Viêm Họng Đau Tai Có Phải Bệnh Nguy Hiểm? Cách Điều Trị

Viêm họng đau tai là một trong những triệu chứng bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tình trạng này xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các chuyên gia, nếu như viêm họng bình thường sẽ không gây nguy hiểm, bệnh sẽ khỏi sau khoảng vài ngày điều trị đúng cách. Nhưng nếu viêm họng kèm theo các triệu chứng khác như đau tai, ù tai, nổi hạch hai bên tai, chảy dịch tai thì có thể bạn đang gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Lúc này cần thăm khám để có hướng xử lý kịp thời, tránh để lâu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vì sao viêm họng dẫn đến hiện tượng đau tai?

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Cù Tuấn Anh –  Hiện đang công tác và làm việc tại chuyên khoa Tai Mũi Họng Favina Hospital Nam Hà Nội cho biết, viêm họng kèm theo triệu chứng đau nhức hai bên tai là một trong những hiện tượng rất phổ biến, có rất nhiều người gặp phải. Theo cấu tạo, tai mũi họng thông nhau, khi một trong ba cơ quan này bị tổn thương thì chắc chắc các cơ quan còn lại cũng bị ảnh hưởng.

Viêm họng đau tai
Viêm họng nếu không được chữa trị, để tiến triển nặng có thể gây triệu chứng đau tai

Đau họng dẫn đến đau tai có thể là do bệnh viêm họng kéo dài lâu ngày, không được thăm khám và can thiệp kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến hiện tượng đau một bên tai trái, tai phải hay cả hai tai cùng một lúc. Bởi vì lúc này các tác nhân độc hại như vi khuẩn, virus trú ngụ, gây viêm nhiễm vùng hầu họng không được loại bỏ sẽ lây lan sang các bộ phận xung quanh, trong đó có tai.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ bệnh nặng nhẹ mà ngoài triệu chứng đau rát cổ họng, khô họng, đau tai, ù tai, bệnh nhân còn xuất hiện các triệu chứng đi kèm khác như: Sốt cao, cơ thể mệt mỏi, đau nhức đầu, khàn tiếng, có cảm giác vướng víu trong cổ, khó nhai nuốt, nổi hạch cổ hoặc hạch hai bên tai. Khi quan sát bên trong hầu họng sẽ thấy có nhiều mảng bám màu trắng trên amidan, niêm mạc họng sưng đỏ, phù nề, xuất huyết.

Đọc Thêm: Trẻ Hay Bị Viêm Họng Tái Đi Tái Lại Và Những Lưu ý Cho Bố Mẹ

Viêm họng đau tai cảnh báo bệnh gì?

Cũng theo bác sĩ Cù Tuấn Anh cho biết, tình trạng đau họng dẫn đến đau tai hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây được cho là những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên, mọi người có thể tham khảo để nắm rõ hơn, từ đó xác định chính xác cơ thể đang mắc phải bệnh gì để có hướng xử lý đúng đắn, cụ thể:

1. Viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm họng do liên cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng đau họng kèm đau tai. Vi khuẩn tấn công và gây bệnh chủ yếu là liên cầu khuẩn nhóm A, tên thường gọi là Streptococcus pyogenes. Tác nhân độc hại này thường trú ngụ trong khoang miệng, hầu họng và da của con người, khi có điều kiện thuận lợi sẽ sinh sôi nảy nở, phát triển và gây viêm nhiễm, tổn thương các vùng liên quan, nhất là niêm mạc họng.

Đau họng đau tai
Đau họng đau tai có thể là triệu chứng của bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn

Bệnh lý này có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhất là trong khoảng 5 – 15 tuổi. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng từ người sang người thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh. Hoặc tiếp xúc gián tiếp thông qua các hoạt động ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Viêm họng do liên cầu khuẩn có những triệu chứng điển hình như: Đau rát cổ họng, vùng niêm mạc họng bị phù nề, xung huyết khiến cho người bệnh luôn cảm thấy vướng mắc, khó nhai nuốt, khó nói. Cơ thể sốt cao 38 đến 40 độ C, mệt mỏi suy nhược, lưỡi xuất hiện nhiều các hạt li ti màu đỏ/hồng, đau cơ, nhức mỏi người, phát ban, hơi thở có mùi. Tình trạng không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng đau tai, ù tai rất khó chịu. Thậm chí gặp một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng xoang, thấp khớp, viêm thận, tổn thương van tim.

2. Đau họng đau tai do viêm amidan

Theo cấu tạo, amidan là một tổ chức hạch bạch huyết nằm ở ngay ngã tư vùng hầu họng, do đó rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân từ bên ngoài đi qua. Do đó, khi không may cơ thể gặp những vấn đề như sức đề kháng yếu kém, ăn uống không khoa học sẽ dẫn đến tình trạng các vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm niêm mạc họng, làm cho các amidan sưng to, đau nhức, xung huyết.

Ngoài đau rát cổ họng, amidan phù nề, sưng đỏ, người bệnh viêm amidan còn gặp phải một số triệu chứng điển hình khác như:

  • Đau nhức tai, có thể đau tai trái, tai phải hoặc cả hai tai cùng một lúc.
  • Nhìn kỹ bên trong sẽ thấy amidan có những mảng trắng/vàng bao phủ một lớp ở bên ngoài.
  • Do amidan sưng đỏ, phù nền nên người bệnh luôn có cảm giác vướng víu, khó nhai nuốt.
  • Ăn không ngon miệng, chán ăn, đặc biệt đối với trẻ nhỏ thường bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc liên tục.
  • Nổi các khối hạch ở vùng cổ, góc hàm hay hai bên tai, khi sờ vào sẽ thấy cứng và đau nhức.
  • Người sốt cao 38 – 40 độ, cơ thể nóng bừng, mặt đỏ ửng.

3. Viêm xoang mạn tính

Bệnh viêm xoang nếu không được chữa trị kịp thời hoặc chữa không dứt điểm, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tái đi tái lại, dẫn đến thể mạn tính rất khó chữa, thậm chí rất nguy hiểm. Xoang là một hệ thống hốc rỗng nằm ở trong xương sọ, xung quanh là các bộ phận mũi, trán, mắt, răng hàm. Xoang có chức năng giúp cho việc hít thở được ổn định và dễ dàng.

Đau họng dẫn đến đau tai
Ngoài triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, người bệnh viêm xoang còn có dấu hiệu đau họng đau tai

Tuy nhiên khi bị viêm nhiễm chức năng này sẽ bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng tắc nghẽn dịch nhầy, các dịch tiết này không được thoát ra ngoài. Hiện tượng này kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng mặt bị sưng đau, kèm theo những triệu chứng điển hình như:

  • Dịch mũi đặc bất thường, có mùi hôi khó chịu. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà dịch mũi sẽ có màu trắng/vàng nhạt/xanh/đục khác nhau.
  • Chảy nước mũi thường xuyên, nghẹt một bên hoặc cả hai bên mũi khiến cho việc hít thở gặp nhiều khó khăn.
  • Đau họng, đau tai, nhức đầu, có cảm giác thường xuyên chóng mặt, mất thăng bằng, đi đứng không vững.
  • Đau nhức mũi, điếc mũi, hệ thần kinh khứu giác bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khó phân biệt được mùi.
  • Cơ thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, ho nhiều, hôi miệng, đắng miệng.

Đừng Bỏ Lỡ: Phương Pháp Chữa Viêm Họng Bằng Bấm Huyệt Nhanh Mà Hiệu Quả Cho Người Bệnh

4. Viêm tai giữa

Đau họng kèm đau tai cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm tai giữa. Căn bệnh này có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhất là trẻ nhỏ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Do lúc này hệ miễn dịch của trẻ còn yếu đồng thời cấu trúc tai chưa phát triển một cách hoàn thiện nên dễ bị tác động bởi vi khuẩn, virus hay các yếu tố độc hại từ bên ngoài.

Viêm tai giữa tức là bộ phận tai giữa, khu vực nằm ở vị trí phía sau màng nhĩ bị tổn thương, viêm nhiễm gây chảy dịch. Lúc này bệnh nhân thường có những triệu chứng điển hình như: Có thể sốt cao trên 38 độ, người nóng bừng, tai chảy dịch mủ màu hơi vàng hoặc trắng, khó ngủ, chức năng nghe bị cản trở, ù tai, mất thăng bằng, đau đầu. Đối với trẻ nhỏ thường quấy khóc liên tục, bỏ ăn, chán ăn, bú kém, ho, đau họng.

Chứng viêm tai giữa cần được thăm khám và điều trị gấp, nếu không có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Làm giảm khả năng nghe, điếc tai, thủng màng nhĩ, chậm nói, chậm phát triển thể chất, viêm màng não, viêm não đe dọa tính mạng người bệnh.

5. Áp xe răng, nhiễm trùng răng

Áp xe răng tức là tình trạng các túi mủ hình thành ở bên trong răng, bên ngoài nướu hoặc ở phần xương nâng đỡ răng. Đây là một dạng nhiễm trùng do các loại vi khuẩn độc hại gây ra, mang tính nguy hiểm cao. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do chấn thương va đập, sâu răng nghiêm trọng không được xử lý, viêm nha chu, vệ sinh răng miệng kém, ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường trong một thời gian dài.

Đau họng kèm đau tai
Áp xe chân răng cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đau họng kèm đau tai

Những triệu chứng điển hình khi bị áp xe răng được kể đến như:

  • Xuất hiện các khối u ở vùng chân răng, nướu răng có màu đỏ hoặc hồng, các khối u này nếu không được can thiệp sẽ to dần.
  • Đau nhức ở vùng nướu răng một cách dữ dội, kèm theo đó là đau họng đau tai gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, mất ngủ thường xuyên.
  • Nhạy cảm với đồ ăn nóng hoặc lạnh, đau nhức khi nhai nuốt nên thường chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Sốt cao từ 38 độ trở lên, người nóng bừng, mặt đỏ, má và mặt bị sưng to.
  • Hơi thở có mùi mặc dù đã được vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày.
  • Hạch bạch huyết sưng to ở dưới góc hàm, hai bên tai hoặc cổ.

6. Rối loạn khớp thái dương hàm

Triệu chứng viêm họng đau tai có thể là dấu hiệu của bệnh lý rối loạn khớp thái dương hàm. Lúc này các dây chằng và các cơ xung quanh khớp hàm bị kích thích gây viêm. Nguyên nhân gây bệnh có thể do chấn thương hàm, cắn thức ăn không đúng cách, viêm khớp thái dương, trật đĩa đệm giữa khớp ổ và bóng. Những người thường xuyên căng thẳng hoặc có thói quen nghiến răng cũng rất dễ bị rối loạn khớp thái dương hàm.

Khi bị rối loạn khớp thái dương hàm người bệnh thường có những triệu chứng điển hình như:

  • Đau nhức hàm khó chịu, đau họng kèm đau tai, ù tai, đau ở vùng cổ hoặc vai, nhức đầu thường xuyên.
  • Răng bị lệch không khớp với nhau, khó nhai nuốt, khó mở miệng ra to, đau răng.
  • Sưng một bên trên mặt, khi mở hoặc đóng miệng sẽ thấy xuất hiện các âm thanh lộp cộp, lách cách rất khó chịu.

Hiện tượng rối loạn khớp thái dương hàm khá phổ biến, khi thấy triệu chứng bệnh cần thăm khám điều trị gấp. Không nên chần chừ để lâu có thể gây ảnh hưởng đến việc nhai nuốt dẫn đến suy nhược cơ thể, khó há miệng, tác động viêm nhiễm đến các phần cơ xương khớp lân cận rất khó chữa trị.

Tham Khảo Ngay: Bị Viêm Họng Hạt Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh

7. Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân chính gây chính gây nên tình trạng đau họng kèm đau tai. Triệu chứng này sẽ nặng nề hơn khi người bệnh ăn quá no, nằm ngay sau khi ăn, khi cúi gập người xuống. Ngoài triệu chứng này, người bệnh thường có những dấu hiệu nhận biết bệnh điển hình như: Nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, nôn và buồn nôn, chua miệng, khó nuốt, đầy bụng, khàn tiếng.

Đau họng kèm đau tai
Đau họng kèm đau tai cũng có thể là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Nguyên nhân gây bệnh có thể là do suy yếu cơ thắt thực quản dưới, rối loạn cơ thắt thực quản, thoát vị hoành, tăng áp lực ổ bụng một cách đột ngột, do béo phì, hút thuốc lá, ăn uống các thực phẩm nhiều gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ, vận động sai cách, căng thẳng kéo dài. Tình trạng trào ngược dạ dày nếu kéo dài không được điều trị có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như Barrett thực quản, viêm loét thực quản, suy nhược cơ thể.

8. Do dị ứng với các dị nguyên

Đối với những trường hợp có cơ địa dễ bị dị ứng, thường khiến cho niêm mạc tai mũi họng bị tổn thương gây đau nhức, viêm nhiễm. Những dị nguyên được kể đến như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, mùn cưa, đồ len dạ, khói thuốc lá, chất tẩy rửa, xi măng, chất độc hóa học.

Khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân này, vùng tai mũi họng sẽ bị kích ứng dẫn đến tình trạng ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy mũi thường xuyên, chảy nước mắt, bị ngứa mặt, hắt xì hơi, đau họng kèm đau tai. Những triệu chứng này thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng, chỉ gây ra nhiều bất lợi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh.

Chỉ cần tích cực điều trị bệnh bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng, rửa mũi, rửa tai bằng nước muối, kết hợp chế độ ăn uống điều độ, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng thì các triệu chứng sẽ nhanh chóng biến mất, tai mũi họng sẽ trở về hoạt động bình thường.

9. Bệnh bạch cầu đơn nhân

Đau họng dẫn đến đau tai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải bệnh lý bạch cầu đơn nhân. Tỷ lệ người mắc phải chứng bệnh này khá thấp, chủ yếu thường tập trung ở các đối tượng thanh thiếu niên từ 15 tuổi trở lên. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus Epstein – Barr tấn công vào cơ thể người gây viêm nhiễm, đạc biệt là vùng hầu họng.

Viêm họng đau tai
Đau họng đau tai cũng là một trong những triệu chứng của bệnh bạch cầu đơn nhân

Lúc này, ngoài triệu chứng đau họng dẫn đến đau tai, người bệnh còn gặp một số dấu hiệu điển hình khác như:

  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức khắp người, nhất là các cơ bắp, không có sức lực, năng lượng để tiếp tục công việc.
  • Cổ họng đau nhức, sưng hạch hai bên tai, dưới cổ hoặc hai bên góc hàm. Háng và nách đều có dấu hiệu phù nề.
  • Đau tai, ù tai khó chịu, đau đầu, toát nhiều mồ hôi, sốt cao đên 38.5 độ C.
  • Phát ban, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến giấc ngủ, ăn không ngon, biếng ăn.
  • Khi bệnh nặng sẽ các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như khó thở, tức ngực, tim đập nhanh, chảy máu mũi, cứng cổ, da hơi vàng, co giật.

Tìm Hiểu Ngay: Gợi ý 7 Cách Trị Rát Cổ Họng Tại Nhà Đơn Giản Và Hiệu Quả Cao

Viêm họng đau tai nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu như viêm họng thông thường kèm theo triệu chứng đau tai thì tính chất bệnh không quá nguy hiểm. Chỉ cần áp dụng các cách trị đau rát cổ họng tại nhà bằng thảo dược thiên nhiên, ngậm các loại kẹo ngậm đau họng, kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học khoảng vài ngày thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần và biến mất.

Nhưng nếu bệnh kéo dài hơn 1 tuần, mặc dù đã được chữa trị bằng nhiều cách nhưng vẫn không thuyên giảm, đồng thời kèm theo các triệu chứng sau đây thì cần thăm khám gấp, cụ thể:

  • Đau rát cổ họng quá mức, khó nuốt, nói đau, ho kéo dài lâu ngày không dứt, khạc đờm đặc quánh có lẫn máu tươi.
  • Bị ù tai, không nghe rõ, đau nhức tai khó chịu, tai chảy dịch mủ màu trắng/vàng hoặc máu.
  • Co giật, sốt cao trên 38.5 độ C kéo dài không thuyên giảm mặc dù đã được chườm ấm, chườm mát, uống thuốc hạ sốt.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sụt cân nghiêm trọng.
  • Nổi hạch cổ hoặc xung quanh hàm, hai bên tai, hạch cứng, khi đè vào cảm thấy đau nhức dữ dội.
Đau họng dẫn đến đau tai
Trường hợp đau họng đau tai kéo dài hơn một tuần cần đến các cơ sở y tế để thăm khám gấp

Như đã chia sẻ, viêm họng đau tai nếu như nguyên nhân gây bệnh là do các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên bình thường như viêm họng cấp, viêm amidan, viêm mũi họng cấp thì các triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khoảng 3 – 5 ngày điều trị đúng cách, tích cực.

