Rát cổ họng là một trong những triệu chứng phổ biến mà chúng ta thường gặp trong đời sống hàng ngày. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do vùng hầu họng bị nhiễm lạnh, chế độ ăn uống không lành mạnh, ảnh hưởng bởi môi trường ô nhiễm. Ngoài ra đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên. Việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ hỗ trợ quá trình điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.
Cổ họng đau rát nguyên nhân do đâu?
Tình trạng đau rát họng khiến cho người bệnh luôn cảm thấy vướng víu khó chịu, mệt mỏi. Triệu chứng cổ họng đau rát sẽ tăng dần lên khi chúng ta nói, nuốt nước miếng, uống nước, nhai nuốt thức ăn. Tùy vào cơ địa, nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh nặng nhẹ mà ngoài tình trạng rát cuống họng thường kèm theo một số triệu chứng khác như sốt cao 38 – 40 độ C, ho, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, xuất hiện hạch cổ, khàn tiếng, có cảm giác vướng víu ở cổ, ăn không ngon miệng, chán ăn, sụt cân, đau tức ngực.
Khi bị đau rát họng kèm theo những triệu chứng nêu trên có thể bạn đang gặp phải một số rắc rối như:
1. Do tính chất công việc
Nguyên nhân cơ bản đầu tiên mà rất nhiều người gặp phải tình trạng đau rát cổ họng là do tính chất công việc. Những công việc đòi hỏi phải nói thường xuyên, nói to, nói nhiều như giáo viên, ca sĩ, dẫn chương trình, phóng viên, nhân viên bán hàng, tư vấn khách hàng, luật sư, gia sư…thường có nguy cơ cao gặp phải tình trạng đau rát cổ họng.
Ngoài ra, những người thường xuyên làm việc trong môi trường bụi bẩn, ô nhiễm không khí, tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại, len sợi tổng hợp, lông thú, ngồi phòng máy lạnh cũng có nguy cơ dễ bị đau rát cổ họng. Thông thường những trường hợp đau rát cuống họng do tính chất công việc sẽ không gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và không đi kèm với những triệu chứng khác, do đó bạn không nên quá lo lắng.
2. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Cổ họng là nơi tiếp nhận thức ăn để đưa chúng đi vào bên trong cơ thể, thế nhưng có nhiều người không chú ý đến chế độ ăn uống, thường xuyên ăn các đồ thô cứng, sử dụng đồ ăn chế biến sẵn, lạm dụng nước đá lạnh, kem lạnh, rượu bia, nước ngọt có ga. Chính những thói quen không lành mạnh này khiến cho vùng niêm mạc họng bị tổn thương gây ra triệu chứng đau rát cổ họng, ho, khàn tiếng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Thậm chí có nhiều trường hợp khi ăn không cẩn thận, không nhai kỹ khiến cho thức ăn không được nghiền nhuyễn, khi đi qua vùng hầu họng bị kẹt lại hoặc cũng có thể bị hóc xương cá, hóc viên thuốc. Nếu như dị vật quá lớn sau khoảng 1 giờ đồng hồ vẫn chưa thể lấy ra được thì bệnh nhân cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ y tế. Không nên tự ý dùng que hoặc các vật nhọn khác để gắp dị vật vì có thể khiến chúng đi vào sâu hơn, chảy máu niêm mạc gây nhiễm trùng.
Có Thể Bạn Chưa Biết: Gợi ý 7 Cách Trị Rát Cổ Họng Tại Nhà Hiệu Quả Cho Người Bệnh
3. Đau rát họng do viêm họng
Viêm họng được xem là một trong những chứng bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến nhất khiến cho người bệnh phải chịu tình trạng đau rát cổ họng. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do cơ thể có sức đề kháng yếu bị các tác nhân xấu như vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công vùng hầu họng khiến cho niêm mạc họng bị viêm nhiễm, tổn thương.
Ngoài đau rát cuống họng thì người bệnh viêm họng còn gặp phải các triệu chứng điển hình khác như sốt cao, người nóng bừng, khô miệng, đắng miệng, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, buồn nôn, hắt xì hơi, nghẹt mũi, chảy mũi thường xuyên, ho nhiều, khạc nhổ.
