng buồn nôn, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng rất khó chịu.

Viêm họng gây buồn nôn
Ăn uống không điều độ, lạm dụng rượu bia có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau họng, buồn nôn

Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần dừng ngay lại việc ăn uống thiếu lành mạnh, thay vào đó nên cân bằng chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều các thực phẩm tươi xanh như trái cây, rau củ, thịt cá. Ngoài ra có thể uống thêm các loại trà thảo dược ấm nóng, uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

Tìm Hiểu Thêm: 5 Loại Kẹo Ngậm Đau Họng Của Nhật Cải Thiện Viêm Họng Hiệu Quả

6. Trào ngược dạ dày thực quản

Tình trạng đau họng buồn nôn cũng có thể do bệnh lý trào ngược dạ dày gây nên. Người bệnh thường xuyên gặp triệu chứng đau rát họng, ho, ợ hơi, ợ nóng khiến các dịch vị bị đẩy ngược lên vùng hầu họng. Điều này khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương, viêm loét và gây đau rát họng, buồn nôn khó chịu.

Cần thăm khám và điều trị trào ngược dạ dày thực quản càng sớm càng tốt, tránh để lâu gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm loét thực quản trào ngược, hẹp thực quản, thủng thực quản, Barrett thực quản, thậm chí bị ung thư thực quản đối mặt với nguy cơ tử vong cao.

7. Ung thư dạ dày

Tình trạng viêm họng gây buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm. Thông thường, ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu sẽ có những triệu chứng tương tự các bệnh lý viêm nhiễm đường tiêu hóa nhẹ khác như đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng…do đó khi phát hiện ra bệnh thì triệu chứng đã trở nặng.

Viêm họng có gây buồn nôn
Viêm họng gây buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm

Nếu như cơ thể đang gặp phải tình trạng thường xuyên đầy hơi chướng bụng khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, nôn mửa liên tục, ợ nóng, ợ chua…thì nên chủ động thăm khám ngay. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp quá trình chữa trị nhanh khỏi, giảm nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm.

8. Viêm thực quản

Viêm thực quản cũng là một bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên phổ biến, lúc này lớp niêm mạc của thực quản bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này có thể là do nhiễm virus, vi khuẩn độc hại, do chứng trào ngược dạ dày thực quản kéo dài hay do tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây y điều trị bệnh.

Bệnh viêm thực quản thường gây ra một số triệu chứng điển hình như: Đau họng buồn nôn, có cảm giác mắc nghẹn khó nuốt, đau nóng rát ở khu vực hầu họng, ợ nóng khó chịu. Cần khắc phục bệnh sớm, tránh trường hợp tiến triển nặng gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như hẹp thực quản, loét thực quản, hình thành các mô sẹo.

9. Ung thư vòm họng

Khi gặp triệu chứng viêm họng gây buồn nôn, kèm theo các dấu hiệu khác như ù tai, nghe kém, xuất hiện hạch dưới cổ, nghẹt tắc một bên mũi, chảy mũi kéo dài, đau đầu, đau nửa mặt…thì có thể bạn đang bị chứng ung thư vòm họng đe dọa. Lúc này cần phải thăm khám gấp, không nên chần chừ chủ quan có thể khiến bệnh nặng rất khó chữa, người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong cao.

10. Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là chứng bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ nhỏ, được xếp vào bệnh lý mãn tính không thể điều trị dứt điểm, chỉ có thể làm giảm triệu chứng. Vì vậy, người bệnh cần phải chuẩn bị tinh thần để sống chung với bệnh đến suốt đời.

Viêm họng buồn nôn
Hen suyễn kéo dài có thể khiến người bệnh gặp triệu chứng buồn nôn đau họng

Chứng hen suyễn thường khiến người bệnh gặp các triệu chứng như:

  • Viêm họng gây buồn nôn, ho nhiều đặc biệt là về ban đêm.
  • Khó thở, thở khò khè nhất là về mùa lạnh. Thở nhanh, thở gấp khi đi nhiều, vận động mạnh, làm việc quá sức.
  • Mất ngủ về đêm, ngủ ngáy nhiều, ngáy to.
  • Có cảm giác đau tức vùng ngực, nhất là khi ho.

Người bệnh hen suyễn cần thăm khám để biết rõ mức độ bệnh nặng nhẹ, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống điều trị, đồng thời chuẩn bị bình xịt định liều hỗ trợ việc thở trở nên dễ dàng hơn. Loại bình xịt này được xem như vật bất ly thân đối với người bệnh hen suyễn. Khi không có bình xịt người bệnh có thể gặp triệu chứng khó thở, gây nguy cơ tử vong cao.

