Nội dung chính

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không và làm thế nào để chữa dứt điểm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Các chuyên gia cho rằng, viêm họng mãn tính không phải bệnh nguy hiểm, cũng không ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu mọi người chủ quan và không có biện pháp điều trị hợp lý, bệnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ung thư. 

Bệnh viêm họng mãn tính có nguy hiểm không và gây ung thư không?

Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm nhiễm nặng, không chỉ xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa, đau rát, cộm ở trong họng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Vậy bị viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Các chuyên gia cho rằng, đây không phải là bệnh lý đơn giản, lành tính như nhiều người hay nghĩ. Bởi nếu bệnh viêm họng kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục mà không có phương pháp điều trị đúng cách, bệnh rất dễ tiến triển nghiêm trọng và gây biến chứng nguy hiểm.

Trẻ mắc bệnh viêm họng mãn tính, nguy cơ gặp biến chứng cao hơn người lớn
Trẻ mắc bệnh viêm họng mãn tính, nguy cơ gặp biến chứng cao hơn người lớn

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm họng là trẻ nhỏ, bởi đây là đối tượng có thể trạng yếu, nhạy cảm, đặc biệt là hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Do vậy, khi trẻ mắc bệnh viêm họng mãn tính, nguy cơ gặp biến chứng sẽ cao hơn người lớn. Bất kể đối tượng nào, nếu chủ quan cũng khiến bệnh chuyển biến nặng hơn và có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Áp xe cổ họng: Khi gặp biến chứng áp xe cổ họng, người bệnh sẽ có triệu chứng sốt cao trên 38 độ và sốt trong nhiều ngày liên tiếp. Điều này làm cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Áp xe cổ họng gây đau hai bên tai, nuốt nước bọt khó khăn, chảy nước dãi nhiều, đau rát họng dữ dội và đau nhức cơ hàm. Đặc biệt, tình trạng này để quá lâu sẽ lan xuống các vùng khác, đe doạ tính mạng người bệnh.
  • Viêm amidan: Khi họng bị viêm rất dễ lây lan sang khu vực xung quanh, trong đó có viêm amidan. Triệu chứng bệnh viêm amidan cũng tương tự như áp xe cổ họng.
  • Viêm mũi, viêm xoang và viêm tai giữa: Tai – mũi – họng là 3 cơ quan có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bởi vậy, khi họng bị viêm, vi khuẩn rất nhanh lan sang tai và mũi. Từ đó gây nên bệnh viêm tai, viêm mũi hoặc viêm xoang.
  • Viêm phổi: Họng thuộc cơ quan hô hấp trên. Nếu họng bị viêm nhiễm nặng cũng rất dễ lây xuống đường hô hấp dưới. Lúc này, phổi bị ảnh hưởng trực tiếp, từ đó dẫn đến viêm phổi.
  • Viêm cơ tim, viêm khớp: Viêm cơ tim và viêm khớp rất có khả năng xảy ra nếu người bệnh bị viêm họng mãn tính do vi khuẩn. Bởi vi khuẩn tấn công vào niêm mạc họng sẽ làm các tổ chức lympho bị tổn thương. Sau đó chúng sẽ di chuyển vào máu, tới cầu thận, màng khớp và tim rồi gây viêm.
  • Ung thư vòng họng: Nếu người bệnh bị viêm họng mãn tính do viêm họng hạt, lúc này tình trạng cổ họng sưng to, nhiễm trùng và tế bào lympho bị tổn thương nặng không thể sản sinh ra kháng thể để tiêu diệt virus, vi khuẩn. Đây chính là tác nhân dẫn đến ung thư.

Về bản chất, bệnh viêm họng mãn tính không nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu mọi người chủ quan, không điều trị sớm sẽ khiến bệnh kéo dài dai dẳng, từ đó tạo điều kiện hình thành các biến chứng. Đặc biệt, nguy cơ dị tật hoặc tử vong do các biến chứng này không hề hiếm gặp.

Chính vì vậy, cách tốt nhất là người bệnh có biện pháp chủ động phòng tránh bệnh. Trong trường hợp đang bị viêm họng mãn tính, mọi người hãy sớm thăm khám và điều trị đúng cách để bệnh tình được kiểm soát.

Tham Khảo Ngay: Những Loại Thuốc Điều Trị Viêm Họng Mãn Tính Hiệu Quả Mà Chuyên Gia Khuyên Dùng

Làm thế nào để điều trị tận gốc viêm họng mãn tính?

Câu trả lời cho vấn đề “viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?” là “có”. Tuy nhiên, điều trị như thế nào để dứt điểm bệnh thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là top 3 phương pháp gồm thuốc Tây y, sử dụng mẹo dân gian và thuốc Đông y điều trị viêm họng mãn tính được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Viêm họng mãn tính uống thuốc gì?

Thông thường, trường hợp viêm họng ở thể mãn tính sẽ được kê các loại thuốc kháng sinh và chống viêm liều cao để tiêu diệt virus, vi khuẩn. Nhờ vậy, tình trạng đau nhức, sưng đỏ hay khô rát cổ họng có thể chấm dứt nhanh chóng. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị triệu chứng viêm họng như:

  • Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Penicillin, Clavulanic, Cephalexin, Clarithromycin,…
  • Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc này bao gồm thuốc kháng viêm corticosteroid và NSAID.
  • Một vài loại thuốc hỗ trợ khác như thuốc tiêu đờm, trị ho, hạ sốt, dung dịch nhỏ họng,… cũng có thể được sử dụng để chấm dứt biểu hiện bệnh đi kèm.
Điều trị bệnh bằng thuốc Tây y - Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?
Điều trị bệnh bằng thuốc Tây y – Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?

Việc áp dụng các loại thuốc Tây y trị viêm họng mãn tính là phương pháp phổ biến. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định như:

  • Thuốc chủ yếu tập trung điều trị triệu chứng viêm họng mãn tính chứ không có tác dụng giải quyết căn nguyên gây bệnh. Do vậy, bệnh viêm họng mãn tính có thể quay trở lại bất cứ khi nào. Điều này gây phiền toái và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người bệnh.
  • Thuốc có thể tác động tới gan, thận và dạ dày nếu mọi người sử dụng lâu dài.
  • Khi uống thuốc Tây y, bệnh nhân có thể gặp phải phản ứng nhờn thuốc. Sau này, việc uống thuốc Tây y sẽ không còn tác dụng nhiều nữa.

Mẹo dân gian chữa viêm họng mãn tính hiệu quả

Ngoài việc dùng thuốc, thì áp dụng mẹo dân gian tại nhà cũng sẽ hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm họng quá phát hiệu quả. Đây là phương pháp đơn giản, lành tính và dễ dàng thực hiện. Dưới đây là một số cách chữa viêm họng tại nhà:

Gừng tươi: Gừng tươi là dược liệu có vị cay nồng và tính ấm, từ đó giúp giảm ho và ấm phế hiệu quả. Ngoài ra, hoạt chất Cineol có trong dược liệu này còn có tác dụng ức chế các loại virus, vi khuẩn và ký sinh trùng. Không chỉ có vậy, hàm lượng Gingerol và Zingerol dồi dào cũng có khả năng làm loãng dịch đờm và chống viêm hiệu quả.

Cách thực hiện mẹo dân gian này vô cùng đơn giản. Mọi người cần chuẩn bị 50g gừng tươi đem cạo vỏ, rửa sạch. Sau đó cắt thành lát mỏng rồi ngậm và nhai trực tiếp để tinh dầu thấm dần vào niêm mạc họng.

Mật ong: Là một trong những thực phẩm quen thuộc được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Nguyên liệu này chứa hàm lượng dưỡng chất cao, từ đó giúp bồi bổ sức khỏe và nâng cao miễn dịch. Việc sử dụng mật ong đúng cách có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm họng mãn tính như giảm ho, ngứa ngáy, đau rát họng hoặc làm loãng dịch đờm. Nhờ vậy nó rút ngắn thời gian điều trị bệnh viêm họng mãn tính.

Mật ong hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả - Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?
Mật ong hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả – Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?