Còn nếu như người bệnh chủ quan, không thăm khám, để bệnh tiến triển nặng sẽ dẫn đến thể mạn tính rất khó chữa trị, mất nhiều thời gian công sức, thậm chí có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang mạn tính, áp xe amidan, nhiễm trùng máu, ung thư vùng hầu họng.

Có thể nhận định, viêm họng đau tai là một trong những triệu chứng khá phổ biến, tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng công việc, cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nếu không được điều trị tích cực có thể gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Do đó khi thấy dấu hiệu bệnh chúng ta nên chủ động thăm khám để có hướng can thiệp phù hợp.

Xem Thêm: Hướng Dẫn Phân Biệt Viêm Họng Và Viêm Amidan , Cách Khắc Phục Cho Người Bệnh

Hướng điều trị viêm họng đau tai hiệu quả

Tình trạng viêm họng đau tai có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, do đó người bệnh chủ động thăm khám sớm. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành điều tra tiền sử bệnh thông qua các triệu chứng lâm sàng. Để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn, bệnh nhân sẽ được thực hiện một số biện pháp khác như: Xét nghiệm máu, dịch tiết mũi họng; Nội soi mũi họng, nội soi thanh quản; Kiểm tra đo thính lực, nhĩ lượng, kiểm tra trào ngược acid.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị bệnh cụ thể, phù hợp. Nếu như trường hợp đau họng dẫn đến đau tai là do bệnh viêm họng thông thường gây ra thì bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc, đồng thời kết hợp cải thiện triệu chứng tại nhà, cụ thể:

Sử dụng thuốc

Viêm họng thường do vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm. Trường hợp nếu do vi khuẩn người bệnh cần uống thuốc kháng sinh thì mới loại bỏ được các tác nhân gây bệnh. Ngoài kháng sinh, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các thuốc kháng viêm, giảm đau, chống phù nề, Vitamin C để làm giảm nhanh các triệu chứng, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Đau họng dẫn đến đau tai
Khi bị viêm họng do vi khuẩn, bệnh nhân cần uống một số thuốc như kháng sinh, giảm đau, hạ sốt

Các loại thuốc điều trị bệnh viêm họng này thường có hiệu quả cao, nhanh chóng. Tuy nhiên, một số trường hợp có cơ địa mẫn cảm có thể gặp các tác dụng phụ như nôn ói, cơ thể mệt mỏi, ngứa ngáy toàn thân. Do đó bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng liều lượng, chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự mua thuốc uống để tránh gặp những tác dụng phụ không mong muốn.

Tự cải thiện triệu chứng tại nhà

Song song với việc uống thuốc theo đơn của các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh viêm họng cần thực hiện tốt chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt thì bệnh mới nhanh khỏi. Do đó bệnh nhân cần:

  • Súc họng, súc miệng bằng nước muối sinh lý, giữ vệ sinh răng miệng, tai sạch sẽ thường xuyên.
  • Khi cổ họng bị đau nên hạn chế nói nhiều, nói to để tránh gây tổn thương vùng hầu họng.
  • Giữ ấm vùng cổ, vùng tai khi thời tiết lạnh, nhất là khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với những nơi có nhiều bụi bẩn.
  • Nên uống nhiều nước, nhất là nước ấm và các loại trà thảo dược từ nhiên. Ngoài ra mọi người có thể tham khảo thêm thông tin bị đau họng nên uống gì? Những thức uống tốt cho người bệnh viêm họng.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các thực chứa nhiều Vitamin C, khoáng chất để giúp tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
  • Nên ăn các thực phẩm tươi mát, mềm, dễ nuốt để tránh gây áp lực cho vùng hầu họng.
  • Kiêng các thức ăn nhiều dầu mỡ, khô cứng, nhiều gia vị cay nóng như tiêu ớt, mù tạt.
  • Kiêng các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, nước ngọt, thuốc lá, nước đá lạnh, kem lạnh.
  • Nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc quá sức, nếu như môi trường làm việc nhiều bụi bẩn, chất độc hóa học, nói nhiều thì nên xin nghỉ một thời gian ngắn để điều trị bệnh.

Đau họng kèm đau tai không chỉ là triệu chứng điển hình của bệnh viêm họng thông thường, mà đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm khác liên quan đến bộ phận tai mũi họng. Do đó người bệnh không nên chủ quan, mà cần tích cực chủ động thăm khám sớm thì mới có hướng điều trị phù hợp.

Có Thể Hữu Ích Cho Bạn: