Rát cổ họng có thể là hệ quả của việc nói quá nhiều, quá to, thường xuyên lạm dụng nước đá lạnh, đồ uống chứa chất kích thích hoặc do các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp cấp. Việc uống kháng sinh trị đau rát cổ họng thường gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, đồng thời không tốt cho sức khỏe. Do đó mọi người có thể tham khảo ngay 16 cách trị rát cổ họng tại nhà đơn giản dưới đây để giúp làm giảm nhanh triệu chứng.
Top 16 cách trị rát cổ họng tại nhà đơn giản, hiệu quả
Tình trạng đau rát cổ họng kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến giọng nói, giao tiếp hàng ngày, sức khỏe người bệnh và chất lượng cuộc sống. Do đó, ngoài việc thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, điều trị bệnh theo phác đồ của bệnh viện, chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện triệu chứng tại nhà bằng các mẹo dân gian đơn giản.
Dưới đây là chia sẻ 16 cách trị rát cổ họng hiệu quả, đơn giản chỉ bằng các thảo dược từ thiên nhiên, mọi người có thể tham khảo và áp dụng ngay.
1. Sử dụng muối trị đau rát cổ họng
Muối là một trong những loại gia vị cần thiết nhất mà hầu như gia đình nào cũng có sẵn, do đó rất tiện lợi. Muối rất mặn, có tính sát khuẩn và tiêu viêm tốt vì vậy có khả năng loại bỏ và tiêu diệt các tác nhân độc hại gây viêm nhiễm vùng hầu họng. Bạn có thể thực hiện cách trị rát cổ họng tại nhà bằng muối theo hai cách đơn giản như sau:
- Cách 1: Lấy một nhúm nhỏ muối hạt cho trực tiếp vào miệng và ngậm trong khoảng 2 – 4 phút, sau đó ngửa cổ ra phía sau để nước muối chảy xuống vùng hầu họng, thấm dần vào niêm mạc họng thì mới đem lại hiệu quả cao. Cuối cùng nhổ bỏ nước muối ra ngoài, không nên nuốt.
- Cách 2: Bạn cũng có thể tự pha nước muối loãng tại nhà cất và dùng dần, mỗi lần dùng không cần mất thời gian pha. Cách ngậm tương tự như đối với muối hạt, chỉ cần ngậm nước muối loãng trong vài phút và nhổ bỏ. Mỗi ngày ngậm 2 lần, buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút.
Ngoài việc sử dụng muối hạt tại nhà, mọi người cũng có thể mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc Tây để súc miệng. Việc súc miệng thường xuyên hàng ngày còn giúp loại bỏ mảng bám trên răng, khử mùi hôi miệng, phòng ngừa các chứng bệnh viêm nhiễm thông thường khác như viêm họng cấp, viêm mũi họng cấp, ngừa sâu răng, viêm lợi, viêm nướu.
Đọc Thêm: Phương Pháp Chữa Đau Họng Bằng Diện Chẩn Mới Nhất Của Bộ y Tế
2. Giảm đau rát họng bằng quả chanh tươi
Chanh tươi chứa rất nhiều dưỡng chất, không chỉ giúp món ăn thêm phần hấp dẫn, ngon miệng mà chanh còn có công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Chẳng hạn như chữa đau răng, chống thiếu máu, hạ sốt, giảm đau khớp, giảm đau bụng kinh, trị gàu, trị mụn, tẩy tế bào chết cho da, làm đẹp da. Đặc biệt trong chanh có chứa nhiều thành phần kháng viêm, sát khuẩn giúp làm lành vết thương, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể, do đó được nhiều người sử dụng để loại bỏ tình trạng đau họng, rát họng, ho.
Ba cách trị rát cổ họng tại nhà bằng chanh đơn giản như sau:
- Cách 1: Lấy một quả chanh tươi, rửa sạch bụi bẩn, cắt thành từng lát mỏng, rắc thêm một ít muối hạt, trộn đều. Mỗi lần dùng chỉ cần lấy 1 – 2 lát chanh muối vừa trộn ngậm trong miệng và nuốt nước cốt tiết ra sẽ giúp cơn đau rát họng giảm nhanh.
- Cách 2: Cách làm này cũng khá đơn giản, lấy 1/2 quả chanh vắt lấy phần nước cốt, pha với 100ml nước ấm, khuấy đều và uống từ từ. Nên uống khi hỗn hợp còn ấm nóng, mỗi ngày uống 1 – 2 lần sau khi ăn khoảng 30 phút, chú ý không nên uống nước chanh nóng khi bụng đói vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
- Cách 3: Cần chuẩn bị 2 muỗng nước cốt chanh và 2 muỗng mật ong nguyên chất, cho cả hai nguyên liệu vào chén, khuấy đều. Mỗi lần lấy khoảng 2 muỗng nhỏ hỗn hợp ngậm trong miệng 2 phút và nuốt từ từ, mỗi ngày ngậm 2 – 3 lần để có hiệu quả cao.
3. Gừng trị đau rát cổ họng hiệu quả
Gừng là một loại gia vị có sẵn trong nhà bếp của mỗi gia đình Việt, chúng ta không phải mất nhiều thời gian tìm kiếm nguyên liệu. Ngoài mẹo chữa viêm họng hạt bằng gừng thì nhiều người còn sử dụng loại thảo dược thiên nhiên này để làm giảm triệu chứng đau rát họng, ho, nghẹt mũi, sổ mũi do cảm cúm, cảm lạnh gây ra. Khi sử dụng gừng để làm nguyên liệu chữa trị bệnh, chúng ta nên chọn gừng đủ độ già mới mang lại hiệu quả cao.
Trị rát cổ họng tại nhà bằng gừng cũng được thực hiện theo 3 cách đơn giản sau:
- Cách 1: Lấy 1/2 củ gừng tươi rửa sạch, cạo cỏ, thái mỏng hoặc băm nhỏ cho vào ly. Bắc nước thật sôi đổ vào ly khoảng 150ml, đậy nắp kín hãm trong khoảng 10 phút. Khuấy đều cho các tinh chất tan hết rồi uống từ từ ngay khi còn ấm nóng. Mỗi ngày uống 2 cốc trà gừng nóng như vậy sẽ giúp long đờm, giảm ho, hết đau rát họng.
- Cách 2: Lấy 1 củ gừng tươi rửa sạch, giã nát cho vào nồi, thêm vào 300ml nước sạch, đun thật sôi và tắt bếp. Tiếp theo cho thêm vài lát chanh tươi và 10ml mật ong khuấy đều, dùng nước này uống hết trong ngày để cải thiện chứng đau rát cổ họng.
- Cách 3: Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, cho vào cối giã nát cùng với một ít muối hạt. Dùng hỗn hợp gừng và muối ngậm trong miệng khoảng 2 – 3 phút, nuốt phần nước cốt, nhổ bỏ phần bã. Ngày thực hiện 2 lần, khoảng 3 ngày sau bạn sẽ cảm thấy triệu chứng đau rát họng thuyên giảm hẳn.
Chuyên Giả Giải Đáp: Bị Đau Họng Nhưng Không Ho Không Sốt Có Nguy Hiểm Không? Và Những Lưu ý Cho Người Bệnh
4. Cây rẻ quạt chữa trị chứng đau rát họng
Cây rẽ quạt là một loại thảo dược thiên nhiên lành tính, có vị đắng, tính hàn. Thành phần hóa học Tectoridin và Tectorigenin trong cây rẻ quạt có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn tốt, từ đó loại bỏ được các vi khuẩn gây bệnh, đẩy lùi chứng đau họng. Do đó loại thảo dược thiên nhiên này thường được dùng để chữa các chứng viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm họng hạt, viêm phế quản thể hen, ho do cảm lạnh, viêm họng sưng đau, viêm yết hầu thể nhẹ.
Giảm đau rát cổ họng bằng cây rẽ quạt cũng được thực hiện theo 3 cách sau:
- Củ rẻ quạt: Lấy 1 củ rẻ quạt rửa thật sạch, nướng trên bếp than cho đến khi chín mềm, dậy mùi thơm. Lấy củ rẻ quạt cho vào cối, thêm vào một ít muối hạt giã nhuyễn. Dùng hỗn hợp này nhai và ngậm khoảng 3 phút, nuốt phần nước cốt, nhả phần cái, mỗi ngày nên ngậm 2 – 3 lần.
- Lá rẽ quạt: Hái 1 nắm lá rẽ quạt rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn, thêm vào một ít nước lọc đun sôi để ấm. Khuấy đều, dùng rây lọc lấy phần nước cốt và uống từ từ, mỗi ngày uống 3 lần, thực hiện trong 5 ngày liên tục để làm giảm triệu chứng đau rát họng.
- Rẽ quạt kết hợp sâm đại hành: Rễ cây rẻ quạt, sâm đại hành mỗi thứ 10 gam rửa sạch, cho vào ấm, thêm vào 3 bát nước sạch. Đun sôi và hạ nhỏ lửa cho đến khi còn lại 1 bát, uống hết trong ngày. Mỗi lần chỉ nên uống nửa bát, kiên trì thực hiện đều đặn trong ít nhất 5 ngày sẽ thấy triệu chứng đau họng giảm dần.
5. Lê hấp táo đỏ chữa đau rát họng
Quả lê có tính mát, vị ngọt thanh, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, giảm đau, trong khi đó táo đỏ giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, bồi bổ sức khỏe giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Do đó khi kết hợp lê với táo đỏ sẽ mang đến một bài thuốc chữa chứng đau rát họng hiệu quả. Đặc biệt phương pháp này rất lành tính nên có thể áp dụng cho cả bà bầu, mẹ cho con bú và trẻ nhỏ.
Nguyên liệu:
- 1 quả lê, chú ý nên chọn quả có kích thước lớn để dễ thực hiện.
- 2 – 3 quả táo đỏ.
- 2 muỗng đường phèn.
- 1 nhánh gừng tươi vừa đủ dùng.
Thực hiện:
- Quả lê rửa sạch, cắt phần đầu (nên giữ lại để làm nắp đậy không nên bỏ), nạo bỏ phần ruột trắng bên trong.
- Táo đỏ ngâm nước cho mềm, rửa sạch cắt nhỏ.
- Gừng gọt vỏ, rửa sạch, thái thành từng sợi mảnh.
- Cho táo đỏ, gừng, đường phèn vào bên trong quả lê.
- Chưng cách thủy quả lê trong khoảng 15 phút với lửa nhỏ, sau đó tắt bếp và lấy ra.
- Đợi cho đến khi nguội bớt thì rót phần nước cốt ra chén và uống, mỗi lần uống 2 – 3 muỗng nhỏ.
- Mỗi ngày nên uống 2 – 3 lần, chú ý uống hết trong ngày không nên để qua đêm và sử dụng lại vào hôm sau.
Đừng Bỏ Lỡ: Gợi ý 7 Loại Kẹo Ngậm Đau Họng Của Mỹ Nhanh Và Hiệu Quả Cao
6. Giảm đau rát họng bằng trà hoa cúc
Ngoài tác dụng chống oxy hóa mạnh thì trong hoa cúc có chứa nhiều thành phần có tính kháng viêm, sát khuẩn tốt giúp cải thiện tình trạng sưng đau, phù nề, xung huyết niêm mạc họng. Do đó chúng ta có thể dùng hoa cúc pha trà uống hàng ngày để giúp loại bỏ chứng đau rát họng. Việc uống trà hoa cúc đúng cách, điều độ còn giúp trị bệnh mất ngủ, tăng cường thị lực, phòng ngừa bệnh tim mạch, bệnh ung thư, ổn định huyết áp, thanh lọc cơ thể, giải độc gan.
Cách thực hiện như sau:
- Lấy khoảng 3 – 4 bông hoa cúc khô rửa sạch bụi bẩn cho vào ấm pha trà.
- Bắc nước thật sôi, đổ vào bình cho ngập nguyên liệu rồi đổ bỏ, điều này giúp làm sạch hoa cúc, khử sạch bụi bẩn.
- Sau đó lại thêm nước sôi vào bình, đậy nắp lại và hãm trà trong khoảng 10 – 15 phút để các tinh chất hoa cúc tan dần hết trong nước.
- Rót trà ra ly nhỏ và uống ngay khi còn ấm nóng, mỗi lần uống 1 – 2 ly nhỏ, mỗi ngày nên uống 2 – 3 lần.
- Ngoài việc uống trà hoa cúc trị đau rát cổ họng thì chúng ta cũng nên duy trì thói quen uống trà điều độ mỗi ngày để tốt cho sức khỏe.
7. Loại bỏ đau rát cổ họng bằng rễ cam thảo
Trong rễ cam thảo có chứa thành phần Axit glycyrrhizic có khả năng kích thích các dịch tiết trong bộ phận phế quản, từ đó giúp long đờm, cải thiện triệu chứng ho, đau rát cổ họng. Để trị chứng đau rát cổ họng tại nhà bằng rễ cam thảo chúng ta có thể áp dụng 2 cách đơn giản sau:
- Cách 1: Lấy một vài lát cam thảo tươi rửa sạch, cho vào miệng nhai trực tiếp và nuốt phần nước cốt, loại bỏ phần bã. Nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày và kiên trì ít nhất 4 – 5 ngày thì các triệu chứng đau rát cổ họng mới thuyên giảm.
- Cách 2: Chuẩn bị 250 gam rễ cam thảo rửa sạch, cho vào ấm, thêm vào đó 250ml nước sạch. Bắc lên bếp đun sôi rồi hạ lửa nhỏ trong khoảng 7 phút. Tắt bếp, đợi cho thuốc nguội bớt thì rót ra ly và uống ngay khi còn ấm nóng. Mỗi lần nên uống 1 ly nhỏ, uống hết phần thuốc đã sắc ngay trong ngày, không nên để qua đêm.
8. Giấm táo giúp làm giảm đau rát họng hiệu quả
Sở dĩ giấm táo được nhiều người sử dụng để điều trị chứng đau rát cổ họng tại nhà là vì trong giấm có chứa thành phần Acid acetic rất cao. Lượng chất này có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm tốt, đặc biệt là loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại đến đường hô hấp trên, đồng thời chống nhiễm trùng lây lan.
Ngoài ra trong giấm táo còn chứa hoạt chất Inulin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại bệnh tật. Mẹo trị đau họng tại nhà bằng giấm táo rất đơn giản, chỉ cần lấy khoảng 3 muỗng giấm cho vào một ly nước ấm khoảng 150ml khuấy đều. Dùng nước này súc miệng, súc họng để giúp loại bỏ vi khuẩn. Mỗi ngày nên súc họng 3 lần đều đặn để giúp làm giảm cảm giác đau họng.
Có Thể Bạn Chưa Biết: Phương Pháp Chữa Viêm Họng Hạt Bằng Gừng Đơn Giản Và Hiệu Quả Tại Nhà
9. Loại bỏ nhanh chứng rát cổ họng bằng lá bạc hà
Trong lá bạc hà có chứa thành phần Axit rosmarinic có tác dụng ngăn ngừa phế quản bị co thắt quá mức và chống dị ứng. Ngoài ra tinh dầu Menthol lại giúp làm dịu vết thương, giảm cảm giác đau rát ngứa ngáy cổ họng hiệu quả. Không chỉ vậy việc sử dụng trà bạc hà điều độ hàng ngày có thể loại bỏ mùi hôi miệng, mang lại hơi thở thơm mát, sảng khoái.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá bạc hà tươi.
- 1 ít đường phèn vừa đủ dùng.
Thực hiện:
- Lá bạc hà rửa sạch, để ráo nước, dùng tay vò nhẹ để giúp tinh dầu dễ tan trong nước.
- Cho lá bạc hà vào ấm, thêm vào khoảng 250ml nước sôi, đậy nắp lại hãm trong khoảng 15 phút.
- Sau khi hãm xong thêm một ít đường phèn vào khuấy đều cho tan hết là có thể dùng được.
- Mỗi lần nên uống một ly trà bạc hà, nên uống khi còn nóng. Uống hết phần trà đã hãm ngay trong ngày. Sau khoảng 5 ngày uống trà bạn sẽ thấy cổ họng dịu nhẹ, giảm bớt đau rát đáng kể.