Mọi người chỉ cần lấy 2 thìa mật ong nguyên chất rồi thêm vào 200ml nước ấm cùng 1/3 thìa nước chanh và khuấy đều. Tiếp tục ngậm hỗn hợp trên trong miệng thành từng ngụm rồi nuốt từ từ.

Trà bạc hà: Là thảo dược thường được tận dụng để khắc phục các triệu chứng viêm họng mãn tính. Hoạt chất acid rosmarinic có trong bạc hà giúp chống viêm và giảm ngứa cổ họng hiệu quả. Ngoài ra, thành phần menthol có trong loại lá này còn có khả năng làm loãng dịch đờm ứ đọng ở cổ họng và loại bỏ mùi hôi khó chịu.

Khi thực hiện, mọi người chuẩn bị 1 nắm bạc hà tươi, rửa sạch với nước muối loãng và để ráo. Sau đó cho vào cối giã nát, tiến hành hãm cùng 150ml nước sôi trong khoảng 5 – 10 phút. Tiếp tục thêm vào 1 chút nước cốt chanh, khuấy đều lên để uống thành từng ngụm nhỏ và nên ngậm 1 vài phút trong miệng rồi nuốt từ từ.

Xem Thêm: Gợi ý 7 Cách Chữa Viêm Họng Tại Nhà Nhanh Nhất Và Hiệu Quả Nhất Cho Người Bệnh

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không và cách phòng ngừa

Sau điều trị, bệnh viêm họng mạn tính quá phát có nguy cơ tái phát rất cao. Để hạn chế tối đa tình trạng này, người bệnh cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa dưới đây:

Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài - Bệnh viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?
Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài – Bệnh viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng và cổ họng sạch sẽ mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc thụ động. Ngoài ra, không nên sử dụng đồ ăn, thức uống lạnh.
  • Khi thời tiết chuyển lạnh, cần giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ.
  • Tích cực điều trị bệnh viêm họng cấp tính hay các bệnh đường hô hấp khác để giảm khả năng mắc bệnh viêm họng mãn tính.
  • Đeo khẩu trang cẩn thận mỗi khi ra ngoài hoặc đến những nơi đông người. Trường hợp phải tiếp xúc với hóa chất thì cần mặc quần áo bảo hộ và đeo khẩu trang chuyên dụng.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, duy trì 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Song song với đó, cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Cố gắng bổ sung các thảo dược có tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh như gừng, tỏi, nghệ, mật ong,…
  • Sinh hoạt và làm việc điều độ, cố gắng dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là những thông tin giúp mọi người giải đáp thắc mắc bệnh viêm họng mãn tính có nguy hiểm không. Vốn dĩ căn bệnh này khá nguy hiểm và có thể tiến triển phức tạp nên người bệnh không nên chủ quan. Nếu thấy những triệu chứng bất thường như đau rát cổ, đau đầu, hoa mắt, ù tai, chảy máu cam, nổi hạch,… thì cần nhanh chóng thăm khám để có hướng điều trị dứt điểm, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống kẻo bệnh không những không khỏi mà còn nặng hơn.

Tìm Hiêu Thêm: 

Câu hỏi liên quan

Các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng cho biết, việc nắm rõ vấn đề viêm họng hạt có lây không? Có nguy hiểm không? Đâu là con đường lây nhiễm bệnh? Sẽ...

Xem chi tiết

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết, tình trạng viêm họng mãn tính kéo dài không chỉ gây ra nhiều triệu chứng bất lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng...

Xem chi tiết

Khi bị viêm họng ngoài những triệu chứng sưng đỏ niêm mạc họng, nổi hạch cổ, biếng ăn, quấy khóc thì trẻ còn có triệu chứng sốt cao 39 - 40 độ kéo dài nhiều...

Xem chi tiết

Bị đau họng nhưng không ho không sốt có thể là do chúng ta uống quá nhiều đồ lạnh, đặc thù công việc nói quá to, quá nhiều, thường xuyên hoặc do bệnh cảm lạnh,...

Xem chi tiết

Viêm họng là một trong những căn bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp trên rất phổ biến. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng cho người khác,...

Xem chi tiết

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm amidan, áp xe amidan,...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe