Viêm Họng Mủ Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu Và Cách Chữa An Toàn

Trẻ nhỏ là những đối tượng có sức đề kháng yếu, do đó khi thời tiết thay đổi thất thường trẻ hay mắc các chứng bệnh về đường hô hấp trên, trong đó có viêm họng mủ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, căn bệnh này nếu như không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe thành họng, nhiễm trùng máu, ung thư vòm họng. Do đó việc nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng viêm họng mủ ở trẻ em sẽ giúp quá trình điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.

Viêm họng mủ ở trẻ em là gì?

Viêm họng mủ ở trẻ hay còn gọi là viêm họng có mủ, thuộc nhóm bệnh lý về đường hô hấp trên rất phổ biến thường gặp ở trẻ em, nhất là những trường hợp có hệ miễn dịch yếu kém. Khi vùng hầu họng bị các loại vi khuẩn, virus tấn công sẽ khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương, phình to và xuất hiện mủ.

Viêm họng mủ ở trẻ em
Theo ghi nhận, chứng viêm họng mủ ở trẻ em đang có xu hướng ngày càng gia tăng

Chứng bệnh này có thể khởi phát ở bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng phổ biến nhất vẫn là vào mùa lạnh, thời điểm giao mùa, thời tiết mưa nắng thay đổi thất thường. Lúc này cơ thể không kịp thích nghi với môi trường khí hậu nên bị các tác nhân xấu tấn công gây bệnh.

Trẻ bị viêm họng mủ thường gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống sinh hoạt, vui chơi, học tập chẳng hạn như hơi thở có mùi khó chịu, cổ họng luôn đau rát vướng víu, biếng ăn, quấy khóc, cơ thể suy nhược. Tình trạng này nếu như không được chữa trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như viêm màng tim, hở van tim, viêm phổi, áp xe thành họng đe dọa tính mạng con trẻ.

Tìm hiểu thêm: Bệnh Viêm Họng Ở Trẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng cho biết, trẻ em bị viêm họng có mủ thường do vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh. Ngoài nguyên nhân chính này còn rất nhiều yếu tố nguy cơ khiến bệnh sớm khởi phát hoặc làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng nề hơn.

Dưới đây là những nguyên nhân chính và yếu tố nguy cơ khiến bệnh sớm bộc phát, cụ thể:

Trẻ em bị viêm họng có mủ
Liên cầu khuẩn nhóm A, có tên khoa học Streptococcus là tác nhân hàng đầu khiến trẻ bị viêm họng mủ
  • Do vi khuẩn: Như đã nói, bé bị viêm họng mủ nguyên nhân chính là do vi khuẩn tấn công, điển hình là liên cầu khuẩn nhóm A, có tên khoa học là Streptococcus. Vi khuẩn này thường sinh sống trên da và họng con người, khi có điều kiện thuận lợi chúng sẽ sinh sôi nảy nở và trỗi dậy tấn công vào vùng hầu họng gây tổn thương niêm mạc họng và làm xuất hiện mủ ngay tại đây gọi là viêm họng mủ.
  • Do bệnh lý: Những đứa trẻ đã và đang mắc các chứng viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm họng cấp, cảm lạnh, cảm cúm hoặc sởi, thủy đậu thường có nguy cơ mắc bệnh viêm họng mủ rất cao. Đặc biệt là các chứng bệnh này không được điều trị triệt để, rất dễ tái phát lại và phát triển thành viêm họng mủ nguy hiểm.
  • Vấn đề vệ sinh răng miệng: Lười đánh răng, súc miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xấu trú ngụ và phát triển trong khoang miệng gây ra các chứng bệnh về đường hầu họng.
  • Ăn uống không khoa học: Trẻ nhỏ có thói quen thường xuyên ăn đồ cay nóng, đồ ăn sẵn, uống nước ngọt có ga, nước đá, ăn kem lạnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm họng mủ cao, vì đây đều là các chất có khả năng kích ứng cao, khiến cho niêm mạc họng dễ bị tổn thương.
  • Thói quen xấu: Không bịt khẩu trang khi ra ngoài hay tiếp xúc với những nơi có nhiều bụi bẩn, lười rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hoặc sau khi ra đường về đều là những thói quen xấu khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công và xâm nhập vào khoang miệng gây bệnh.
  • Cổ họng bị khô: Có rất nhiều lý do khiến cho cổ họng trẻ dễ bị khô rát chẳng hạn như thời tiết hanh khô, nghẹt mũi buộc trẻ thường xuyên phải thở bằng miệng, nằm trong phòng ngủ có nhiệt độ quá lạnh, uống ít nước, nói, la hét quá nhiều. Khi cổ họng bị khô rát sẽ khiến niêm mạc họng bị tổn thương, gia tăng khả năng mắc bệnh.
  • Tác nhân dị ứng: Trẻ có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với các yếu tố như bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông thú sẽ khiến cho họng bị kích thích, viêm nhiễm lâu dần hình thành nên viêm họng mủ.
  • Hệ miễn dịch kém: Trẻ suy dinh dưỡng, còi xương, sức đề kháng yếu thường có nguy cơ mắc bệnh viêm họng mủ cao hơn so với những đứa trẻ khỏe mạnh.