Viêm họng cấp nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ nhanh chóng giảm bớt và khỏi hẳn sau vài ngày. Nhưng nếu như không được can thiệp kịp thời hoặc chủ quan không điều trị sẽ khiến cho các triệu chứng ngày càng trầm trọng, chuyển sang thể mạn tính rất khó chữa, dễ tái phát bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi.
4. Viêm thanh quản gây đau rát họng
Thanh quản là một bộ phận nằm ở vùng hầu họng, đảm nhiệm chức năng liên quan đến vấn đề phát âm, thở…Vì một lý do nào đó khiến cho dây thanh âm bên trong hoặc toàn bộ thanh quản bị sưng to, phù nề dẫn đến viêm. Đặc trưng của viêm thanh quản là đau rát họng, ngứa ngáy cổ họng, ho khan, khàn tiếng, nổi hạch ở cổ, tăng thân nhiệt, cơ thể mệt mỏi.
Các triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Tuy nhiên nếu như được chữa trị đúng cách, kịp thời sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, thanh quản lại trở về trạng thái hoạt động như ban đầu. Một số trường hợp không được can thiệp đúng cách hoặc chủ quan có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản phổi, hẹp đường thở đe dọa mạng sống người bệnh.
5. Viêm amidan gây đau rát họng, sưng họng
Một trong những bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên gây ra tình trạng đau rát cổ họng mà chúng ta thường gặp phải đó chính là viêm amidan. Khi vùng hầu họng bị các vi khuẩn, virus tấn công khiến cho các tổ chức lympho hoạt động quá tải làm cho chúng bị sưng đau, phù nề, xung huyết. Đặc trưng của bệnh là đau rát họng, ho hen nhiều, triệu chứng này sẽ gia tăng khi người bệnh nhai nuốt thức ăn.
Khi mới khởi phát, bệnh có thể được điều trị dứt điểm nhờ vào việc sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm và cải thiện triệu chứng tại nhà. Tuy nhiên nếu như không điều trị triệt để, bệnh tái đi tái lại liên tục dễ chuyển sang thể mạn tính khiến người bệnh có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này bắt buộc phải tiến hành cắt bỏ amidan thì mới loại bỏ được bệnh.
Tìm Hiểu Thêm: Viêm Họng Uống Thuốc Gì Thì Hiệu Quả? Mách Bạn 7 Loại Thuốc Trị Viêm Họng
6. Khối u thực quản
Do sự tăng sinh tế bào nên các khối u thực quản thường hình thành ở niêm mạc thực quản. Hầu hết các khối u này thường ở dạng lành tính không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên có thể gây ra một số triệu chứng điển hình như có cảm giác vướng víu ở cổ họng, khó nuốt, đau rát họng, tức ngực, dễ bị nôn trớ, viêm loét thực quản.
Mặc dù mang tính chất khối u lành tính, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời có thể tiến triển thành các tế bào ung thư, dẫn đến nguy cơ mắc chứng ung thư thực quản rất nguy hiểm. Do đó, nếu như thấy những dấu hiệu bệnh kể trên chúng ta nên chủ động thăm khám sớm để tránh gặp những vấn đề không đáng có.
7. Do trào ngược dạ dày thực quản
Hội chứng trào ngược dạ dày là một bệnh lý phổ biến thuộc hệ tiêu hóa, nhưng lại tác động rất lớn đến đường hô hấp trên, đặc biệt là vùng hầu họng. Khi mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh thường gặp các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, đau ngực, đau rát cuống họng, khó nuốt, có cảm giác mắc nghẹn ở cổ.
Khi ợ các dịch vị từ dạ dày trào ngược lên vùng hầu họng, chúng có chứa một lượng acid rất cao khiến cho cổ họng bị ảnh hưởng, lâu dần niêm mạc họng bị bào mòn gây viêm nhiễm. Chứng trào ngược dạ dày kéo dài có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như ho mãn tính, hen suyễn, mất ngủ, viêm thực quản, hẹp thực quản, ung thư biểu mô tuyến thực quản.
8. Rát họng do chảy dịch mũi sau
Cổ họng đau rát cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị chảy dịch mũi sau. Thông thường chúng ta hay có thói quen nuốt chất nhầy một cách tự nhiên, nuốt trong vô thức nên thường khó phát hiện. Cho đến khi xuất hiện các triệu chứng điển hình như đau rát cổ họng, ngứa họng, cảm giác buồn nôn, ho nhiều vào ban đêm, đờm nhiều ở cổ, hơi thở nặng mùi thì lúc này bệnh đã khá nặng.
Theo các chuyên gia cho biết, hiện tượng chảy dịch mũi sau thường xảy ra đối với những trường hợp có cơ địa mẫn cảm như dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa, lông chó mèo, hóa chất độc hại. Khi các tác nhân này xâm nhập vào vùng niêm mạc họng sẽ gây kích ứng, nghẹt mũi, chảy mũi. Lượng chất nhầy quá nhiều hoặc quá đặc không được thoát ra đường mũi, chúng sẽ chảy ngược về phía sau cổ họng, lâu ngày gây viêm nhiễm.
Đối với những trường hợp này ngoài việc uống thuốc điều trị, chúng ta cần rửa mũi, xịt mũi bằng các dụng cụ chuyên dụng để giúp loại bỏ chất nhầy cũng như vi khuẩn độc hại ra bên ngoài. Đồng thời nên sử dụng máy tạo độ ẩm không khí để tránh tình trạng niêm mạc mũi họng bị khô, gây kích thích nhiều hơn.
9. Mắc chứng bạch cầu đơn nhân
Bạch cầu đơn nhân là một khái niệm khá xa lạ đối với chúng ta, bệnh còn có một số tên gọi khác như bệnh hôn hoặc bệnh truyền nhiễm mono. Bởi vì đây là một chứng bệnh nhiễm virus, có khả năng lây lan nhanh chóng thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của bệnh nhân khi người bệnh hắt hơi, ho hay ăn uống chung đũa muỗng, chén bát.
Khi mắc phải hội chứng này, người bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình như cơ thể mệt mỏi, không có năng lượng, uể oải, đau rát họng, sưng hạch bạch huyết, đau đầu, sốt cao, ăn không ngon miệng, amidan bị sưng và phủ một lớp màng trắng hoặc vàng nhạt bên ngoài, phát ban, đau nhức cơ bắp.
Nếu như gặp những dấu hiệu như chảy máu mũi, cứng cổ, loạn nhịp tim, tim đập nhanh, tức ngực, khở gấp thì người bệnh cần nhanh chóng nhập viện. Một số biến chứng nguy hiểm mà người bệnh bạch cầu đơn nhân có thể gặp phải đó là vỡ lá lách, viêm màng ngoài tim, viêm não, thiếu máu tan máu tự miễn, viêm tủy cắt ngang. Những vấn đề này đều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Tìm Hiểu Thêm: 7 Bài Thuốc Đông y Trị Viêm Họng Lành Tính Và Hiệu Quả Cho Người Bệnh
10. Nhiễm bệnh cảm lạnh, cảm cúm
Cảm lạnh, cảm cúm là những chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên phổ biến nhất mà ai cũng có thể gặp phải, nhất là những người có sức đề kháng yếu kém và trẻ nhỏ. Cảm cúm, cảm lạnh thực chất là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau, nhưng triệu chứng điển hình của bệnh đều là đau rát cổ họng, nổi hạch cổ, cơ thể mệt mỏi, sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, niêm mạc họng bị phù nề, xung huyết.
Nói về tính chất nguy hiểm thì cảm lạnh thường nhẹ hơn cảm cúm. Các triệu chứng cảm lạnh sẽ thuyên giảm và biến mất sau khoảng 1 tuần điều trị đúng cách mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Còn cảm cúm nếu như không được can thiệp kịp thời có thể gây ra một số biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi đe dọa mạng sống con người.
11. Đau rát họng có thể do bệnh ung thư
Nếu như chứng đau rát họng được cải thiện và thuyên giảm sau khoảng 2 tuần khởi phát thì không phải lo lắng. Nhưng nếu như trên 2 tuần điều trị vẫn không có dấu hiệu giảm dần thì chắc chắn vùng hầu họng đang gặp phải những vấn đề rắc rối nguy hiểm, người bệnh cần thăm khám ngay. Một số bệnh lý nguy hiểm mà chúng ta có thể gặp phải đó là ung thư thực quản, ung thư vòm họng, ung thư hạ họng.
Nếu như không may mắc các chứng bệnh ung thư vùng hầu họng giai đoạn nặng thì khả năng chữa khỏi bệnh là rất thấp. Người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp xạ trị, hóa trị bằng hóa chất để kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
Ngoài những nguyên nhân cơ bản nêu trên, tình trạng cổ họng đau rát xảy ra cũng có thể do một số yếu tố hay ảnh hưởng của các bệnh lý khác như: Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm VA, viêm mũi họng cấp, căng thẳng, stress quá mức.
Đau rát họng khi nào cần gặp bác sĩ?
Như đã chia sẻ, tình trạng đau họng ít khi xuất hiện đơn lẻ mà thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác. Trường hợp đau cổ họng được cải thiện sau vài ngày điều trị tại nhà thì không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu như sau 1 tuần áp dụng các mẹo dân gian, sử dụng kẹo ngậm đau họng nhưng vẫn không khỏi bệnh, kèm theo những triệu chứng sau đây thì chúng ta cần thăm khám gấp, cụ thể.
- Sốt cao 38 – 40 độ C, kéo dài liên tục vài ngày không có dấu hiệu giảm mặc dù đã được chườm mát, uống thuốc hạ sốt.
- Khi khạc nhổ thấy có máu tươi xuất hiện trong đờm hoặc nước bọt.
- Hạch sưng to ở cổ họng, hai bên góc hàm, khi đè vào có cảm giác đau.
- Đau họng quá mức dẫn đến tình trạng khó há miệng, khó nhai nuốt, sụt cân nhanh.
- Trên các amidan có phủ một lớp màng vàng/trắng hoặc mủ.
- Xuất hiện khối u ở cổ kèm theo triệu chứng khó thở, đau tức ngực.
- Khàn tiếng kéo dài hơn 10 ngày, thậm chí bị mất tiếng tạm thời.
- Phát ban ngứa ngáy khó chịu, ho nhiều về đêm gây mất ngủ, cơ thể suy nhược nghiêm trọng.
Xem Thêm: Cách Trị Viêm Họng Hạt Bằng Mật Ong Đơn Giản Và Hiệu Quả Tại Nhà
Cách trị đau họng rát cổ hiệu quả nhất
Để loại bỏ triệu chứng đau họng rát cổ nhanh chóng, triệt để các bác sĩ cần phải thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào nguyên nhân, bệnh lý cụ thể, tính chất bệnh, mức độ bệnh nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.
Thông thường đau rát cổ họng do vi khuẩn, virus tấn công sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm điều trị. Song song với đó là tự cải thiện triệu chứng tại nhà thông qua các hoạt động như ăn uống khoa học, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nghỉ hơi hợp lý, áp dụng mẹo dân gian. Cụ thể từng phương pháp điều trị bệnh như sau:
1. Sử dụng thuốc Tây y
Những trường hợp bệnh do các loại vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, bác sĩ cần kê đơn thuốc kháng sinh thì mới có thể loại bỏ được tác nhân gây bệnh. Lưu ý thuốc này không chỉ định cho những trường hợp sổ mũi, nghẹt mũi, cảm lạnh thông thường do các chứng bệnh này thường do virus gây ra.
Thuốc kháng viêm cũng là nhóm thuốc quan trọng được chỉ định để điều trị bệnh, thuốc có khả năng loại bỏ viêm nhiễm tại chỗ và ngăn ngừa tình trạng viêm lây lan qua những bộ phận lân cận. Ngoài hai loại cơ bản nói trên, bệnh nhân còn được chỉ định sử dụng thêm một số thuốc giảm đau, giảm ho, giảm phù nề, thuốc xịt họng kết hợp rửa mũi, ngậm các loại kẹo ngậm đau họng để nhanh chóng loại bỏ triệu chứng bệnh.
2. Cách trị đau họng, rát cổ bằng mẹo dân gian
Ngoài việc uống thuốc theo đơn điều trị bệnh, chúng ta có thể áp dụng các cách trị đau họng tại nhà đơn giản dưới đây để giúp làm giảm nhanh triệu chứng, chẳng hạn như:
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt do đó súc họng bằng nước muối sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm nhanh triệu chứng đau họng. Nên súc bằng nước muối ấm, khi súc nên ngửa cổ ra phía sau để tinh chất muối thấm dần vào niêm mạc họng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
- Tắc ngâm mật ong: Lấy khoảng 3 – 4 quả tắc rửa sạch, cắt đôi. Cho vào chén, thêm vào khoảng 3 – 4 muỗng mật ong. Sau đó mang đi hấp cách thủy khoảng 10 phút là có thể dùng được. Ngậm và nuốt tinh chất tắc mật ong ngày 2 lần để giúp làm giảm đau họng.
- Ngậm tỏi tươi: Lấy một tép tỏi tươi bóc vỏ, rửa sạch, cho vào miệng và nhai trực tiếp, ngậm tinh chất trong miệng khoảng 1 – 2 phút và nuốt từ từ phần nước cốt. Phần cái có thể nuốt hoặc nhổ bỏ tùy ý, nên thực hiện ngày 2 – 3 lần, kiên trì vài ngày để thấy triệu chứng bệnh được cải thiện.
- Nhai lá bạc hà: Cách làm này rất đơn giản, chỉ cần lấy 3 – 4 lá bạc hà rửa sạch, cho vào miệng nhai trực tiếp và nuốt phần nước, bỏ phần cái. Nên thực hiện ngày vài lần và liên tục trong vài ngày thì mới có hiệu quả.
Ngoài những mẹo cơ bản nói trên, mọi người có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược thiên nhiên khác để giúp làm giảm các triệu chứng đau rát họng như: Giấm táo, lá tía tô, gừng, rễ cam thảo, hoa cúc, củ cải trắng, quả lê, củ nghệ, chanh đào ngâm mật ong, tắc chưng đường phèn.
Nên làm gì để phòng ngừa đau rát cổ họng?
Đau rát họng không chỉ gây ra nhiều bất lợi trong công việc, cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Do đó chúng ta cần tích cực phòng ngừa bệnh bằng cách chăm sóc tốt cho bản thân thông qua các hoạt động như vệ sinh răng miệng sạch sẽ, có chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, cụ thể:
- Hạn chế nói nhiều, nói to để tránh tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương gây viêm.
- Khi thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là vào mùa lạnh cần giữ ấm cơ thể, nhất là vùng hầu họng.
- Bịt khẩu trang khi ra đường, hạn chế tiếp xúc với các chất độc hóa học, nước thải ô nhiễm, khói bụi, nấm mốc, lông động vật, phấn hoa.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn để súc miệng, súc họng loại bỏ vi khuẩn.
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tránh để bụi bẩn, nấm mốc phát triển, tạo không gian mát mẻ, thoáng khí.
- Những thực phẩm như nước đá lạnh, kem, rượu bia, nước ngọt, thuốc lá đều là những yếu tố khiến bệnh khởi phát, do đó nên hạn chế dùng hoặc sử dụng đúng cách, không quá lạm dụng.
- Hạn chế sử dụng các đồ ăn chế biến bằng cách chiên xào, có gia vị cay nóng, nhiều chất béo, đồ ăn thô cứng, đồ ăn chế biến sẵn.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng sức đề kháng, đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều vitamin C, rau xanh, hoa quả tươi.
- Uống nhiều nước lọc để tránh tình trạng khô họng, đồng thời nên bổ sung thêm các loại nước ép hoa quả tươi, trà thảo dược ấm nóng.
- Ngủ đủ giấc, tập thể dục thể thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật.
- Trường hợp mắc các chứng viêm nhiễm đường hô hấp trên ở thể nhẹ như viêm họng cấp, viêm mũi họng cấp, viêm thanh quản, viêm phế quản…chúng ta nên thăm khám và điều trị triệt để bệnh, không nên để triệu chứng tiến triển thành thể mạn tính sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là gợi ý một số nguyên nhân và cách trị đau họng rát cổ đơn giản hiệu quả, mọi người có thể tham khảo để nắm rõ hơn. Theo các chuyên gia, tình trạng đau rát họng không chỉ là triệu chứng của các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên bình thường, mà đây còn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm khác liên quan đến ung thư vùng hầu họng. Do đó, cần chủ động thăm khám và có hướng điều trị đúng đắn, tránh để lâu bệnh nặng gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.
Có Thể Bạn Muốn Biết:
- Người Bị Viêm Họng Hạt Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Là Tốt Nhất?
- Danh Sách 5 Kẹo Ngậm Đau Họng Của Nhật Hiệu Quả Nhất
- Review 10+ Loại Thuốc Chữa Viêm Họng Của Mỹ Tốt Nhất