10. Lá hẹ hỗ trợ làm giảm đau rát họng
Theo Đông y, lá hẹ có tính ấm, vị chua nhẹ, hơi cay, có tác dụng cầm máu, làm lành vết thương, thanh nhiệt giải độc, bồi bổ khí huyết. Các hoạt chất có trong lá hẹ được xem như một kháng sinh tự nhiên, có khả năng giảm viêm, sát khuẩn, cải thiện tình trạng sưng viêm, long đờm, giảm ho, giảm đau rát cổ họng. Mẹo dân gian trị đau rát họng bằng lá hẹ được thực hiện đơn giản như sau:
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá hẹ vừa đủ dùng.
- 1/2 quả chanh tươi.
- 1/2 củ gừng nhỏ vừa đủ già.
Thực hiện:
- Hẹ rửa sạch, để ráo nước, cắt ngắn thành từng khúc.
- Gừng rửa sạch, cạo bỏ vỏ, cho vào cối giã nát.
- Chanh cắt thành từng lát mỏng.
- Cho tất cả các nguyên liệu vừa chuẩn bị vào chén, đem đi hấp cách thủy khoảng 15 phút.
- Để hỗn hợp nguội bớt là có thể dùng ngay. Người lớn mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 muỗng nhỏ. Trẻ em mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 muỗng nhỏ.
Đối với trẻ nhỏ, nếu như hỗn hợp có vị đắng chua khó nuốt thì phụ huynh có thể thêm vào một ít đường phèn khuấy tan rồi cho trẻ uống. Ngoài ra, trường hợp trẻ nhỏ bị đau họng kèm theo triệu chứng sốt cao thì không nên thêm gừng vào.
Đọc Thêm: Mướp Đắng Chữa Viêm Họng Có Hiệu Quả Không? Hướng Dẫn 5 Cách Làm Hiệu Quả
11. Cách trị rát cổ họng bằng lá húng chanh
Lá húng chanh có vị hơi cay, tính ấm, có khả năng tiêu đờm, giải độc, giải cảm hiệu quả. Đặc biệt trong loại lá này có chứa một số thành phần như Salicylat, Carvacrol, Thymol…chúng có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, ức chế và ngăn chặn các loại vi khuẩn, virus gây hại trong cơ thể.
Thực hiện cách trị rát cổ họng bằng lá húng chanh tại nhà đơn giản theo 3 cách sau:
- Cách 1: Lấy một nắm lá húng chanh rửa sạch, cho vào cối giã nát với một ít muối hạt. Dùng hỗn hợp này ngậm trong miệng khoảng 2 phút sau đó nuốt từ từ vào cổ họng. Mỗi ngày nên thực hiện 2 lần theo cách này để nhanh chóng loại bỏ triệu chứng đau rát họng.
- Cách 2: Chuẩn bị một nắm lá húng chanh rửa sạch và 3 muỗng mật ong nguyên chất. Cho tất cả vào chén, đem đi chưng cách thủy trong khoảng 10 phút thì tắt bếp. Dùng tinh chất húng chanh mật ong để ngậm và uống hàng ngày. Mỗi ngày nên uống 3 lần, mỗi lần 1 – 2 muỗng cà phê.
- Cách 3: Lấy khoảng 7 lá húng chanh, 5 quả quất còn xanh. Đem nguyên liệu đi rửa sạch, quất cắt đôi bỏ hết hạt. Cho tất cả vào máy xay xay thật nhuyễn, đổ hỗ hợp ra chén, thêm vào đó khoảng 20 gam đường phèn và đem đi hấp cách thủy. Sau 5 – 10 phút là có thể dùng được, mỗi lần nên ăn 2 – 3 muỗng nhỏ.
12. Thảo dược mật ong chữa đau rát họng
Một trong những cách trị rát cổ họng tại nhà không thể bỏ qua đó chính là sử dụng mật ong. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy trong mật ong có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể chẳng hạn như Fructose, Maltose, Vitamin C…Những chất này có khả năng chống oxy hóa cao, chữa lành vết thương nhanh chóng, đồng thời tăng hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại bệnh tật.
Ba cách trị đau rát họng tại nhà bằng mật ong đơn giản như sau:
- Mật ong nguyên chất: Lấy 1 muỗng mật ong, nếu có mật ong rừng càng tốt, cho vào miệng ngậm trong khoảng 5 phút, ngửa cổ họng để dưỡng chất từ mật ong thấm dần vào niêm mạc họng. Sau đó nhổ bỏ hoặc cũng có thể nuốt từ từ lượng mật ong này. Cuối cùng súc miệng lại bằng nước ấm, mỗi ngày nên thực hiện 2 lần bạn sẽ thấy giảm hẳn triệu chứng đau rát họng.
- Mật ong pha nước ấm: Rót vào ly 100ml nước ấm, thêm vào 1 muỗng mật ong nguyên chất, khuấy đều rồi uống hỗn hợp ngay khi còn ấm nóng. Mỗi ngày uống hai lần sáng tối sẽ giúp loại bỏ chứng đau họng, hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng hiệu quả.
- Quất ngâm mật ong: Cách làm này có thể dùng lâu dài, càng ngâm lâu càng hiệu quả, do đó chúng ta nên ngâm nhiều một lúc để không mất thời gian. Lấy khoảng 20 quả quất, rửa sạch, cắt đôi, xếp vào hũ thủy tinh sạch khô. Tiếp theo rưới mật ong lên trên sao cho ngập hết phần quất, đậy nắp lại ngâm trong khoảng 1 tuần là có thể dùng được. Mỗi lần lấy khoảng 2 muỗng nhỏ tinh chất quất mật ong ngậm trong miệng rồi nuốt từ từ.
Tìm Hiểu Thêm: Người Bị Viêm Họng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì? Xem Ngay Để Khỏi Bệnh
13. Giảm đau rát họng bằng tỏi
Tỏi là nguồn gia vị không thể thiếu trong nhà bếp của mỗi người, không chỉ giúp món ăn thêm phần hấp dẫn, thơm ngon mà còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Đặc biệt trong củ tỏi tươi có chứa rất nhiều thành phần Allicin, Liallyl, Fitonxit…chúng đóng vai trò như một kháng sinh tự nhiên có khả năng chống viêm, sát khuẩn, chống oxy hóa tốt. Do đó đây được xem là thảo dược quý chữa được nhiều chứng bệnh viêm nhiễm thông thường như viêm họng cấp, viêm amidan, mụn trứng cá đỏ.
Hai cách trị đau rát cổ họng tại nhà bằng tỏi đơn giản như sau:
- Tỏi ngâm giấm: Chuẩn bị 10 gam tỏi tươi bóc vỏ, rửa sạch, thái thành từng lát mỏng hoặc để nguyên tép cho vào hũ thủy tinh. Thêm vào đó một lượng giấm chua vừa đủ. Ngâm hỗn hợp trong khoảng 1 tháng là có thể dùng được. Mỗi lần dùng chỉ cần lấy một ít tỏi ngâm giấm ngậm trong miệng trong khoảng 5 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ giúp loại bỏ bệnh ho, đau rát cổ họng.
- Tỏi ngâm mật ong: Lấy một ít tỏi tươi bóc vỏ, rửa sạch, đập dập rồi cho vào lọ thủy tinh sạch. Thêm mật ong vào cho ngập tỏi, đậy nắp ngâm trong khoảng 1 tuần là có thể sử dụng. Mỗi lần dùng lấy 2 muỗng tinh chất tỏi mật ong pha với nước ấm và uống ngày hai lần.
14. Tắc chưng đường phèn trị đau rát họng
Đường phèn có vị ngọt, tính mát, có khả năng kháng khuẩn cao và làm dịu cổ họng, loại đường này được làm từ củ cải hoặc mía nên rất an toàn, lành tính. Trong khi đó quả tắc có vị chua, tính mát, hơi đắng, hơi cay, chứa nhiều tinh dầu có tác dụng long đờm, trị ho tốt. Do đó khi kết hợp hai nguyên liệu này với nhau sẽ giúp loại bỏ triệu chứng ho, đau rát họng nhanh chóng.
Chuẩn bị:
- 2 – 3 quả quất tươi.
- 2 – 3 cục đường phèn.
Thực hiện:
- Quất rửa sạch, thái thành lát mỏng hoặc cắt thành bốn phần, cho quất vào chén.
- Thêm vào đó phần đường phèn đã chuẩn bị.
- Cho nguyên liệu vào nồi chưng cách thủy khoảng 15 phút hoặc cho đến khi quất mềm, đường phèn tan chảy hết.
- Mỗi lần dùng lấy một muỗng hỗn hợp quất đường phèn ngậm trong miệng khoảng 5 phút, có thể nhai và nuốt cả phần nước lẫn phần bã để tăng tính hiệu quả.
- Ngày hai lần ngậm quất đường phèn, thực hiện trong ít nhất 4 ngày bạn sẽ thấy giảm ho, giảm đau họng đáng kể.
Xem Thêm: Danh Sách 5 Kẹo Ngậm Đau Họng Của Nhật Hiệu Quả Nhất
15. Trị đau rát cổ họng bằng củ cải trắng
Củ cải trắng có tính mát, vị hơi ngọt ngoài việc sử dụng để chế biến những món ăn ngon, nhiều dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày thì còn được dùng để chữa chứng đau rát họng hiệu quả. Trong củ cải trắng có chứa nhiều thành phần có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, ức chế vi khuẩn gram dương từ đó giúp làm giảm ho, đau họng nhanh chóng.
Nguyên liệu:
- 1 củ cải trắng.
- 1 ít đường phèn hoặc mật ong.
Thực hiện:
- Củ cải rửa sạch, nạo bỏ phần vỏ, thái thành từng sợi mỏng dài cho vào hũ thủy tinh.
- Thêm vào đó phần mật ong hoặc đường phèn đã chuẩn bị rồi đậy kín nắp.
- Ngâm hỗn hợp khoảng 1 – 2 ngày là có thể dùng được, lưu ý càng ngâm lâu hiệu quả càng cao.
- Chắt nước ra ly uống mỗi lần 1 ly nhỏ, mỗi ngày 2 lần, kiên trì trong vài ngày sẽ thấy triệu chứng ho, khàn tiếng, đau họng giảm hẳn.
16. Cách trị rát cổ họng bằng lá tía tô
Lá tía tô cũng là một loại rau thơm dùng để ăn sống hoặc nêm nếm các món ăn thêm phần hấp dẫn hơn. Ngoài ra loại thảo dược này có tính ấm, vị cay, có tác dụng bổ phế, thải độc, kháng viêm, sát khuẩn tốt. Do đó chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng lá tía tô để hỗ trợ điều trị chứng đau rát họng, ho hen tại nhà. Mọi người có thể tham khảo ngay 2 cách trị đau rát họng bằng tía tô đơn giản sau đây:
- Lá tía tô kết hợp các thảo dược khác: Bài thuốc này chủ yếu dành cho trẻ nhỏ. Chuẩn bị lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế, đường phèn vừa đủ dùng. Các loại thảo dược này đem rửa sạch, để ráo nước, sau đó cho tất cả vào bát. Hấp cách thủy trong khoảng 15 phút, để cho nguội bớt chắt nước ra chén uống mỗi lần 2 muỗng nhỏ. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, kiên trì ít nhất 4 – 5 ngày thì mới có hiệu quả.
- Nấu cháo tía tô: Lấy khoảng hai nắm gạo tẻ vò sạch, nấu nhừ, cho thêm một ít thịt băm vào nấu chín. Lá tía tô rửa sạch, thái thật nhỏ. Nêm nếm gia vị vào cháo sao cho vừa miệng, tắt bếp và thêm lá tía tô vào khuấy đều rồi ăn khi còn nóng. Người bị đau họng không nên cho ớt vào vì có thể khiến cổ họng thêm nóng rát.
Mọi người nên lưu ý, song song với việc áp dụng mẹo dân gian chữa đau rát họng tại nhà, chúng ta nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, uống nhiều nước, hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, kiêng đồ uống chứa chất kích thích, đồ lạnh thì bệnh mới nhanh khỏi.
Trên đây là tổng hợp 16 cách trị rát cổ họng tại nhà đơn giản, mọi người có thể tham khảo và áp dụng ngay. Tuy nhiên đây chỉ là mẹo dân gian hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu như thực hiện trong khoảng 1 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì chúng ta cần thăm khám ngay. Tránh để lâu có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có Thể Bạn Quan Tâm:
- Bị Đau Rát Cổ Họng Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Khắc Phục
- Viêm Họng Hạt Khạc Ra Máu Có Phải Bệnh Nặng? Cách Trị