Đọc thêm: Viêm Họng Đau Tai Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý Hiệu Quả

Triệu chứng bệnh viêm họng mủ ở trẻ em

Thuộc nhóm viêm nhiễm đường hô hấp trên nên bệnh viêm họng mủ ở trẻ em thường có những triệu chứng tương đồng với các bệnh viêm họng khác. Việc nắm rõ triệu chứng điển hình của bệnh sẽ giúp cha mẹ sớm phát hiện và có hướng xử lý kịp thời, tránh tình trạng gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tùy vào từng độ tuổi mà các triệu chứng viêm họng mủ biểu hiện ra bên ngoài khác nhau, tuy nhiên hầu hết các trẻ mắc phải căn bệnh này thường có những triệu chứng cơ bản sau:

Bé bị viêm họng mủ
Trẻ em bị viêm họng có mủ thường có những triệu chứng như ho, sốt cao, đau họng
  • Ho: Trẻ xuất hiện các cơn ho, đặc biệt ho kéo dài vào ban đêm, có thể là ho có đờm hoặc ho khan, khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân dị ứng hoặc chất kích thích các cơn ho sẽ bộc phát dữ dội hơn.
  • Sốt: Khi bé bị viêm họng mủ thường sốt cao từ 38 đến 40 độ C, khi thực hiện các biện pháp chườm ấm, uống hạ sốt sẽ có dấu hiệu thuyên giảm. Ngoài sốt cao trẻ còn kèm theo các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau bụng.
  • Đau rát họng: Trẻ thường có triệu chứng đau họng, rát họng rất khó chịu, cơn đau rát tăng lên khi nuốt nước bọt, nhai nuốt thức ăn.
  • Ngứa họng: Lúc này lớp niêm mạc họng bị kích ứng nên tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến người bệnh thường xuyên khạc nhổ để giảm bớt sự ngứa ngáy.
  • Xuất hiện mủ: Đây được xem là dấu hiệu điển hình để phân biệt viêm họng có mủ ở trẻ với các loại viêm họng thông thường khác. Khi nhìn vào họng ta thấy có nhiều nốt mủ trắng hoặc xanh nhạt nằm rải rác khắp nơi, niêm mạc họng sưng đỏ, sung huyết.
  • Hơi thở có mùi: Khi bị viêm họng mủ, lượng mủ trắng ở trong vòm họng sẽ khiến cho hơi thở của trẻ có mùi khó chịu hơn so với lúc bình thường, một số trường hợp trẻ thường xuyên chảy nước dãi do đau rát cổ họng.
  • Nổi hạch cổ: Những trường hợp bị viêm nhiễm quá nặng có thể xuất hiện các khối hạch ở hai bên góc hàm, dưới cổ, dưới cằm. Khi ấn vào sẽ có cảm giác đau nhức nhiều, các cục hạch này sẽ biến mất ngay sau khi bệnh được kiểm soát.
  • Các triệu chứng khác: Khi bị đau rát họng, sưng họng sẽ khiến trẻ khó nhai nuốt nên dẫn đến tình trạng biếng ăn, ăn không ngon miệng, thậm chí bỏ ăn, bỏ bú. Trẻ có thể bị khàn tiếng, khó thở, thở khò khè, nôn trớ do đó hay bị mất ngủ, quấy khóc nhất là về đêm.

