Viêm Họng Kéo Dài: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Dứt Điểm
Viêm họng kéo dài là bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đây được xem là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng của bệnh cũng như phương pháp điều trị phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.
Viêm họng kéo dài là bệnh gì? Biểu hiện như thế nào?
Viêm họng kéo dài là bệnh lý xảy ra khi niêm mạc họng bị viêm nhiễm. Lúc này, người bệnh cảm thấy đau rát cổ họng, nhất là khi nuốt thức ăn. Thông thường người bị viêm họng, nếu được chăm sóc tốt, tình trạng bệnh sẽ chỉ diễn ra khoảng 5-7 ngày. Sau đó các triệu chứng bệnh sẽ tự hết và không để lại di chứng nào.
Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan và không có biện pháp chữa trị từ sớm, có thể dẫn đến tình trạng viêm họng lâu ngày. Lúc này, cổ họng người bệnh có hiện tượng sưng đau, có thể xuất hiện những vệt đỏ đậm kéo dài 1-2 tuần không khỏi.
Viêm họng kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của bệnh nhân. Thông thường, người gặp tình trạng này sẽ thấy các triệu chứng dưới đây kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm:
- Thường xuyên cảm thấy muốn khạc nhổ vì dịch đờm vướng ở cổ gây cảm giác khó chịu
- Ho lâu ngày, ho khan, ho có đờm gây khàn tiếng
- Đau rát khi nói to, uống nước hoặc nuốt thức ăn
- Soi họng thấy sưng to, khi sờ bên ngoài có cảm giác nổi hạch dưới cằm
Đọc thêm: Viêm Họng Ho Ra Máu Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nào?
Nguyên nhân nào gây viêm họng lâu ngày không khỏi?
Nếu muốn chấm dứt những triệu chứng phiền toái do viêm họng lâu ngày gây nên, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Thông thường có những nguyên nhân được kể dưới đây:
Nguyên nhân khách quan: Môi trường sống xung quanh có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng viêm họng, đặc biệt là viêm họng kéo dài. Dưới đây là 2 tác nhân chính gây ra bệnh lý này:
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, chất thải là nguyên nhân khiến bệnh viêm họng kéo dài không khỏi. Đặc biệt, trẻ nhỏ và người có sức đề kháng yếu thì tình trạng này rất dễ xảy ra.
- Thời tiết thay đổi đột ngột: Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thường thay đổi đột ngột. Vì vậy, cơ thể sẽ không kịp thích nghi với môi trường sống và dễ dàng bị các virus, vi khuẩn xâm nhập gây viêm họng.
Nguyên nhân chủ quan: Bên cạnh những nguyên nhân khách quan kể trên, tồn tại một số nguyên nhân chủ quan khiến viêm họng kéo dài:
- Do niêm mạc họng và sức đề kháng của người bệnh yếu nên họng dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây hại bên ngoài. Đây chính là lý do khiến các triệu chứng ho, rát họng liên tục tiếp diễn, kéo dài không khỏi.
- Người bệnh chủ quan, không thăm khám và có các biện pháp điều trị bệnh kịp thời.
- Người bệnh tự ý sử dụng thuốc kháng sinh lâu ngày và không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể bị nhờn thuốc, các triệu chứng bệnh không thuyên giảm dẫn đến viêm họng mãn tính.
- Chế độ ăn uống không hợp lý cũng khiến bệnh lý này kéo dài không khỏi như: uống nhiều nước đá, đồ uống có gas, rượu bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng,…
Có thể bạn quan tâm: Trẻ Bị Viêm Họng Tái Đi Tái Lại: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Bệnh viêm họng kéo dài không khỏi có nguy hiểm không?
Mọi người thường có tâm lý chủ quan, nghĩ viêm họng là bệnh lý thông thường, không gây biến chứng. Vậy viêm họng kéo dài bao lâu thì nguy hiểm?Nếu cảm thấy những biểu hiện viêm họng kéo dài quá 7 ngày, người bệnh không nên bỏ qua. Bởi tình trạng này dễ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
- Viêm amidan: Amidan nằm gần khu vực vòm họng nên khi bị viêm họng kéo dài, khu vực xung quanh cũng sẽ bị tấn công bởi các virus, vi khuẩn, khiến amidan sưng to, chèn họng, từ đó dẫn đến việc ăn uống, phát âm của người bệnh càng trở nên khó khăn hơn.
- Áp xe vòm họng: Bệnh lý này xuất hiện do vùng khoảng trống giữa cân trước sống và thành sau họng bị viêm nhiễm. Đây được xem là bệnh nhiễm khuẩn nặng, không thể tự khỏi, thậm chí nếu bệnh nặng có thể gây chèn ép đường thở và dẫn đến tử vong.
- Viêm thanh quản: Triệu chứng bệnh kéo dài khiến người bệnh luôn trong trạng thái đau họng kéo dài không khỏi, khô rát, khó nói, tức ngực, khàn tiếng hay khó thở,… Nếu bệnh trở nặng, dẫn đến viêm thanh quản mãn tính sẽ gây nguy hiểm, sưng huyết phù nề dây thanh quản, khó nuốt, khó thở.
- Ung thư vòm họng: Tình trạng viêm họng lâu ngày khiến các tế bào niêm mạc họng bị phá hủy hoàn toàn, không có khả năng phục hồi, từ đó gây ung thư vòm họng và nguy cơ tử vong là rất cao.
- Một số biến chứng khác: Viêm họng kéo dài không chỉ dễ gây biến chứng như viêm amidan, áp xe vòm họng, ung thư vòm họng, viêm thanh quản, mà còn có khả năng dẫn đến các bệnh lý khác như: viêm tai giữa, viêm phổi, thấp tim, viêm cầu thận,…
Nhìn chung, viêm họng lâu ngày rất nguy hiểm và để lại những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Do vậy, ngay từ khi có các triệu chứng ban đầu của viêm họng, người bệnh không nên chủ quan.
Đọc thêm: Viêm Họng Khó Thở Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả
Cách điều trị viêm họng kéo dài an toàn, dứt điểm
Người bệnh có thể điều trị viêm họng lâu ngày một cách triệt để nếu kiên trì và tìm được phương pháp phù hợp. Hiện nay có 3 phương pháp được áp dụng phổ biến để điều trị bệnh này là Tây y, mẹo dân gian và Đông y.
Sử dụng thuốc Tây y điều trị nhanh chóng viêm họng kéo dài
Trong cuộc sống hiện đại, bận rộn như ngày nay, rất nhiều người bệnh lựa chọn thuốc Tây y để điều trị viêm họng kéo dài do sự hiệu quả cũng như tác dụng nhanh chóng, tức thì của chúng. Phần lớn, các triệu chứng như đau họng, rát cổ, ho khan, viêm họng khàn tiếng kéo dài sẽ sớm được loại bỏ sau một thời gian sử dụng thuốc. Một số nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm họng lâu ngày là:
- Thuốc kháng sinh: Đây là loại thuốc có khả năng ngăn chặn và tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn gây viêm họng. Thông thường, người bệnh được kê các loại thuốc như Cephalexin, amoxicillin.
- Thuốc giảm ho, hạ sốt: Khi bệnh kéo dài có thể gây ra hiện tượng sốt kèm theo ho, do niêm mạc vòm họng bị viêm nhiễm. Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc giảm ho, hạ sốt để giảm các triệu chứng này.
- Thuốc chống viêm corticoid: Đây là thuốc có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp hồi phục niêm mạc vòm họng bị tổn thương.
Ngoài 3 nhóm thuốc chính kể trên, tùy thuộc vào tình trạng, sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê thêm các loại vitamin và thuốc bổ khác. Các loại thuốc này góp phần tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể hồi phục nhanh sau quá trình điều trị lâu dài.
Nhìn chung, đây là phương pháp đem lại hiệu quả nhanh chóng. Các triệu chứng của bệnh có thể tan biến sau 3-5 ngày sử dụng thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây lâu dài cũng có nhiều nhược điểm như:
- Tổn thương gan, thận, dạ dày nếu dùng thuốc lâu dài
- Người bệnh bị nhờn thuốc, sau một thời gian sử dụng, thuốc Tây không còn tác dụng nữa.
Vì vậy, nếu người bệnh muốn điều trị viêm họng kéo dài bằng thuốc Tây cần cân nhắc kỹ lưỡng và hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng.
Chuyên gia giải đáp: Tham Khảo Các Loại Thuốc Điều Trị Viêm Họng Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Mẹo dân gian hỗ trợ chữa bệnh an toàn
Các mẹo dân gian thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm. Tuy nhiên, người bệnh không nên kỳ vọng quá nhiều về phương pháp này trong việc điều trị viêm họng kéo dài. Bởi đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, được sử dụng kết hợp với phác đồ điều trị chuyên sâu của bác sĩ để tăng khả năng trị bệnh trong thời gian ngắn.
Trà chanh mật ong hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh
Trà chanh mật ong là mẹo dân gian chữa viêm họng được ông cha ta lưu truyền và kiểm chứng hiệu quả từ ngàn đời nay. Khả năng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu sưng của mật ong kết hợp cùng hàm lượng lớn vitamin C có trong chanh sẽ giúp cổ họng thông thoáng, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế tình trạng viêm họng khàn tiếng kéo dài.
Cách thực hiện:
- Ngâm 500g chanh vào dung dịch nước muối trong 30 phút để loại bỏ vi khuẩn rồi vớt ra, đem phơi khô
- Sau đó thái chanh thành từng lát mỏng để xếp vào lọ thủy tinh. Mỗi lớp chanh cho một lượng mật ong vừa phải để mật ong thấm vào chanh.
- Đạy lọ lại và ngâm trong 2 tuần là có thể sử dụng.
- Mỗi lần sử dụng, hãy ngậm miếng chanh trong miệng khoảng 5 phút. Mỗi ngày 2-3 lần, bạn sẽ thấy cổ họng dịu hẳn, hiện tượng sưng đau thuyên giảm rõ rệt.
Tham khảo thêm: Bỏ Túi TOP 7 Cách Chữa Đau Họng Bằng Mật Ong Cực Hay Tại Nhà
Chữa viêm họng kéo dài bằng vỏ quýt
Vỏ quýt hay còn gọi là trần bì, đây là một trong những nguyên liệu được dùng để trị viêm họng từ thời xưa. Sở dĩ như vậy là do trong vỏ quýt có chứa Limonene và Alpha terpinene, có tác dụng làm tăng tiết dịch niêm mạc họng, giảm khô rát họng và long đờm hiệu quả. Do đó, tình trạng viêm họng kéo dài cũng được cải thiện phần nào.
Cách thực hiện:
- Đem 500g vỏ quýt rửa sạch rồi cắt nhỏ thành từng sợi.
- Dùng 1 củ gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi đập dập thành từng miếng nhỏ.
- Sau đó cho vỏ quýt và gừng vào chén sạch, đem hấp cách thủy trong khoảng 30 phút
- Người bệnh ăn hỗn hợp gừng và vỏ quýt trên mỗi ngày 2-3 lần. Kiên trì thực hiện phương pháp này trong khoảng 5-7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Gừng làm thuyên giảm các triệu chứng viêm họng
Trong Đông y, gừng là loại gia vị mang tính ấm, vị cay nồng nên có tác dụng trị cảm lạnh, ho hay viêm họng. Bên cạnh đó, các tài liệu y học hiện đại chỉ ra rằng, trong gừng chứa nhiều chất Gingerol giúp chống viêm, giảm đau rất tốt. Chính vì vậy, loại gia vị này rất thích hợp trong việc điều trị viêm họng.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Gừng đem cạo vỏ, rửa sạch rồi đập dập và thái thành các lát mỏng. Sau đó có thể ngậm trực tiếp lát gừng cho đến khi cảm thấy hết cay thì nuốt bã.
- Cách 2: Lấy 1 củ gừng cạo vỏ, rửa sạch, đập dập rồi hãm chung với 200ml nước sôi. Khoảng 15 phút sau, cho thêm 2 thìa mật ong, khuấy đều và uống khi còn ấm.
Đọc thêm: Bỏ Túi 9 Cách Trị Viêm Họng Hạt Bằng Gừng Tại Nhà Hiệu Quả Bất Ngờ
Bài thuốc Đông y điều trị dứt điểm viêm họng lâu ngày
Chữa viêm họng lâu ngày bằng phương pháp Đông y đang dần trở thành xu hướng trong những năm gần đây. Bởi các bài thuốc có sự kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau, được nghiên cứu kỹ lưỡng, vừa có tác dụng điều trị bệnh dứt điểm, vừa giúp bồi bổ cơ thể và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Chính vì vậy, để điều trị viêm họng kéo dài không khỏi, các bài thuốc Đông y có ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa viêm họng lâu ngày hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng.
Bài thuốc thứ nhất:
- Thành phần: 20g kim ngân; 12g mỗi loại kinh giới, liên kiều, sinh địa, cương tàm, huyền sâm, ngưu bàng tử; 6g bạc hà; 4g mỗi loại cam thảo, cát cánh.
- Liều dùng: Sắc bài thuốc trên và chia làm 2 lần uống trong ngày. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên uống vào buổi sáng và tối.
Bài thuốc thứ 2:
- Thành phần: 12g mỗi loại sinh địa, thổ phụ linh; 7g hoàng bá; 6g mỗi loại huyền sâm, liên kiều; 4g mỗi loại tiền hồ, thăng ma, kinh giới; 3g mỗi loại xạ can, cát cánh.
- Liều dùng: Dùng các thảo dược trên đem sắc cùng 500ml nước. Sau đó để nguội rồi uống 2 lần trong ngày. Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, người bệnh nên uống khi đói.
Bài thuốc thứ 3:
- Thành phần: 12g mỗi loại huyền sâm, kim ngân, sinh địa; 8g mỗi loại bạc hà, cỏ nhọ nồi, tang bạch bì; 4g xạ can.
- Liều dùng: Đem các thảo dược đã chuẩn bị sắc cùng 500ml nước rồi để nguội. Thuốc dùng để uống trong ngày, chia làm 2 lần vào buổi sáng và tối. Sau khoảng 1 tuần, các triệu chứng viêm họng lâu ngày thuyên giảm đáng kể.
Xem chi tiết: TOP Các Bài Thuốc Đông Y Trị Viêm Họng An Toàn, Hiệu Quả Tận Gốc
Một số lưu ý cần thiết trong quá trình điều trị
Để rút ngắn thời gian điều trị viêm họng kéo dài và ngăn ngừa bệnh tái phát, bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần chú trọng đến các vấn đề dưới đây:
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc họng như khói bụi, thuốc lá, rượu bia, nước đá lạnh
- Khi ở trong phòng điều hòa, không nên để nhiệt độ quá thấp. Lúc này, người bệnh nên sử dụng thêm đèn phun sương hoặc đèn xông tinh dầu để cân bằng độ ẩm trong phòng.
- Khi trời lạnh, cần chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là vùng mũi, cổ họng và bàn chân.
- Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài để tránh hít phải khói bụi, chất ô nhiễm
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ răng miệng, mũi và cổ họng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ trong thời gian điều trị bệnh
- Khi tình trạng bệnh kéo dài quá 7 ngày, hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp mọi người trả lời được câu hỏi viêm họng kéo dài là bệnh gì, nguyên nhân do đâu và cách điều trị ra sao. Tuy đây không phải bệnh lý nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, song người bệnh không nên chủ quan, sớm thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
Bài viết xem thêm
- Tham Khảo TOP 10+ Thuốc Trị Đau Họng Của Nhật Tốt Nhất Hiện Nay
- Viêm Họng Bội Nhiễm Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Giải Pháp Điều Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!