Đọc Thêm: Viêm Họng Nên Ăn Trái Cây Gì? Top 18 Loại Quả Cực Tốt

11. Do tác dụng phụ của thuốc

Đau họng buồn nôn cũng có thể là do tác dụng phụ của thuốc gây nên. Một số trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau để điều trị bệnh hoặc uống thuốc tránh thai có thể gây nên tình trạng kích ứng dạ dày. Điều này làm cho dạ dày sản sinh và giải phóng một lượng lớn dịch vị acid cao hơn so với bình thường.

Lượng dịch vị này có chứa nhiều acid, việc ợ hơi, ợ nóng thường xuyên có thể khiến cho niêm mạc họng bị bào mòn, tổn thương và gây đau. Nếu như trong quá trình sử dụng thuốc tránh thai hoặc thuốc điều trị bệnh mà cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên thì nên dừng ngay và chủ động thăm khám để có hướng khắc phục.

Phương pháp điều trị viêm họng buồn nôn hiệu quả

Sử dụng thuốc Tây y, áp dụng mẹo dân gian, cải thiện các triệu chứng bệnh tại nhà thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt là những phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với những trường hợp gặp phải tình trạng viêm họng buồn nôn.

Thăm khám và điều trị bệnh

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc xác định bệnh thông qua các triệu chứng lâm sàng trên cơ thể có thể không chính xác tuyệt đối, thậm chí bị nhầm lẫn rất nguy hiểm. Do đó ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường kéo dài khoảng 3 ngày, chúng ta nên chủ động thăm khám ngay.

Viêm họng gây buồn nôn
Cần thăm khám ngay khi triệu chứng viêm họng buồn nôn kéo dài trên 3 ngày

Trường hợp bệnh do tác dụng phụ của thuốc hoặc do rối loạn tiêu hóa bởi chế độ ăn uống không lành mạnh thì bác sĩ sẽ hướng dẫn cách giảm triệu chứng buồn nôn, đau họng tại nhà. Còn nếu như trường hợp viêm họng buồn nôn do cách bệnh lý khác liên quan đến bệnh đường tiêu hóa hoặc hệ hô hấp cần có phác đồ điều trị cụ thể thì mới khỏi bệnh triệt để, đồng thời tránh gặp những biến chứng nguy hiểm.

Phác đồ điều trị bệnh thường là sử dụng thuốc Tây y, các loại thuốc này thường có tác dụng nhanh chóng, tại chỗ. Tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Cải thiện triệu chứng viêm họng buồn nôn tại nhà

Đau họng buồn nôn thường khiến người bệnh có cảm giác bứt rứt, khó chịu. Vì vậy ngoài việc uống thuốc điều trị theo đơn, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo giảm buồn nôn, đau họng tại nhà dưới đây để giúp làm giảm nhanh triệu chứng, chẳng hạn như:

Viêm họng có gây buồn nôn
Uống trà gừng, mật ong ấm nóng có thể làm giảm nhanh triệu chứng đau họng buồn nôn
  • Súc miệng bằng nước muối ấm sẽ giúp cho cổ họng thông thoáng, giảm triệu chứng ngứa rát, đau họng buồn nôn. Đồng thời loại bỏ được các vi khuẩn, virus độc hại trú ngụ trong hầu họng, khoang miệng.
  • Ngậm gừng tươi với muối trong miệng có tác dụng cải thiện chứng đau họng buồn nôn hiệu quả. Bởi vì hoạt chất Beta-zingiberen có trong củ gừng tươi sẽ giúp hạn chế nôn ói, làm dịu họng, giảm đau rát họng.
  • Uống trà mật ong ấm nóng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật, đồng thời làm dịu niêm mạc họng, giảm sưng đau, ngứa rát, buồn nôn hiệu quả.
  • Nên uống nhiều nước lọc để giúp cơ thể bù nước, tránh mất nước đồng thời trung hòa lượng acid dịch vị, cân bằng nồng độ điện giải làm giảm triệu chứng trào ngược gây đau họng, buồn nôn khó chịu.

Các biện pháp cải thiện triệu chứng tại nhà rất đơn giản, được sử dụng bởi các nguyên liệu có sẵn trong nhà, vì vậy mọi người nên tích cực áp dụng để giúp loại bỏ triệu chứng buồn nôn, đau họng khó chịu nhanh chóng.

Viêm họng gây buồn nôn không chỉ là triệu chứng của bệnh viêm họng đơn thuần mà đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải các vấn đề rắc rối khác liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp. Do đó khi thấy triệu chứng bệnh ngày càng tiến triển nặng chúng ta cần chủ động thăm khám để từ đó nắm rõ nguyên nhân, mức độ bệnh và có hướng điều trị đúng đắn, phù hợp nhất.

Có Thể Bạn Muốn Biết:

Triệu chứng liên quan