Tùy vào nguyên nhân, độ tuổi, mức độ bệnh nặng nhẹ, thể trạng từng người mà các triệu chứng trên có thể xuất hiện cùng lúc hoặc đơn lẻ trên từng bệnh nhân. Dù triệu chứng ít hay nhiều, ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến các trung tâm y tế để thăm khám ngay không nên chủ quan.

Đọc thêm: Viêm Họng Khó Thở Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Trẻ bị viêm họng mủ nguy hiểm không?

Bé bị viêm họng có mủ nếu như cha mẹ phát hiện sớm, được các bác sĩ thăm khám và can thiệp đúng cách sẽ khỏi bệnh sau khoảng 1 – 2 tuần điều trị. Nhưng nếu không được chữa trị kịp thời để bệnh tiến triển nặng nề có thể lây lan viêm nhiễm đến các bộ phận xung quanh, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh nguy hiểm khác, cụ thể:

Trẻ em bị viêm họng có mủ
Trẻ em bị viêm họng có mủ dễ gặp biến chứng ung thư vòm họng nguy hiểm
  • Theo cấu tạo tai mũi họng thông nhau, trong khi đó viêm họng mủ lại thuộc nhóm bệnh lý về đường hô hấp trên. Do đó khi bệnh kéo dài không được chữa trị sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân xấu sinh sôi nảy nở tấn công các bộ phận lân cận gây nhiễm bệnh. Một số bệnh lý phổ biến nhất đó là viêm xoang, viêm mũi họng cấp, viêm tai giữa, viêm amidan.
  • Trẻ em bị viêm họng có mủ sẽ gây ra các biến chứng liên quan đến đường thở như viêm phổi, áp xe thành họng, sưng tấy amidan khiến cho trẻ thường xuyên gặp tình trạng khó thở, thở gấp rất nguy hiểm.
  • Ở mức độ nặng, chứng bệnh này có thể gây ra các biến chứng toàn thân cực kỳ nguy hiểm, chẳng hạn như hở van tim, hẹp tim, viêm màng tim, thấp tim, viêm cầu thận, thấp khớp, nhiễm trùng máu, thậm chí bị ung thư vòm họng. Một khi bị ung thư tính mạng con trẻ luôn bị đe dọa.
  • Trẻ bị viêm họng mủ thường dễ bị suy dinh dưỡng, còi xương, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất. Bởi vì các triệu chứng bệnh khiến con gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, nhai nuốt dẫn đến tình trạng biếng ăn, bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc, cơ thể suy nhược, kéo dài tình trạng này sẽ đến còi xương.

Viêm họng mủ ở trẻ em là một bệnh lý có khả năng lây nhiễm từ người sang người thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi của bệnh nhân. Do đó, khi trẻ bị bệnh ngoài việc thăm khám điều trị sớm thì cha mẹ cũng nên chú ý dạy con có ý thức bảo vệ những người xung quanh, tránh để lây lan bệnh trong cộng đồng.

Tìm hiểu khái niệm: Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Phòng Ngừa

Phương pháp điều trị viêm họng mủ ở trẻ em

Nguyên nhân chính gây bệnh viêm họng mủ ở trẻ là do vi khuẩn, đồng thời khi bị bệnh trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng ho, sốt cao, đau rát cổ họng, nổi hạch…Lúc này bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán chính xác mức độ bệnh, thể trạng sức khỏe của trẻ và kê đơn thuốc bao gồm các loại kháng sinh như thuốc giảm đau, giảm viêm, hạ sốt để giúp làm giảm các triệu chứng và loại bỏ hoàn toàn bệnh sau một vài ngày điều trị.

Ngoài việc uống thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra, các bậc cha mẹ cũng nên thực hiện tốt các vấn đề như chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh tai mũi họng, hạ sốt, giảm đau tại nhà, cụ thể như:

Cách chữa viêm họng mủ cho bé
Ngoài uống thuốc, cha mẹ có thể hạ sốt cho con bằng cách dán miếng hạ sốt, lau mát
  • Cách giảm đau họng: Trường hợp trẻ đau rát họng quá mức, ngoài uống, ngậm thuốc giảm đau cha mẹ có thể cho trẻ súc họng bằng nước muối sinh lý, uống thêm nước ấm, các loại trà thảo dược ấm nóng như trà gừng mật ong, trà bạc hà, trà hoa cúc, ngậm chanh mật ong. Tuy nhiên đối với trẻ dưới 2 tuổi không nên cho sử dụng mật ong vì có thể gây ngộ độc nguy hiểm.
  • Cách hạ sốt: Khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, cha mẹ nên thực hiện song song việc cho uống thuốc theo đơn của bác sĩ vừa áp dụng các cách hạ sốt tại nhà cho trẻ như chườm ấm, lau mát bằng giấm táo, dùng tinh dầu xoa bóp, cho trẻ mặc đồ rộng rãi thoải mái, cho trẻ uống nước ép giàu Vitamin C như cam, chanh, bưởi.
  • Vệ sinh tai mũi họng: Nên chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng tai mũi họng cho trẻ mỗi ngày. Nếu như vùng mũi có quá nhiều dịch mũi cha mẹ nên dùng dụng cụ hút mũi để hút cho con, nên thực hiện nhẹ nhàng tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Ngoài ra nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi, súc họng loại bỏ vi khuẩn.
  • Chế độ ăn uống: Trẻ bị viêm họng mủ thường khó nhai nuốt, biếng ăn, do đó cha mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn cho con, không nên ép con ăn nhiều một lúc. Đồng thời nên chế biến những món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu như cháo, soup, sữa chua không lạnh, tránh các thức ăn thô cứng, chua cay hoặc quá mặn.

Trên đây là một số cách chữa viêm họng mủ cho bé tại nhà kết hợp song song với việc uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên các bậc cha mẹ nên chú ý, khi thực hiện các bài thuốc dân gian có khá nhiều nguyên liệu kỵ với thuốc, nên chúng ta phải hết sức thận trọng. Đồng thời không nên ủ ấm cho trẻ, mặc đồ quá kín, ở trong phòng quá tù túng, mà nên cho trẻ nằm những nơi thoáng mát, thoải mái.

Có thể bạn quan tâm: Tham Khảo TOP 5 Cách Chữa Viêm Họng Ở Trẻ An Toàn, Hiệu Quả

Cách phòng ngừa viêm họng mủ ở trẻ em

Ngoài nguyên nhân chính là do vi khuẩn, virus tấn công thì còn rất nhiều các yếu tố khiến bệnh sớm khởi phát. Do đó chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh, hạn chế thấp nhất nguy cơ mắc bệnh viêm họng mủ cho trẻ bằng cách thực hiện tốt các vấn đề sau đây:

Trẻ em bị viêm họng có mủ
Tiêm phòng vacxin cho trẻ là cách phòng ngừa các chứng bệnh về đường hô hấp hiệu quả nhất
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con, những thực phẩm tốt cho sức khỏe trẻ được kể đến như rau xanh, trái cây tươi, thịt nạc, sữa.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, đồ lạnh, nước ngọt, nên ăn chín, uống sôi để tránh sự tấn công của các tác nhân độc hại.
  • Giữ ấm cho trẻ mọi lúc mọi nơi, nhất là những lúc đi ra đường, thời tiết lạnh, chú ý nhiệt độ phòng ngủ vừa phải không quá lạnh nếu như sử dụng điều hòa.
  • Cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài, đến những nơi đông người, môi trường có nhiều bụi bẩn, khói khí độc hại, ô nhiễm môi trường.
  • Hướng dẫn cho trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi hắt hơi, ho cần che miệng sau đó rửa sạch tay bằng dung dịch khử khuẩn.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng thường xuyên ngày hai lần sáng tối và không quên súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý.
  • Vệ sinh tai mũi thông qua phương pháp rửa mũi, rửa tai bằng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn ra bên ngoài. Tuy nhiên, mỗi tuần chỉ nên thực hiện 1 – 2 lần, không nên quá lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng đến niêm mạc tai mũi.
  • Nếu trong nhà có người thân đang mắc phải các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thì nên cách ly trẻ, tuyệt đối không được để cho trẻ tiếp xúc gần với những đối tượng này, vì trẻ có sức đề kháng yếu kém rất dễ lây nhiễm bệnh.

Theo ghi nhận, hiện nay tỷ lệ trẻ em mắc bệnh viêm họng mủ ngày càng có xu hướng tăng cao. Bệnh tác động không nhỏ đến sức khỏe của trẻ, trường hợp không điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm đe dọa tính mạng con người. Do đó tốt nhất ngay từ khi sinh ra, các bậc cha mẹ nên cho trẻ tiêm chủng đầy đủ các mũi vacxin cần thiết để giúp con phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Có thể bạn muốn biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *