Viêm Họng Bạch Cầu Tăng Cao Và Cách Chữa Trị Tốt Nhất

Viêm họng bạch cầu tăng cao là một trong những dạng viêm họng khá hiếm gặp, tuy nhiên có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Khi mắc phải chứng bệnh này không chỉ gây ra nhiều bất lợi trong cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Trường hợp không được thăm khám và chữa trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Viêm họng bạch cầu tăng cao là gì?

Trong y học, bạch cầu hay còn có tên gọi khác là tế bào máu trắng, nhằm phân biệt với hồng cầu cũng có trong máu. Lượng bạch cầu này đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân độc hại tấn công và xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Đặc biệt là các chứng bệnh nhiễm ký sinh trùng, nhiễm vi khuẩn, virus, nhiễm độc.

Chỉ số bạch cầu ở mức bình thường sẽ dao động trong khoảng 4.000 – 10.000/mm3 máu, nếu như vượt quá 10.000mm3 máu tức là bạch cầu cao. Như vậy, có thể hiểu được viêm họng bạch cầu tăng cao tức là khi vùng hầu họng bị các loại vi khuẩn, virus độc hại xâm nhập gây viêm nhiễm, niêm mạc họng bị tổn thương nghiêm trọng, lúc này lượng bạch cầu trong máu gia tăng nhằm mục đích chống lại các tác nhân xấu gây bệnh, bảo vệ cơ thể tránh những rủi ro có thể xảy ra, nhưng tăng vượt mức.

Viêm họng bạch cầu tăng cao
Khi bị viêm họng, lượng bạch cầu tăng để giúp cơ thể chống lại mầm bệnh nhưng ở mức quá cao

Cùng với viêm họng cấp, viêm họng hạt, viêm mũi họng cấp thì viêm họng bạch cầu tăng cao cũng là một trong những căn bệnh về đường hô hấp trên, tuy nhiên mức độ phổ biến khá thấp. Tỷ lệ người mắc bệnh ít, nhưng mức độ nguy hiểm cao, bởi vì ngoài nguyên nhân viêm họng khiến chỉ số bạch cầu tăng cao thì có nhiều trường hợp cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số căn bệnh nguy hiểm khác chẳng hạn như viêm gan, viêm phổi, viêm ruột thừa, ung thư máu.

Do đó ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường cảnh báo viêm họng thì chúng ta nên thăm khám ngay. Ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng thì bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm máu để đưa ra chẩn đoán chính xác. Trường hợp thấy chỉ số bạch cầu trong máu tăng cao so với mức bình thường, lúc này cần tiến hành khám tổng quát hoặc áp dụng phương pháp khám cận lâm sàng để tránh nguy cơ bỏ sót bệnh.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm họng bạch cầu tăng cao chủ yếu là do các loại virus, vi khuẩn độc hại xâm nhập cơ thể, đặc biệt là vùng hầu họng gây viêm nhiễm, tổn thương. Bạch cầu được ví như một đội quân giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Do đó, một khi cơ thể bị các tác nhân độc hại tấn công gây nguy hiểm thì chắc chắc lượng bạch cầu sẽ tăng cao để thực hiện nhiệm vụ.

Ngoài nguyên nhân chính do các loại vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh thì viêm họng bạch cầu tăng cao khởi phát cũng có thể do một số yếu tố nguy cơ sau đây tác động, cụ thể như:

  • Người bệnh viêm họng mắc song song các hội như Fanconi, Wiskott Aldrich, Down, Bloom, bệnh máu trắng, lao phổi, ho gà, xơ màng phổi, thấp khớp, áp xe gan cũng có thể khiến cho lượng bạch cầu dễ dàng tăng cao.
  • Những trường hợp thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng thuốc có chứa thành phần Epinephrine, Corticosteroids, tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại như thuốc trừ sâu, tia bức xạ sẽ khiến cho cơ thể dễ mắc chứng viêm họng bạch cầu tăng cao. Còn nếu như đã mắc căn bệnh này mà tiếp xúc với các yếu tố này sẽ khiến các triệu chứng bệnh ngày càng tiến triển nặng nề hơn.

Việc nắm rõ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ sẽ giúp người bệnh dễ dàng biết cách phòng ngừa, làm giảm nguy cơ thấp nhất mắc bệnh. Đồng thời giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ, tính nguy hiểm của bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Tham Khảo Ngay: 5 Cách Chữa Viêm Họng Mủ ở Trẻ Em Tại Nhà Hiệu Quả Bạn Đừng Bỏ Qua

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng bạch cầu tăng cao

Ngoài những triệu chứng điển hình như hay xuất hiện vết bầm tím, chảy máu cam không rõ nguyên nhân thì người bệnh viêm họng bạch cầu tăng cao cũng có nhiều dấu hiệu tương tự các chứng bệnh viêm họng thông thường khác. Cụ thể chúng ta có thể nhận biết bệnh qua những triệu chứng cơ bản sau:

Viêm họng bạch cầu tăng cao
Ngoài đau rát họng, sốt cao, người bệnh còn có dấu hiệu chảy máu cam, bầm tím người bất thường
  • Cơ thể mệt mỏi khó chịu, uể oải, không có năng lượng, đau nhức các cơ hoặc toàn thân, yếu cơ.
  • Sốt cao từ 38.5 độ C trở lên, kèm theo dấu hiệu khó thở, thở dốc, đổ mồ hôi nhiều về đêm.
  • Khô họng, đau rát cổ họng, ho nhiều, có thể có đờm hoặc không.
  • Có cảm giác vướng víu trong cổ họng nên người bệnh thường khạc nhổ khiến cho họng rát và khàn tiếng.
  • Chán ăn, biếng ăn, ăn không ngon miệng, khi ăn uống sẽ gia tăng các cơn đau rát họng.
  • Do mệt mỏi thường xuyên, biếng ăn nên giảm cân rõ rệt, đặc biệt là trẻ nhỏ.
  • Xuất hiện chảy máu cam và các vết bầm tím trên cơ thể mà không biết rõ nguyên nhân.
  • Các vết viêm nhiễm, tổn thương ở cổ họng rất khó lành, cần điều trị đúng cách thì mới làm giảm triệu chứng.
  • Dị ứng ngoài da, nổi mề đay mẩn ngứa gây ra tình trạng ngứa ngáy thường xuyên.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh mà các triệu chứng có thể xuất hiện cùng lúc hoặc đơn lẻ trên mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên hầu hết người bệnh đều gặp một hay nhiều các dấu hiệu điển hình nói trên.

Ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng cơ bản như đau rát cổ họng, sốt cao, cơ thể mệt mỏi, chảy máu cam, cơ thể xuất hiện nhiều vết bầm tím. Để xác định chính xác nguyên nhân cũng như mức độ bệnh, chỉ số bạch cầu tăng cao bao nhiêu để đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn, bác sĩ cần thực hiện các biện pháp cận lâm sàng, đặc biệt là xét nghiệm máu.

Kết quả xét nghiệm máu có thể bị ảnh hưởng, chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như thuốc Tây, đồ ăn, thức uống. Do đó trước khi lấy máu để tiến hành xét nghiệm người bệnh nên chú ý báo với bác sĩ các loại thuốc mà mình đang sử dụng, không nên hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê, các thực phẩm có chứa chất kích thích.

Viêm họng bạch cầu tăng cao nguy hiểm không?

Cũng như các loại viêm họng thông thường khác, bệnh viêm họng bạch cầu tăng cao nếu như được phát hiện sớm, có hướng xử lý đúng đắn thì các triệu chứng sẽ khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày điều trị. Ngay khi các triệu chứng viêm họng được loại bỏ, chỉ số bạch cầu trong máu lại trở về trạng thái hoạt động bình thường.

Còn nếu như chủ quan không thăm khám, các triệu chứng viêm họng ngày càng tiến triển nặng nề gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe thành họng, viêm loét vùng hầu họng gây chảy máu, có nguy cơ mắc các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác như viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi họng cấp, viêm họng hạt.

Viêm họng bạch cầu tăng cao
Ngoài biến chứng nghiêm trọng thì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm khác

Có nhiều người thắc mắc viêm họng có làm tăng bạch cầu không? Câu trả lời chắc chắn là có. Chúng ta cũng nên biết ngoài nguyên nhân viêm họng khiến bạch cầu gia tăng, thì chỉ số bạch cầu tăng cao cũng có thể cảnh báo cơ thể đang mắc một số chứng bệnh nguy hiểm khác, chẳng hạn như:

  • Chỉ số bạch cầu trong máu vượt quá mức, đạt dưới 20.000/ml thì có thể bạn đang mắc một số bệnh viêm nhiễm nặng như viêm ruột thừa, áp xe gan, viêm gan, viêm phổi.
  • Khi chỉ số bạch cầu tăng quá cao, vượt ngưỡng 100.000/ml, điều này cảnh báo cơ thể đang gặp một số rắc rối nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người như ung thư máu, ung thư phổi.

Những căn bệnh này đều mang tính chất nguy hiểm cao, thậm chí đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh. Do đó nếu như nghi ngờ lượng bạch cầu trong máu tăng cao thì chúng ta nên thăm khám ngay, tuyệt đối không được chủ quan sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường.

Tìm Hiểu Thêm: Phương Pháp Chữa Đau Họng Bằng Diện Chẩn Mới Nhất Của Bộ y Tế

Điều trị viêm họng bạch cầu tăng cao

Sau khi tiến hành các xét nghiệm quan trọng, đưa ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh và mức độ bệnh nặng nhẹ. Lúc này bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường sẽ điều trị bằng cách kết hợp song song giữa việc uống thuốc và cải thiện các triệu chứng tại nhà thông qua việc ăn uống, sinh hoạt đúng cách.

Nếu nguyên nhân viêm họng bạch cầu tăng cao do virus thì bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc như giảm đau, hạ sốt, để loại bỏ các triệu chứng tại chỗ, uống thêm Vitamin B9, B12 để tăng sức đề kháng, chống thiếu máu. Còn nếu như nguyên nhân do vi khuẩn gây ra thì cần bổ sung thêm kháng sinh để giúp kháng viêm, kháng khuẩn, chống nhiễm trùng.

Viêm họng bạch cầu tăng cao
Viêm họng bạch cầu tăng cao do vi khuẩn cần có sự can thiệp từ thuốc Tây y thì mới khỏi bệnh

Bên cạnh uống thuốc điều trị bệnh theo toa, người bệnh cần chủ động cải thiện các triệu chứng bệnh tại nhà bằng cách thực hiện tốt các vấn đề cơ bản sau đây:

  • Cần ăn các món mềm, dễ nhai nuốt như cháo, súp, canh, người bệnh viêm họng bạch cầu tăng cao nên bổ sung các thực phẩm giàu Protein, Vitamin, khoáng chất, Omega3 như củ dền, rau má, bí ngô, củ cải, thịt lợn.
  • Nên kiêng các thực phẩm chứa nhiều chất kích thích như rượu bia, nước ngọt có ga, đồ uống nhiều đường, nhiều vitamin C như cam, bưởi, chanh, uống nước đá lạnh, ăn kem lạnh.
  • Nên hạn chế ăn sữa chua, uống nước trà xanh, tỏi. Những thực phẩm này rất tốt cho người bệnh viêm họng, nhưng nếu kèm theo tình trạng chỉ số bạch cầu tăng cao thì không nên bổ sung.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn.
  • Cần bịt khẩu trang để tránh vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể khi đi ra đường, đến những nơi đông người, những vùng có nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Cần làm gì để phòng ngừa bệnh viêm họng bạch cầu tăng cao?

Việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh cá nhân khoa học, đúng cách là phương pháp phòng ngừa các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp hiệu quả, trong đó có viêm họng bạch cầu tăng cao. Cụ thể mỗi chúng ta nên thực hiện tốt những vấn đề cơ bản sau đây:

Viêm họng bạch cầu tăng cao
Hạn chế rượu bia, hút thuốc lá giúp phòng ngừa các chứng bệnh về đường hô hấp hiệu quả
  • Điều đầu tiên cần làm đó chính là thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn ra ngoài, đồng thời không tạo cơ hội cho các tác nhân xấu có cơ hội sinh sôi nảy nở hoặc tấn công gây bệnh.
  • Vào mùa lạnh nên giữ ấm cơ thể, nhất là vùng hầu họng, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu kém như người già, trẻ nhỏ, người mắc các bệnh lý nền.
  • Hạn chế ăn uống các thực phẩm thô cứng, cay nóng, đồ ăn lạnh như nước đá, kem, nước ngọt ướp lạnh, các thức uống chứa nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, kết hợp tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật.
  • Những người có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng thì nên tránh xa các dị nguyên như lông thú, phấn hoa, bụi bẩn, sợi vải, len quần áo.
  • Nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ở những vùng có khí hậu nắng nóng, hanh khô thì nên dùng máy tạo độ ẩm cho không khí, tuy nhiên nhiệt độ phòng ngủ không nên để quá lạnh.
  • Nên uống nhiều nước lọc để tránh cổ họng bị khô, dễ bị kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra đường, tiếp xúc với những nơi có nhiều khói khí, bụi bẩn, nơi đông người.
  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng cồn sát khuẩn, xà phòng và nước sạch, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn. Sau khi ăn cần súc miệng, súc họng sạch sẽ để tránh thức ăn thừa vướng trên răng, hầu họng.
  • Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên chủ động cho con tiêm phòng vacxin, đồng thời nên thăm khám định kỳ tai mũi họng để tầm soát bệnh một cách tốt nhất.

Viêm họng bạch cầu tăng cao là một dạng viêm nhiễm đường hô hấp trên khá hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu như mắc phải tình trạng này chúng ta không nên chủ quan. Bởi vì chỉ số bạch cầu trong máu tăng cao không chỉ người bệnh mắc chứng viêm họng mà còn cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, không nên chủ quan trước các triệu chứng bệnh, tốt nhất chúng ta nên thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán, hướng dẫn điều trị tích cực càng sớm càng tốt.

Có Thể Bạn Muốn Biết: